Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Ba định luật Newton - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Ba định luật Newton - Năm học 2020-2021

1. Mục tiêu

1.1. Năng lực vật lí (cụ thể hóa yêu cầu cần đạt).

- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton).

- Lập luận được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật dựa vào a = F/m.

- Phát biểu được định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể.

- Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.

- Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản

- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.

- Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.

1.2. Góp phần phát triển

 - NL nhận thức vật lí

 - NL giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, trình bày: thực hiện được thí nghiệm để rút ra được định luật 2, 3 Newton.

 - NL giao tiếp, hợp tác: học sinh hoạt động nhóm

 - PC chăm chỉ: HS có chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

 - PC trung thực: HS thu thập đúng đủ, phân tích chính xác kết quả và rút ra được nội dung định luật 2, 3 Newton.

 

docx 12 trang Dương Hải Bình 10800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Ba định luật Newton - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÂM ĐỒNG
Trường: ..
Tổ: Vật lí
Ngày: 20/12/2020
TÊN CHỦ ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Môn học: Vật lí; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 03 tiết
1. Mục tiêu
1.1. Năng lực vật lí (cụ thể hóa yêu cầu cần đạt).
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton).
- Lập luận được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật dựa vào a = F/m.
- Phát biểu được định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể.
- Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.
- Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản
- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.
- Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.
1.2. Góp phần phát triển
 - NL nhận thức vật lí
 - NL giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, trình bày: thực hiện được thí nghiệm để rút ra được định luật 2, 3 Newton.
 - NL giao tiếp, hợp tác: học sinh hoạt động nhóm
 - PC chăm chỉ: HS có chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
 - PC trung thực: HS thu thập đúng đủ, phân tích chính xác kết quả và rút ra được nội dung định luật 2, 3 Newton.
2. Thiết bị dạy học và học liệu: 
- Dành cho 1 nhóm: Lực kế, phiếu học tập.
- Dành cho GV: máy tính, máy chiếu, phần mềm thí nghiệm ảo Phet.
3. Tiến trình dạy học	
Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Hoạt động
(thời gian)
Mục tiêu/ YCCĐ 
Phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo
Phương án đánh giá
Thời điểm 
Hoạt động 1. 
Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập
(15 phút)
Khởi động làm nảy sinh vấn đề về liên quan đến các đại lượng a, m, F (các định luật Newton).
- Phương pháp: GQVĐ
- Kĩ thuật: công não
-Phương pháp hỏi – đáp
-Công cụ: bảng KWL
Đầu chủ đề, cuối chủ đề.
Hoạt động 2. 
Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
2.1. Xây dựng định luật II Newton (30’)
 VL2.4 Thực hiện được thí nghiệm ảo (phần mềm Phet) khảo sát mối liên hệ giữa a, F, m từ đó rút ra được a ~ F, a ~ 1/m và suy luận ra biểu thức a = F/m hoặc 
F = ma (định luật 2 Newton).
2.2 Tìm hiểu về quán tính – Định luật I Newton (25’)
VL2.2- Lập luận được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật dựa vào a = F/m.
VL1.2- Phát biểu được định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể.
2.3 Tìm hiểu định luật III Newton (20’)
VL2.4- Thực hiện thí nghiệm rút ra định luật III Newton, vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản.
VL3.1- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.
2.1. 
- Phương pháp: giải quyết vấn đề thực nghiệm, dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật: phòng tranh
2.2. 
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn.
2.3. 
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thực nghiệm.
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn.
2.1
-Phương pháp: đánh giá qua sản phẩm học tập
-Công cụ: 
+ Rubrics: đánh giá NL GQVĐ
+ Thang đánh giá: đánh giá NL hợp tác nhóm
2.2
-Phương pháp: đánh giá qua sán phẩm học tập.
-Công cụ: bảng kiểm
2.3
-Phương pháp: đánh giá qua sản phầm học tập
-Công cụ: Rubrics
Sau hoạt động 
Sau hoạt động 
Sau hoạt động 
Hoạt động 3: (25’)
Luyện tập
- Củng cố kiền thức của chủ đề.
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
-Vận dụng làm một số dạng bài tập.
- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, công não.
-Phương pháp:
-Công cụ: bảng KWL
Sau hoạt động 
Hoạt động 4: 
(20’)
Vận dụng 
- Giải bài tập trắc nghiệm
- Phương pháp: GQVĐ
- Kĩ thuật: công não
-Phương pháp: đánh giá thông qua sản phẩm học tập
-Công cụ: phần mềm Shub Classroom
Sau hoạt động 
Phụ lục
-Phương pháp:qua quan sát
-Công cụ: Bảng kiểm
Cuối chủ đề
3.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập 
 a) Mục tiêu: Đặt tình huống làm nảy sinh vấn đề về các định luật Newton.
 b) Nội dung hoạt động
 - Học sinh nắm được vấn đề cần nghiên cứu là ba định luật Newton.
 c) Sản phẩm học tập 
 - Nắm được vấn đề về các định luật Newton. 
 d) Cách thức tổ chức
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV đưa ra tình huống: “Trong giờ thể dục thầy giáo hướng dẫn các bạn muốn có thành tích cao trong môn nhảy xa thì các bạn phải chạy lấy đà và dặm nhảy đúng vạch quy định để không phạm quy. Nghe vậy Nam liền nói với Phương:
- Sao mình không bật nhảy tại chỗ, chạy làm chi cho tốn sức và mệt?
Phương trả lời: “Phải chạy thật nhanh để tới điểm dặm nhảy vận tốc lớn mới bay xa được.”
Theo em Phương trả lời như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích.
 * Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời.
 * Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi, các học sinh khác phản biện.
 * Hợp thức hóa kiến thức
- GV nhận xét, đưa ra kết luận: chạy lấy đà, tạo vận tốc ngay điểm dặm nhảy và chuyển động trên không do quán tính. Vậy phải chạy nhanh để có vận tốc lớn tại điểm dặm nhảy mới bay xa. Ở đây có mối liên hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc cũng như chuyển động theo quán tính. Chúng ta cần tìm hiểu.
 e) Đánh giá
K (đã biết)
W (muốn biết)
L (đã học được)
H (tìm tòi)
GV xác nhận những vấn đề HS đã biết
HS ghi những vấn đề muốn biết về những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của bạn
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ 
 3.2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu định luật II Newton
a) Mục tiêu: 
 - Thực hiện được thí nghiệm ảo (phần mềm Phet) khảo sát mối liên hệ giữa a, F, m từ đó rút ra được a ~ F, a ~ 1/m và suy luận ra biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton).
 b) Nội dung hoạt động
- GV thực hiện thí nghiệm ảo cho HS lấy số liệu xửa lý, từ đó rút ra định luật II Newton.
 c) Sản phẩm học tập
- Nội dung định luật II Newton.
 d) Cách thức tổ chức
 * Chuyển giao nhiệm vụ (chia lớp thành 4 nhóm)
 GV thực hiện thí nghiệm ảo cho HS quan sát ghi số liệu và tìm mối quan hệ giữa m và a khi giữ F không đổi ở thí nghiệm 1; Tìm mối liên hệ giữa F và a khi giữ m không đổi ở thí nghiệm 2.
 * Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm thực hiện quan sát thí nghiệm và thực hiện nhiệm vụ
 + Nhiệm vụ 1: làm thí nghiệm tìm mối liên hệ giữa m và a khi giữ F không đổi.
 + Nhiệm vụ 2: làm thí nghiệm tìm mối liên hệ giữa F và a khi giữ m không đổi.
 * Báo cáo, thảo luận
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác phản biện
 * Hợp thức hóa kiến thức
- GV hợp thức hóa kiến thức cho HS: 
 Định luật II Newton: gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó. Vectơ gia tốc cùng hướng với lực tác dụng.
 Biểu thức: a=Fm
 e) Đánh giá
Rubrics 1: Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ 
Tiêu chí đánh giá
Mức độ biểu hiện chỉ số hành vi
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Thu thập số liệu 
[VL2.4]
Thu thập số liệu chưa chính xác
Thu thập số liệu chính xác nhưng còn thiếu
Thu thập số liệu chính xác, đầy đủ
Xử lý số liệu
[VL2.4]
Thực hiện được 2NV nhưng còn sự trợ giúp của GV nhiều
Thực hiện được 2NV nhưng còn sự trợ giúp của GV ít
Thực hiện được 2NV nhưng không cần sự trợ giúp của GV nhiều
Đánh giá kết quả
[VL2.4]
Rút ra được nhận xét sau khi có sự trợ giúp của GV
Rút ra được nhận xét nhưng chưa rõ ràng
Rút ra được nhận xét chính xác, rõ ràng
Báo cáo kết quả
[VL2.4]
Trình bày, báo cáo, trả lời phản biện chưa rõ ràng, còn sai sót
Trình bày, báo cáo, trả lời phản biện chưa rõ ràng
Trình bày, báo cáo, trả lời phản biện rõ ràng, chính xác
Rubrics 2: Tiêu chí đánh giá trình bày báo cáo nhóm [VL1.2]
Tiêu chí đánh giá
Mức độ biểu hiện chỉ số hành vi
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Cấu trúc bài báo cáo
Không trình bày, lập luận, rút ra nhận xét rõ ràng.
Trình bày, lập luận, rút ra nhận xét còn sai.
Trình bày, lập luận, rút ra nhận xét đúng nhưng còn thiếu.
Trình bày, lập luận, rút ra nhận xét đúng, đầy đủ.
Báo cáo
Báo cáo khó hiểu, các thành viên không hợp tác trong quá trình báo cáo.
Báo cáo có thể hiểu, các thành viên trong nhóm có hợp tác nhưng chưa đồng bộ trong quá trình báo cáo
Báo cáo dễ hiểu nhưng còn dài dòng, các thành viên hợp tác, đồng bộ trong quá trình báo cáo.
Báo cáo cô đọng, dễ hiểu, các thành viên hợp tác, đồng bộ trong quá trình báo cáo.
Trả lời câu hỏi phản biện
Trả lời lệch hẳn với trọng tâm
Trả lời gần với trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm, còn dài dòng
Trả lời đúng trọng tâm, rõ ràng, dễ hiểu
Nhóm trình bày
Cấu trúc bài báo cáo
Báo cáo
Trả lời phản biện
Tổng điểm
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
3
2
1
0
Phiếu GV đánh giá về NL hợp tác nhóm (HS tự đánh giá)
STT
Vấn đề
Các phương án chọn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
1
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công
2
Thực hiện đúng theo nhiệm vụ nhóm đã phân công
3
Trong quá trình làm việc, không xao nhãng
4
Chia sẻ, giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ
5
Bình tĩnh, kiềm chế được thực tức, nóng nảy
6
Các bạn trong nhóm hiểu rõ hiểu rõ nội dung khi tôi trình bày ý kiến của mình 
7
Khi không đồng ý với ý kiến của bạn tôi luôn hỏi lại một cách lịch sự, bảo vệ ý kiến của mình một cách nhẹ nhàng, thuyết phục.
8
Khách quan, công bằng khi đánh giá các bạn
 3.2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về quán tính – Định luật I Newton
 a) Mục tiêu
- Lập luận được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật dựa vào a = F/m.
- Phát biểu được định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể.
 b) Nội dung hoạt động
- Học sinh lập luận được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật dựa vào a = F/m. 
- Học sinh phát biểu định luật I Newton.
 c) Sản phẩm học tập
 - Nội dung định luật I Newton.
 - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
 - Minh họa được bằng ví dụ cụ thể.
 d) Cách thức tổ chức
 * Chuyển giao nhiệm vụ (chia lớp 4 nhóm)
Cho HS hoạt động nhóm, viết câu trả lời trên bảng nhóm.
Gợi ý cho HS nhớ các hiện xảy ra trong thực tế:
- Khi ngồi trên xe ô tô đang chuyển động:
+ Nếu xe thắng gấp thì người ngồi trên xe như thế nào?
+ Nếu xe rẽ sang phải thì người ngồi trên xe như thế nào?
Vì sao người ngồi trên xe lại ngã người về phía trước khi xe thằng gấp và có cảm giác rẽ trái khi xe rẽ phải. Dựa vào công thức a = F/m giải thích.
- Khi vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì gia tốc của vật như thế nào? Có lực tác dụng lên vật hay không, nếu có thì lực thỏa điều kiện gì? Từ đó phát biểu định luật I Newton.
- Lấy ví dụ minh họa về đứng yên (tính “ì”), về chuyển động thẳng đều (tính “đà”) trong thực tế.
 * Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm hoạt động viết kết quả vào bảng nhóm.
 * Báo cáo, thảo luận
GV cho các nhóm treo kết quả lên bảng lớp. Cho đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện.
 * Hợp thức hóa kiến thức
GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS
1. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
 Quán tính thể hiện:
 - Luôn bảo toàn vận tốc bằng 0: tính “ì”
 - Luôn bảo toàn vận tốc không đổi, chuyển động thẳng đều: tính “đà”
2. Định luật I Newton: Khi không có lực tác dụng hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
 e) Đánh giá
Bảng kiểm quan sát dành cho GV đánh giá NL GQVĐ và ST (đánh giá nhóm)
STT
Tiêu chí
Đánh giá mức độ
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Mức 1
Mức 2
Mức 3
1
Trình bày được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
Không trình bày được
Trình bày chưa mạch lạc
Trình bày rõ ràng mạch lạc, chính xác
2
Phát biểu được định luật I Newton
Không phát biểu được
Phát biểu chưa mạch lạc
Phát biểu rõ ràng mạch lạc, chính xác
3
Vận dụng, liên hệ kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn
Chưa vận dụng được
Vận dụng được nhưng chưa sát thực tế
Vận dụng được, phù hợp với thực tế, rõ ràng
 3.2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu định luật III Newton
 a) Mục tiêu: 
 - Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản.
- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.
 b) Nội dung hoạt động: 
 - HS thực hiện thí nghiệm rút ra định luật III Newton. 
 c) Sản phẩm học tập:
 - Nội dung định luật III Newton.
 - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
 - Nắm được trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.
 - Ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.
 d) Cách thức tổ chức: 
 * Chuyển giao nhiệm vụ
1. Tổ chức cho 2 đội kéo co. HS quan sát, lên biểu diễn lực tương tác giữa hai đội và nhận xét về đặc điểm của lực tương tác (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
2. Các nhóm hoạt động hoàn thành phiếu học tập 3. 
- Đề xuất phương án thí nghiệm với dụng cụ sẵn có để kiểm chứng kết quả quan sát. 
- Nhận xét về đặc điểm định luật III Newton.
- Mô tả cặp lực trực đối trong 2 hình.
 * Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập 3
PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm với dụng cụ sẵn có để kiểm chứng kết quả quan sát (lực kế)
2. Nhận xét kết quả, vẽ hình biểu diễn lực (định luật III Newton).
m
3. Biểu diễn lực tương tác giữa một vật khối lượng m với trái đất. Viết công thức tính trọng lực tác dụng lên m.
TRÁI
ĐẤT
4. 
- Nhận xét cặp lực trực đối ở hình a (lực không cân bằng) 
- Nhận xét cặp lực trực đối ở hình b (lực cân bằng)
 * Báo cáo, thảo luận
Các nhóm trình bày kết quả của nhóm trên bảng.
Cho một nhóm báo cáo, các nhóm khác phản biện, thảo luận.
 * Hợp thức hóa kiến thức
GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS
1. Định luật III Newton: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, cặp lực này là cặp lực trực đối.
2. Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất; điểm đặt của trọng lực là tâm của vật; độ lớn: P = mg.
3. Cặp lực trực đối cân bằng là cặp lực có điểm đặt trên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn.
 Cặp lực trực đối không cân bằng là cặp lực có điểm đặt trên hai vật, cùng phương, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn.
e) Đánh giá
Rubrics 3: Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ xây dựng ĐL III Newton
MỨC ĐỘ/ TIÊU CHÍ
MỨC 1
MƯC 2
MỨC 3
MỨC 4
Nhóm 
1
Nhóm
 2
Nhóm 
3
Nhóm 
4
1. Đề xuất phương án thí nghiệm với dụng cụ có sẵn
VL2.1
Không đề xuất được phương án thí nghiệm 
Đề xuất được phương án thí nghiệm nhưng chưa phù hợp với điều kiện sẵn có
Đề xuất được phương án thí nghiệm nhưng có sự trợ giúp của người khác
Đề xuất được phương án thí nghiệm với dụng cụ có sẵn
2.Thực hiện thí nghiệm với dụng cụ có sẵn để kiểm chứng kết quả quan sát được
VL 2.4
Không bố trí thực hiện được thí nghiệm
Bố trí được thí nghiệm nhưng chưa thực hiện được.
Bố trí được thí nghiệm thực hiện được có trợ giúp của giáo viên
Bố trí được thí nghiệm thực hiện được một cách khoa học
3. Nhận xét kết quả, vẽ hình biểu diễn lực
VL2.2
Nhận xét được nhưng chưa vẽ hình được
Nhận xét được nhưng vẽ hình được nhưng chưa chính xác về mặt toán học
Nhận xét được vẽ hình được nhưng có sự trợ giúp của giáo viên
Nhận xét được, vẽ hình chính xác
4. Phát biểu định luật ba Niu-tơn
VL1.1
Phát biểu chưa được nội dung định luật
Phát biểu nội dung định luật nhưng chưa đầy đủ
Phát biểu được nội dung định luật nhưng có sự trợ giúp của người khác
Phát biểu được chính xác nội dung định luật
5. Phân biệt lực cân bằng và không cân bằng
VL 1.4
Chưa phân biệt được
Biết được lực cân bằng, chưa phân biệt được
Biết được lực cân bằng, phân biệt được có sự trợ giúp của GV
Phân biệt lực cân bằng và không cân bằng
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
 - Củng cố kiến thức của chủ đề.
 b) Nội dung hoạt động: 
 - Giải thích tình huống khởi động
 - Vận dụng làm một số dạng bài tập định tính về 1, 3 ĐL Newton liên quan đến cuộc sống.
 Ví dụ: Cho hai nhóm lên kéo co. 
(Theo định luật III Newton thì hai đội kéo co phải hòa nhau. Nhưng trong thực tế lại có đội thắng, đội thua. Hãy giải thích?)
- Vận dụng làm một số dạng bài tập định lượng về 3 ĐL Newton.
 c) Sản phẩm học tập
 - Bảng tóm tắt kiến thức
 - Bài làm của học sinh.
 d) Cách thức tổ chức
 * Chuyển giao nhiệm vụ
- Hãy tóm tắt kiến thức chủ đề qua sơ đồ tư duy.
- Giải thích tình huống khởi động.
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập trong SGK.
 * Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ được giao.
 * Báo cáo, thảo luận
- HS trao đổi sơ đồ tư duy cho các bạn khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Nộp vở bài tập, GV kiểm tra bài giải.
 * Hợp thức hóa kiến thức
- GV sửa các kiến thức sai cho HS, rút kinh nghiệm qua bài làm.
 e) Đánh giá
K (đã biết)
W (muốn biết)
L (đã học được)
H (tìm tòi)
HS đã học được những gì từ bài học để giải quyết điều muốn biết
Bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích nhảy xa
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập trắc nghiệm nhanh (khoảng 15 câu).
 b) Nội dung hoạt động:
- Học sinh vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
 c) Sản phẩm học tập
Bài giải bài tập trong tập tài liệu.
 d) Cách thức tổ chức
 * Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho các nhóm ghi trên bảng nhóm các ứng dụng định luật I Newton trong cuộc sống.
- Vận dụng giải bài tập định luật II Newton trong tập tài liệu.
 * Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc theo nhóm ghi trên bảng nhóm các ứng dụng định luật I Newton trong cuộc sống.
- Học sinh làm việc cá nhân giải bài tập định luật II Newton trong tập tài liệu.
 * Báo cáo, thảo luận
- GV cho các nhóm treo kết quả lên bảng lớp và cho nhóm trưởng đại diện bào cáo.
- Học nộp tài liệu bài làm của mình.
 * Hợp thức hóa kiến thức
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm.
- GV gọi 3-5 học sinh lên chấm bài làm.
 e) Đánh giá
Thông qua sản phẩm học tập
Sử dụng phần mềm Shub Classroom
 Phụ lục: 
GV đánh giá phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực của HS thông qua hoạt động nhóm
STT
Các tiêu chí
Nhóm 1
Nhóm 1
Nhóm 3
Nhóm 4
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Không
1
Nhiệt tình nhận nhiệm vụ được giao
2
Tham gia lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
3
Thực hiện đủ nhiệm vụ nhóm giao
4
Chia sẻ tài liệu cho các bạn trong nhóm
5
Giúp đỡ các bạn trong nhóm khi cần thiết
6
Trung thực trong quá trình thực hiện công việc của nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_10_chu_de_ba_dinh_luat_newton_nam_hoc_202.docx