Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề 1: Chuyển động cơ. Chyển động thẳng đều - Năm học 2021-2022

Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề 1: Chuyển động cơ. Chyển động thẳng đều - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

- Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

- Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).

- Trình bày được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.

2. Kỹ năng

- Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.

- Biết cách viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều cho một hoặc hai vật.

- Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập.

- Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.

3. Thái độ

 - Học sinh có ý thức học tâp, hứng thú với bài học. Xác định động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu năm

 - Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, khắc phục được khó khăn trong thực tiễn.

4. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu, trình bày và trao đổi thông tin

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

 b. Năng lực đặc thù môn học

- Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng

- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều

- Nhận biết được 1 số chuyển động thẳng đều trong thực thế

 

docx 11 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 7850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề 1: Chuyển động cơ. Chyển động thẳng đều - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
3/9/2021
Ngày dạy
Lớp
Tên h.s Vắng
10A2
10A4
CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ- CHYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
- Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).
- Trình bày được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. 
2. Kỹ năng
- Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
- Biết cách viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều cho một hoặc hai vật.
- Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập.
- Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.
3. Thái độ
	- Học sinh có ý thức học tâp, hứng thú với bài học. Xác định động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu năm
	- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, khắc phục được khó khăn trong thực tiễn.
4. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu, trình bày và trao đổi thông tin
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
 b. Năng lực đặc thù môn học
- Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng
- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều
- Nhận biết được 1 số chuyển động thẳng đều trong thực thế
II. THIẾT BỊ DẠYHỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Video chuyển động cơ: đoàn tàu, xe chuyển động...
- Phiếu học tập, bài tập vận dụng.
2. Học sinh
	- Ôn lại kiến thức về chất điểm, quỹ đạo, cách chọn mốc tọa độ đã học ở Vật lí 8
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 Phân chia thời gian.
 	+ Tiết 1: Chuyển động cơ học, vận dụng
+ Tiết 2: Chuyển động thẳng đều, vận dụng
+ Tiết 3: Bài tập
+ Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động nhóm (Chia lớp thành nhóm 2 bạn theo bàn) và sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát thí nghiệm phát hiện và giải quyết vấn đề
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Cho học sinh quan sát các vi deo cho biết đây là chuyển động gì, cho biết các đại lượng đặc trưng của chuyển động? 
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu chuyển động cơ – chất điểm – vật mốc
12 phút học sinh tự học 
Hoạt động 3
Tìm hiểu về hệ tọa độ
10p
Hoạt động 4
Tìm hiểu về cách xác định thời gian chuyển động – hệ quy chiếu
10p
Hoạt động 5
Tìm hiểu các định nghĩa của chuyển động thẳng đều
15p
Hoạt động 6
Xác định các phương trình của chuyển động thẳng đều
20 phút
Luyện tập
Hoạt động 7
Hệ thống kiến thức chủ đề
10 phút
Hoạt động 8
Hướng dẫn các dạng bài tập tự luận
30 phút
Vận dụng tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
Tìm hiểu các ứng dụng tìm đường trên Smartphone và cách sử dụng
Về nhà
Hoạt động 1 : Khởi động làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu là chuyển động.
- Video chuyển động cơ: đoàn tàu, xe chuyển động...
- Trò chơi: Với 1 viên phấn và 1 sợi dây, hãy tạo ra tất cả các chuyển động khác nhau của viên phấn
a. Mục tiêu 
- Đưa ra những chuyển động đơn giản, gần gũi với học sinh
- Các đại lượng đặc trưng để xét chuyển động.
- Các đại lượng đặc trưng cho chuyển động
b. Nội dung: học sinh giải quyết nhiệm vụ giáo viên đưa ra
c. Tổ chức hoạt động
C1. (4p)Yêu cầu nhóm học sinh tìm ra các giải pháp cho vấn đề giáo viên đưa ra
C2. (1p30s)Trình bày sản phẩm
C3. (30)Giáo viên chốt vấn đề vào bài
 Làm việc nhóm: 2hs/ 1 nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 + Chuyển giao NVHT
Yêu cầu học sinh tạo ra nhiều chuyển động có thể của viên phấn và sợi dây: 
Chuyển động thẳng trên mặt bàn; rơi tự do; chuyển động trên mặt phẳng nghiêng; chuyển động trên cung tròn; chuyển động trên đường tròn;
Thực hiện nhiệm vụ
- nhóm có nhiều chuyển động thực hiện được nhất sau 4 phút lên biểu diễn
Các vấn đề cần nghiên cứu:
+ Chuyển động cơ là gì?
Làm sao xác định được vị trí của viên phấn tại thời điểm bất kì
d. Sản phẩm: các giải pháp thí nghiệm đưa ra báo cáo kết quả hoạt động nhóm và ghi chép của hs
HĐ2 : (Hình thành kiến thức) Tìm hiểu về chuyển động cơ – chất điểm – vật mốc
a. Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu được các khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo và cách xác định vật mốc từ sách giáo khoa.
b. Nội dung hoạt động:
GV cho hs xem các video về chuyển động cơ: chuyển động của 1 xe, 2 xe cùng chiều ngược chiều trên đường thẳng, trái đát xq mặt trời, mặt trăng xq trái đất , video 1 xe chuyển động ra xa dần ng quan sát từ đó nó rút ra luôn vật cđ vật đứng yên 
- Làm việc nhóm 2 học sinh tìm hiểu ( đọc trang 8, 9) và trả lời câu hỏi:
1. Chuyển động cơ là gì? 
2. Điều kiện nào để một vật chuyển động trở thành chất điểm? Hãy hoàn thành câu hỏi C1 trong SGK? Trái Đất có được coi là chất điểm trong chuyển động tự quay xung quanh mình hay không?
3. Quỹ đạo là gì? Dựa vào hình dạng quỹ đạo có thể phân loại chuyển động cơ thành mấy loại? Là những loại nào?
4. Tại sao phải chọn vật mốc trong chuyển động cơ? Đặc điểm của vật mốc là gì?
5. Theo các em thì nên chọn vật nào làm mốc trong chuyển động Mặt Trăng – Mặt Trời. Vì sao ? khi đó quỹ đạo chuyển động của vật có hình gì?
c. Tổ chức hoạt động
- Các nhóm theo bàn làm việc hoàn thành nhanh vào phiếu học tập: 7 phút
- Trình bày trước lớp và thảo luận để chọn ra các thông tin hợp lí cho các câu hỏi trên: 5 phút d. Sản phẩm: Phiếu học tập các nhóm; Báo cáo kết quả trước cả lớp
Chốt kiến thức của giáo viên (trên bảng): 2 phút
HĐ3 : (Hình thành kiến thức) Tìm hiểu về hệ tọa độ
a. Mục tiêu hoạt động: 
Xác định được hệ tọa độ cần thiết để giải quyết bài toán tìm vị trí một vật chuyển động trên đường thẳng.
b. Nội dung hoạt động: học sinh hoạt động cá nhân
Nhiệm vụ : Học sinh sử dụng sách giáo khoa và giải quyết bài toán: xác định vị trí điểm M(15cm;20cm) trên mặt vở học sinh.
Gợi ý: - xác định điểm gốc tọa độ O, trục Ox, Oy
	- Chọn chiều dương trên các trục; xác định các tọa độ 15cm; 20cm 
	- Xác định điểm M
Giáo viên giảng bài: Để xác định vị trí của viên phấn rơi trên đường (thẳng) thì cần đến hệ trục tọa độ nào? 
c. Tổ chức hoạt động:
- Trình bày trước nhóm và thảo luận để chọn ra các thông tin hợp lí cho các câu hỏi trên.
- Báo cáo kết quả trước cả lớp, trao đổi để chọn được các thông tin quan trọng.
d. Sản phẩm: Vở học sinh; các ý kiến học sinh
 HĐ4 : (Hình thành kiến thức) Tìm hiểu về cách xác định thời gian chuyển động- Hệ quy chiếu
a. Mục tiêu hoạt động: 
Trình bày được định nghĩa mốc thời gian; phân biệt thời điểm và thời gian
Xác định được các thành phần trong hệ quy chiếu
b. Nội dung hoạt động: học sinh hoạt động nhóm theo bàn trả lời câu hỏi
Câu 1: Trình bày định nghĩa mốc thời gian; phân biệt thời điểm và thời gian? Khi nào thì hai định nghĩa này trùng nhau?
Câu 2. Hoàn thành câu hỏi C4 (sgk - 10)
	Vẽ trục thời gian với mốc thời gian là lúc tàu bắt đầu chuyển động; trên trục thời gian thể hiện các thời điểm t1 là lúc tàu qua Nam Định; t2 là lúc tàu qua Huế ; t3 là lúc tàu qua Tháp Chàm; t4 là lúc tàu tới Sài Gòn.
Câu 3. Xác định các thành phần trong hệ quy chiếu?
c. Tổ chức hoạt động:
- Học sinh tìm đáp án thống nhất: 5 phút
- 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả + phản biện: 3 phút
- Giáo viên chốt kiến thức: 2 phút
d. Sản phẩm: Vở học sinh; các ý kiến học sinh
Dự kiến bảng trình bày
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
 Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
 Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
 Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
 Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
 Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)
Thường chọn hệ tọa độ Ox, có: 
+ Gốc O trùng vị trí vật mốc, chiều dương theo chiều chuyển động
+ Toạ độ của vật ở vị trí M :x = 
III. Hệ qui chiếu.
Chú ý: 
+ Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.
	+ Thời điểm và thời gian: Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
Một hệ qui chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
Hoạt động 5: Tìm hiểu Chuyển động thẳng đều
a. Mục tiêu hoạt động: 
Xác định được công thức; ý nghĩa và đơn vị tốc độ trung bình
Phát biểu được định nghĩa chuyển động thẳng đều
Xác định được công thức quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều
b. Nội dung hoạt động: học sinh hoạt động cá nhân
Giáo viên giới thiệu về ác khái niệm: thời gian chuyển động và quãng đường chuyển động trên trục Ox
Nhiệm vụ : Học sinh sử dụng sách giáo khoa tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
1. Xác định được công thức; ý nghĩa và đơn vị tốc độ trung bình
2. Phát biểu được định nghĩa chuyển động thẳng đều
3. Xác định được công thức quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều và đơn vị các đại lượng trong công thức?
c. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giới thiệu 2 khái niệm mới: 4phut
- Học sinh tự tìm hiểu sách giáo khoa trả lời 3 câu hỏi: 5 phút
- Giáo viên chốt vấn đề: 6 phút
d. Sản phẩm: Vở học sinh; ý kiến thảo luận của học sinh
Hoạt động 6: Tìm hiểu Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
a. Mục tiêu hoạt động: 
Xác định được công thức và đơn vị các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều
Xác định được dạng đồ thị x(t) của chuyển động thẳng đều
b. Nội dung hoạt động: học sinh hoạt động cá nhân
Giáo viên giới thiệu về phương trình chuyển động thẳng đều
Nhiệm vụ : Học sinh vẽ đồ thị của vật chuyển động thẳng đều ở trang 14
1. Xác định bảng giá trị x -t
2. Vẽ trục hệ trục tọa đọ Oxt: xác định vị trí các điểm theo bảng giá trị
3. Nối các điểm và nhận xét
c. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giới thiệu phương trình chuyển động thẳng đều: 7phut
- Học sinh vẽ đồ thị của vật chuyển động thẳng đều ở trang 14: 10 phút
- Học sinh nhận xét dạng đồ thị x(t): 3 phút
d. Sản phẩm: Vở học sinh; ý kiến thảo luận của học sinh
Dự kiến trình bày bảng
IV. Chuyển động thẳng đều
1. Tốc độ trung bình.
 Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1 
2. Chuyển động thẳng đều.
 Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
s = vtbt = vt
 Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
4. Phương trình chuyển động.
x = xo + s = xo + vt
5. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
 Là một đoạn thẳng
Hoạt động 7: Hệ thống kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động: 
Xác định được các nội dung cơ bản của chủ đề: chuyển động cơ – chuyển động thẳng đều
b. Nội dung hoạt động: Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt kiến thức dựa vào các câu hỏi gợi ý:
học sinh học thuộc kiến thức ở nhà theo câu hỏi
Câu 1: Trình bày các định nghĩa chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo?
Câu 2: Cách xác định hệ tọa độ Ox? Xác định dấu của vận tốc v?
Câu 3. Cách xác định một hệ quy chiếu? Định nghĩa mốc thời gian? Phân biệt thời điểm và thời gian?
Câu 4: trình bày về chuyển động thẳng đều: định nghĩa, phương trình chuyển động, công thức quãng đường đi và tốc độ trung bình; nhận xét dạng đồ thị x(t)?
c. Tổ chức hoạt động:
Học sinh lên bảng trả lời viết bảng 4 câu hỏi: 5 phút
Giáo viên chữa bài.
d. Sản phẩm: Vở học sinh; ý kiến thảo luận của học sinh
Dự kiến bảng viết
1. Chuyển động cơ:
a. Chuyển động cơ học
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
b. Chất điểm:
 Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
	c. Quỹ đạo:
 	Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
	d. Hệ toạ độ Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)
Thường chọn hệ tọa độ Ox, có: 
+ Gốc O trùng vị trí vật mốc, chiều dương theo chiều chuyển động 
+ Toạ độ của vật ở vị trí M :x = 
d. Hệ quy chiếu gồm :
 Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;
 Một mốc thời gian và một đồng hồ.
Chú ý: 
+ Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.
	+ Thời điểm và thời gian: Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
2. Chuyển động thẳng đều:
	a. Định nghĩa: 
 	Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
	b. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều :
 Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
 S = vtbt = vt
	c. Phương trình chuyển động : 
x = xo + s = xo + vt
	d. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều: Là một đường thẳng
Hoạt động 8: Vận dụng vào bài tập
a. Mục tiêu hoạt động: 
Vận dụng các lý thuyết cơ bản vào bài tập nhận biết, thông hiểu
Vận dụng các công thức vào các bài toán chuyển động thẳng đều cơ bản vận dụng thấp
b. Nội dung hoạt động: Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm học sinh : 6 hs /1 nhóm
các nhóm học sinh làm việc, thảo luận, trình bày sản phẩm nhóm
c. Tổ chức hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm: 5 phút
- 1 nhóm trình bày kết quả trắc nghiệm, nhóm còn lại phản biện: 5 phút
- Học sinh làm việc nhóm giải bài tập tự luận: 10 phút
- 1 nhóm trình bày , các nhóm còn lại phản biện : 5 phút
Giáo viên chữa bài.
d. Sản phẩm: Vở học sinh; ý kiến thảo luận của học sinh; sản phẩm nhóm
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Phần I: Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Chuyển động cơ của một vật là
	A. chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. 
	B. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc theo thời gian.
	C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian 
	D. chuyển động có vận tốc khác không.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi máy bay là một chất điểm?
	A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. 
	B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh. 
	C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. 
	D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. 
Câu 3. Trong chuyển động thẳng đều của một chất điểm, đại lượng tăng theo thời gian là
	A. gia tốc.	B. vận tốc.	C. quãng đường chuyển động.	D. tọa độ.
Câu 4. Trong chuyển động thẳng đều
	A. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc.	B. tọa độ tỉ lệ thuận với vận tốc.
	C. tọa độ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.	
	D. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
(I)
O 
x
t
(II)
O 
x
t
x0
(IV)
O 
x
t
v0
(III)
O 
v
t
Câu 5. Cho các đồ thị như hình vẽ. 
Đồ thị của chuyển động thẳng đều là
	 A. II, III, IV.	 B. I, III, IV.	 C. I, III.	D. I, II, III.
Phần II: Bài tập tự luận
Bài 1. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.	
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.	
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 2. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: 
	A. 4,5 km. 	 B. 2 km.	C. 6 km.	D. 8 km.
Câu 5. Hãy viết phương trình chuyển động của một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng tại t 1 = 2h thì
x 1 = 40km và tại t 2 = 3h thì x 2 = 90km
A. – 60 + 50t
B. – 60 + 30t
C. – 60 + 40t
D. – 60 + 20t
Câu 5. Chọn đáp án A
? Lời giải:
+ Tại t 1 = 2h thì x 1 = 40km Þ 40 = x 0 + 2v
(1)
+ Tại t 2 = 3h thì x 2
= 60km Þ 90 = x 0 + 3v
(2)
Từ ( 1 ) và (2 ) ta có x 0 = -60km; v = 50km / h
Vậy phương trình dao động là x = -60 +50t
Hoạt động 7 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Bài tập vận dụng giao cho các nhóm
a) Mục tiêu hoạt động:
Học sinh tìm hiểu ứng dụng tìm đường trên Smartphone
Học sinh tìm hiểu cách sử dụng 1 ứng dụng cụ thể; các lưu ý khi sử dụng
Học sinh thấy được bài toán cơ bản trong vật lý được vận dụng vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống nhờ công nghệ 4.0 như thế nào. Từ đó hiểu rõ muốn vận dụng được kiến thức học tập, cần phải sống thực mới tìm ra các vấn đề; từ đó tìm cách giải quyết.
b. Nội dung hoạt động: Học sinh tìm hiểu được ứng dụng trên điện thoại thông minh về tìm đường: “Mô tả hành trình và chụp ảnh quỹ đạo chuyển động từ THPT Võ Thị Sáu lên tới quảng trường Vĩnh Yên”; 
c. Tổ chức hoạt động: làm việc ở nhà; nộp sản phẩm cho giáo viên
d. Sản phẩm: các bài tập nộp giáo viên
V. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Câu 1. Hãy chọn câu đúng?
	A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. 
	B. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. 
	C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. 
	D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 6. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với thời điểm xuất phát là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 7. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (km), t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
	A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. 	
	B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h. 
	C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. 	
	D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h. 
Câu 1 : Một em học sinh đi bộ trên một đường thẳng từ nhà tới trường học cách đó 2,5 km với tốc độ 5 km/h. Tới nơi do trường học đã đóng cửa nên học sinh này đã đi về nhà với tốc độ 7,5 km/h. Tốc độ trung bình của học sinh này trong 40 phút tính từ lúc bắt đầu đi là
A. 5km/h	B. 	 C. 	D. 
Câu 2 : Lúc 7 giờ, xe ô tô thứ nhất đi qua A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ v1 = 40 km/h. Nửa giờ sau, xe ô tô thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A và gặp xe thứ nhất lúc 8 giờ 30 phút. Biết AB = 130 km. Tốc độ của xe thứ hai là:
A. 60 km/h 	 B. 70 km/h 	 C. 80 km/h	 D. 120 km/h
Câu 3: Một xe ca chuyển động với vận tốc 5 m/s trong giây thứ nhất, 10 m/s trong giây thứ thứ hai và 15 m/s trong giây thứ ba. Quãng đường vật đã đi được trong 3 s là
A. 15 m	 B. 30 m	C. 55 m	D. 70 m
Câu 4: Xe ô tô xuất phát từ A lúc 8 h, chuyển động thẳng tới B lúc 9 giờ 30 phút. Biết khoảng cách từ A tới B bằng 90 km. Tốc độ trung bình của xe là 
A. 60 km/h	 B. 45 km/h 	 C. 50 km	 D. 90 km/h
Câu 5: Một chiếc xe chuyển động với tốc độ 50 km/h trong 6 km đầu tiên và 90 km/h trong 6 km tiếp theo. Tốc độ trung bình của xe trong quãng đường 12 km này là
A. lớn hơn 70 km/h	B. bằng 70 km/h	 C. nhỏ hơn 70 km/h	 D. bằng 38 km/h
Câu 6: Một chiếc ô tô đi 2 km trong 2,5 phút. Nếu nó đi một nửa quãng đường với tốc độ 40 km/h thì phần còn lại của quãng đường nó đi với tốc độ
A. 48 km/h	B. 50 km/h	C. 56 km/h	D. 60 km/h
Câu 7: Một tầu hỏa chuyển động với tốc độ 60 km/h trong 1 giờ đầu và 40 km/h trong nửa giờ sau. Tốc độ trung bình của tầu trong cả quá trình là
A. 50 km/h	B. 160/3 km/h	 C. 48 km/h	D. 70 km/h
Câu 8: Một chiếc xe chuyển động thẳng, trong một nửa thời gian đầu xe chuyển động với tốc độ 65 km/h, trong nửa thời gian còn lại xe chuyển động với tốc độ 35 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong cả quá trình là
A. 45,5 km/h	 	B. 50 km/h	 C. 40 km/h	 D. 55,5 km/h	
Câu 9: Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dời của vật tương ứng bằng
A. 2 m, –2 m	B. 8 m, –2 m	C. 2 m, 2 m	D. 8 m, –8 m
Câu 10: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo Ox có dạng: , với t đo bằng giây. Nhận xét đúng là
A. Chất điểm bắt đầu chuyển động từ điểm O, với vận tốc 5 m/s.
B. Chất điểm bắt đầu chuyển động từ điểm O với vận tốc 20 m/s
C. Chất điểm bắt đầu chuyển động từ một điểm cách O một khoảng 5 m, với vận tốc 20 m/s
D. Chất điểm bắt đầu chuyển động từ một điểm cách O một khoảng 20 m, với vận tốc 5 m/s
Câu 11: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo Ox có dạng: , với t đo bằng giờ. Độ dời của chất điểm từ 2 h đến 4 h là
A. 8 km	 B. 6 km 	 C. 10 km	 D. 2 km
Câu 12: Lúc 6 h, một ô tô khởi hành từ O, chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, gốc tọa độ ở O, chiều dương ngược chiều với chuyển động, gốc thời gian là lúc 6h, thì phương trình chuyển động của ô tô với thời gian t đo bằng giờ là
A. B. 	C. x = 	 D. 
Câu 13: Một chất điểm chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 4 m/s. Lúc t = 1 s chất điểm có tọa độ x = 5 m. Phương trình chuyển động của chất điểm, với thời gian đo bằng giây là
A. 	 B. 	C. 	 D. 
Câu 14: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 72 km/h và của ô tô chạy từ B là 60 km/h. Hai ô tô gặp nhau tại địa điểm cách A 
A. 102 km. 	 B. 132 km. 	 C. 150 km. 	 D. 180 km.
Câu 15: Người đi xe đạp xuất phát tại A, người đi bộ xuất phát tại B cùng thời điểm với người tại A. Vận tốc người đi tại A là 12 km/h, người đi tại B là 6 km/h. Biết hai người đi trên con đường AB nhưng theo hướng ngược chiều nhau và khoảng cách AB bằng 12 km. Coi chuyển động của người đi xe và đi bộ là thẳng đều. Vị trí hai người gặp nhau cách B một khoảng
A. 2 km	 B. 4 km 	 C. 6 km	 D. 8 km
Câu 16: Từ một địa điểm hai ô tô chuyển động trên một đường thẳng cùng chiều. Ô tô thứ nhất chạy với tốc độ 36 km/h, ô tô thứ hai chạy với tốc độ 54 km/h nhưng xuất phát sau ô tô thứ nhất 1 giờ. Hai ô tô gặp nhau sau khi đã đi quãng đường là
A. 54 km	 B. 72 km	C. 108 km	 	 D. 144 km
Câu 17: Lúc 6 giờ một xe máy xuất phát tại A với vận tốc 40 km/h để đi đến B. Lúc 8 giờ một ô tô xuất phát tại B với vận tốc 80 km/h cùng chiều với chiều chuyển động của xe máy. Coi chuyển động của hai xe là thẳng đều và khoảng cách AB là 20 km. Trong quá trình chuyển động của hai xe, khi ô tô đuổi kịp xe máy thì hai xe cách B một khoảng
A. 120 km	B. 140 km	 C. 160 km	 D. 180 km
VI. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
Ký duyệt của tổ trưởng
6 / 9 / 2021
Phùng Trọng Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_10_chu_de_1_chuyen_dong_co_chyen_dong_tha.docx