Giáo án tự chọn Hóa học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trường THPT Bán công Thanh Chương

Giáo án tự chọn Hóa học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trường THPT Bán công Thanh Chương

Tiết 3: Luyên tập

Nguyên tử khối trung bình và đồng vị

I, Mục tiêu:

1,Về kiến thức

HS hiểu: - NT khối TB là cách tính khối lợng ngtử cho 1 ngtố có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên

 - Đồng vị là hiện tợng cá ngtử của cùng 1 ngtố hoá học có cùng số prôton nhng khác về số nơtron nên số khối cũng khác nhau

2, Về kĩ năng:

HS vận dụng : Xác định NTK TB của 1 ngtố hoá học và bài tóan liên quan đến đồng vị

II, Chuẩn bị:

GV chuẩn bị bài lên lớp

HS ôn tập kĩ nội dung bài cũ

III, Phơng pháp:

Sử dụng phơng pháp đàm thoại gợi mở và bài tập

IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:

 1, ổn định lớp

 2, Bài cũ : Nêu khái niệm đồng vị và cho ví dụ ?

 Công thức tính NTK Tb của 1ngtố ?

GV nhận xét các ý kiến của HS và bố sung thêm nếu cần thiết.

3, Bài mới

 

doc 32 trang yunqn234 5550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Hóa học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trường THPT Bán công Thanh Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 1: 
 Ôn tập kiến thức cơ bản
I, Mục tiêu:
1, Về kiến thức:
HS biết: - Viết công thức đúng của các loại hợp chất
 - Tính chất hoá học của các loại hợp chất cơ bản ôxit, bazơ, axit, muối
 - Hoàn thành các p/ứ khi cho các chất t/d được với nhau
2, Về kĩ năng:
Hs vận dụng : - Làm bài tập định lượng đơn giản 
 - Nhận biết các loại hợp chất đơn giản
II, Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị bài , Hs đọc lại SGK lớp 9
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đamg thoại và phương pháp bài tập
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
 1, ổn định lớp.
2, Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1 : Bài tập 1 : 
Trong các chất cho sau đây chất nào t/d được với nhau ? Viết phương trình p/ứ xảy ra.
KOH, Na, H2O, MgCl2, HCl, Fe, Cu, CaCO3, CuSO4.
Mục đích là giúp hs nắm được kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của các chất.
Hoạt động 2
Bài 2: Thực hiện chuỗi p/ứ sau đây?
A, Ca-> CaO-> Ca(OH)2-> CaCl2 -> Ca(NO3)2 -> CaCO3- > CaO -> CaCO3->Ca(HCO3)2.
B, Fe -> FeO->Fe2O3 -> FeCl3-> Fe(OH)3-> Fe(NO3)3-> Fe(NO3)2-> Fe(OH)2 -> FeO -> Fe
GV gợi ý: sử dụng tính chất hoá học của các chất
Phải biết từ loại chất nào sinh ra chất nào?
Hoạt động 3:
Bài tập 3: Hoà tan kim loại X vào 100 ml dd HCl aM p/ứ xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít H2 ở đktc. 
A,Xác định giá trị của a?
B, Nếu cho khối lượng kim loại là 0,6 g thì hãy xác định tên kim loại?
Yêu cầu hs nêu phương pháp giải?
Cần xác định gia trị nào?
Xác định như thê nào?
HS nêu phương pháp giải ?
GV bổ sung và hưỡng dẫn
Bai tập 4:
a,Lấy 100 ml dd KOH 1M t/d hết với 1 lượng dư CưCl2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
B, Nếu lấy lương kết tủa trên đem nung nóng đến khối lượng không đỏi thì thu được bao nhiêu chất rắn?
Hoạt động 4: Củng cố
GV nhắc lại hệ thồng kiến thức cho học sinh.
Yêu cầu về nhà học kĩ
Bài tập về nhà
Bài tập 5: Lấy m g FeCl3 cho t/d với một lượng vừa đủ dd NaOH 1M. Sau p/ứ lầy toàn bộ lượng kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 g chất rắn. Tính m?
Bài 6: Cho 1 thanh Fe có khối lượng 20 g vào 200 ml dd CuSO4. Sau khi p/ứ kết thúc lấy thanh Fe ra sấy khô thì thấy khối lượng thanh Fe nặng thêm 1,6 g. A,Tính khối lượng Fe đã p/ứ
B,Tính nồng độ mol của dd CuSO4 đã dùng
HS thảo luận và hoàn thành phương trình
Cho vài HS nhận xét và bổ sung
KOH+ MgCl2-
KOH+ HCl – 
KOH + CuSO4 - 
Na + H2O – 
Na + MgCl2+ H2O – 
Na + HCl – 
Na + H2O + CuSO4 - 
HCl + Fe – 
HCl + CaCO3 - 
Fe + CuSO4- 
Bài tập 2:
Hs thảo luận và đưa ra các p/ứ
Giải:
Ptp/ứ: X +2x HCl -> XClx+ xH2.
Theo bài ra ta có : = = 0,05mol
Theo pt p/ứ ta có = 2= 2.0,05 = 0,1 mol
CM(HCl) = 1M
B, khi đó ta có= 1/x = mol
MX = = 12x
Dùng phương pháp biện luận: 
X
1
2
3
M
12
24
36
Giá trị thoả mãn là x= 2 và M=24 . Đó là kim loại Mg
Bài 3: pt p/ứ 
2KOH + CuCl2 -> Cu(OH)2 + 2KCl
= 0,1x 1 = 0,1 mol-> = 0,05 mol
= 0,05x (64+34) = 4,9 gam
 Giáo án 3: 
Tiết 3: Luyên tập
Nguyên tử khối trung bình và đồng vị
I, Mục tiêu:
1,Về kiến thức
HS hiểu: - NT khối TB là cách tính khối lượng ngtử cho 1 ngtố có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên
 - Đồng vị là hiện tượng cá ngtử của cùng 1 ngtố hoá học có cùng số prôton nhưng khác về số nơtron nên số khối cũng khác nhau
2, Về kĩ năng:
HS vận dụng : Xác định NTK TB của 1 ngtố hoá học và bài tóan liên quan đến đồng vị
II, Chuẩn bị: 
GV chuẩn bị bài lên lớp
HS ôn tập kĩ nội dung bài cũ
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và bài tập
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
 1, ổn định lớp
 2, Bài cũ : Nêu khái niệm đồng vị và cho ví dụ ?
 Công thức tính NTK Tb của 1ngtố ?
GV nhận xét các ý kiến của HS và bố sung thêm nếu cần thiết.
3, Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1 : 
Bài 1 : a, Xác định NTKTB của ngtố Inđi biết rằng trong tự nhiên thành phần đồng vị Inđi là :
4,30% và 95,70 % 
B, Cho biết NTK TB của Clo là 35,49. Cho biết clo trong tự nhiện có 2 đồng vị bền: , . Tính thành phần % của mỗi đồng vị?
GV y/c hs phân tích đề :những giá trị đã biết . giá trị cần tìm?
Nêu pp và tính ?
Cho1 hs đứng trả lời , sau đó các hs khác nhận xét
Hoạt động 2: 
NTKTB của clo là 35,5, trong đó chiếm 24,47% số ngtử. Hỏi chiếm bao nhiêu % về khối lượng trong phân tử KClO4?
GV y/c HS đọc đề và tìm pp giải?
Cần tìm giá trị nào ?
Cần tìm NTK của đồng vị số 2?
Bài1: 
Giải
áp dụng CT ta có 
A = = 114,914
B, Cho biết A=35,49, M1 = 35. M2 = 37
 Cần tĩm x1, x2?
Gọi x1 là % của đồng vị 
 100- x1 là % của đồng vị 
Ta có A = = 35,49
X1 = 75,5%
100 – x1 =24,5%
Bài 2: 
 Ta có : 35,5 = = > M2 = 35
Từ đó ta có:
%= 100% = 26,71%
Vậy trong KClO4 thì chiếm 26,71%
Hoạt động 3: 
Bài 3: Một nguyễn tử của ngtố có 3 đồng vị là A1 chiếm 78,99%; A2 chiếm 10%; A3 chiếm 11,01%. Tổng số khối của 3 đồng vị = 75. Số nơtron trong nguyên tử A2 nhiều hơn trong ngtử A1 1 hạt.NTKTB của A là = 24,31. Hãy xác định số khối và viết kí hiệu của từng đồng vị
Giải
Theo bài ra: A1+A2+A3= 75 ú 3Z + N1 + N2+N3 = 75 ú 3Z + 2N1+ N3 = 74 (1)
Mặt khác A = 24,31 = 
ú Z + 0,8899N1 + 0,1101N3 = 24,21(2)
 Từ 1 và 2 ta có hệ phương trình 
 3Z + 2N1+ N3 = 74 ú M1= 24, M2 = 25 , M3 = 26
 Z + 0,8899N1 + 0,1101N3 = 24,21
 Như vậy A có 3 đồng vị là :, , , 
Hoạt động 4: 
Bài về nhà.
 Cho 1 dd chứa 8,19 g muối NaX t/d với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa
A, Tìm khối lượng ngtử và gọi tên X
B, X trong tự nhiên có 2 đồng vị, trong đó đvị thứ nhất có số ngtử nhiều hơn gấp 3 lần so với đvị thứ 2. Hạt nhân đvị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đvị thứ hai 2 nơtron. Tìm số khối của mỗi đvị?
GV hưỡng dẫn HS về nhà làm.
 Viết phương trình AgNO3 + NaX -> AgX + NaNO3.
Xét tỉ lệ tương quan giữa số mol các chất?
Giáo án 2:
Tiết 2: Luyện tập
Cấu tạo nguyên tử và kí hiệu hoá học
I, Mục tiêu:
1, Về kiến thức:
HS hiểu : - Ngtử được cấu tạo bởi 3 loại hạt : proton, electron, nơtron
 - Xác định được các giá trị trong kí hiệu hóa học
2, Về kĩ năng: 
- Hs vận dụng làm bài tập xác định ngtố hóa học
II, Phương pháp:
Sử dụng phương pháp đàm thoại và phương pháp bài tập
III, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp :
2, Bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Nêu đặc điểm cấu tạo ngtử các ngtố hoá học?
 - Khối lượng các loại hạt và kích thước của các hạt đó
GV cho HS nhận xét sau đó bổ sung kiến thức
 Vỏ: gồm các hạt electron mang điện âm
 me = 9,1095.10-31kg, qe= 1-
Ngtử 
 Hạt nhân : gồm các hạt mang điện dương ( prôtôn)
 Hạt không mang điện (nơtron)
 mp = mn = 1,672.10-27kg, qp=1+ ;qn= 0
Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi Học sinh suy nghĩ và trả lời
Hãy cho biết : 
Nguyên tố hoá học ? Ngtố hoá học là tập hợp những ngtử có cùng ĐTHN
Số hiệu ngtử ? 
Kí hiệu hoá học ? 
Chỉ ra ý nghĩa của kí hiệu? A là sốkhối; Z là số hiệu ngtử, X là kí hiệu hoá học
Khi biét số hiệu ngtử ta còn biết thêm những 
giá trị nào? Số hiệu ngtử =số e =số p = số ĐTHN = số thứ tự nguyên tố
Đồng vị ?
Công thức tính NTKTB ? A = 
Hoạt động 3: 
Cho các kí hiệu sau : ; ; 
 ; ; .
 Hãy xác định các giá trị A, Z,P,E,N,M của các ngtố trên
A
Z
N
E
P
M
Cl
35
17
18
17
17
35,5
Na
23
11
12
11
11
23
Fe
56
26
30
26
26
56
F
19
9
10
9
9
19
Ca
40
20
20
20
20
40
Al
27
13
14
13
13
27
Hoạt động 4: Cácbon có 2 đồng vị là chiếm 98,99% và chiếm 1,11% .Nguyên tử khối TB của ngtố cácbon là bao nhiêu? 
Giải :
G V yêu cầu HS giải: áp dụng CT A = = =12,011
Hoạt động 5: 
Bài 1: Một ngtố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số ngtử là 27/23.Hạt nhân của R có 35 hạt proton.Đồng vị 1 có 44 nơtron ,đồng vị 2 có số khối nhiều hơn đồng vị 1 là 2. NTKTB cuả R là bao nhiêu?
A,79,2 B,79,8 C, 79,92 D, 80,5
Bài 2: NGtố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là : 24,25 ,26 . Trong số 5000 ngtử Mg thì có 3930 ngtử đồng vị 24 và 505 ngtử đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Khối lượng ngtử TB của Mg là:
A, 24 B, 24,32 C, 24,22 D, 23,9
Bài 3: Ngtố Ar có 3 loại đvị có số khối là 36,38 và A. Phần trăm số ngtử tương ứng của 3 đvị bằng 0,34%; 0,06% và 99,6%. Biết 125 ngtử Ar có khối lượng 4997,5u
A, 40 B, 40,5 C, 39 D, 39,98
Giáo án 4: 
Tiết 4. Ôbitan nguyên tử và các nguyên lí , quy tắc phân bố electron trong nguyên tử
I, Mục tiêu:
1, Về kiến thức:
HS hiểu:- Ôbitan ngtử là khu vực khả năng có mặt electron là lớn nhất
 - Hình dạng các obitan và số obitan trong mỗi phân lớp 
 - Số e tối đa trong mỗi obitan.
 - Quy tắc phân bố e trong lớp vỏ nguyên tử
2, Về kĩ năng.
 - HS biểu diễn sự phân bố e vào các obitan theo quy tắc Hund
II, Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm và đàm thoại
III, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp.
2, Bài mới.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Hs nghiên cứu SGK sau đó trả lời câu hỏi.
Nhận xét chung ?
Số obitan tăng theo thứ tự số lẻ 1->7
Hoạt động 2 : GV nêu quy tắc nguyên lí, quy tắc rồi y/c hs giai thích sau đó GV bổ sung.
Kí hiệu obitan ?
Mỗi obitan được kí hiệu bằng một ô vuông.
Sự phân bố e vào obitan như thế nào ?
Nêu nguyên lí?
Lấy VD?
Y/c hs biểu diễn sau đó nhận xét và chỉ ra cách bd đúng?
Hoạt động 3: Củng cố.
Yêu cầu hs viết cấu hình e các ngtố sau và bd sự phân bố e vào obitan ?
 : 1s2 2s2 2p5 
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
 1s2 2s2 2p4
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
Dặn dò: 
Về nhà y/c tự viết cấu hình e và bd sự phân bố vào obitan ngtử
I, Khái niệm obitan
Ôbitan ngtử (AO) làkhu vực không gian xung quanh hạt nhân ,tại đó xác suất có mặt e là lơn nhất. Số ôbitan trong mỗi phân lớp
Phân lớp s có 1 obitan có dạng hình cầu
 p 3 số 8 nổi
 d 5 phức tap
 f 7 
 II, Các nguyên lí và quy tắc phân bố e trong vỏ ngtử
1, Nguyên lí Pauli
A, Ô lượng tử : Để bd obitan ngtử 1 cách đơn giản nhất người ta dùng 1 ô vuông nhỏ gọi là ô lượng tử
Mỗi ô lượng tử ứng với 1 AO
B,Nguyên lí Pauli
Trên 1 obitan chỉ có thể nhiều nhất là 2e và 2 e này có chiều chuyển động tự quay khác chiều xquanh trục riêng của mỗi e.
VD : 1s2 
Nếu e ghép đôi gọi là obitan có 2e đầy đủ
 e độc thân là obitan chỉ có 1 e
2, Nguyên lí vững bền
ở trang thái cơ bản trong ngtử các e chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao
Quy tắc Hund: Trong cùng 1 phân lớp các e sẽ phân bố trên các obitan sao cho số e độc thân là tối đa và các e độc thân này có chiều tự quay giống nhau.
VD: 1s22s22p1.
 1s22s22p3.
Giáo án 5: 
 Tiết 5: Luyện tập :Cấu Tạo nguyên tử. Xác định nguyên tố hóa học
I, Mục tiêu:
1, Vể kiến thức.
- HS hiểu: - Ngtử có cấu tạo gồm hai phần ;lớp vỏ và hạt nhân trong đó có số e= p nên ntử trung hoà về điện
 - Trong vỏ ngtử các e được sắp xếp theo chiều tăng phân mức năng lượng
2, Về kĩ năng.
 - HS vận dụng viết được cấu hình e và làm bài tập xác định ngtố hoá học
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm 
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp.
2, Bài mới.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngtử ?
- Phân mứcnăng lượng?
- Cấu hình e?
Yêu cầu trả lời:
 Vỏ: gồm các hạt mang điện âm gọi là e
Gồm hạt mang điện dương (proton),hạt không mang điện ( nơtron)
- Ntử 
 Nhân: 
- Phân mứcnăng lượng:1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s.....
- Cấu hình e:1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p ... 5s 5p...
Chú ý : với ngtố có cấu hình e lớp ngoài cùng là: ( n- 1) dxnsy thì
- Nếu x+ y = 6 thì luôn luôn xảy ra x=5 và y= 1( bán bão hào)
- nếu x+ y = 11 thì luôn luôn xảy ra= x= 10 và y =1 (Bão hoà)
Hoạt động 2: 
Bài tập 1:
Viết cấu hình e của các ngtố có Z= 17 -> Z= 30?
Trả lời: 
Z= 17 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. là phi kim
Z= 18: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . khí hiếm
Z= 19: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. kimloại
Z= 20 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 kim loại
Z= 21 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 
Z= 22 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2 
Z= 23 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2
Z= 27 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2 
Z= 30: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 
Còn lại hs về nhà làm
Hoạt động 3:
Tổng số hạt trong ngtử của 1 ngtố hoá học là 34.
A, Xác định ngtố đó? Xác định số e,p,n, ĐTHN,A?
B, Nếu cho số proton nhỏ hơn số nơtron 1 hạt thì hãy xác định ngtố đó?
C, Nếu cho số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện 10 hạt . Xác định ngtố đó?
Giải
Gọi số proton, electron,nơtron lần lượt là: Z, E, N
Theo bài ra ta có: Z+ E + N = 34 và Z=E => 2Z + N =34
Mặt khác trong ngtử ta có số Hiệu ngtử thuộc khoảng 1 đến 20 thì 1≤≤1,2 
ú 1≤≤1,2 => 1≤ ≤1,2 => Z ≤ 34- 2Z ≤ 1,2Z ú 9,7 ≤ Z ≤ 11,3 
 2Z + N =34 Z= 10 ( loại) , Z= 11
 Như vậy nguyên tố có Z = 11 là Na
E
P
N
ĐTHN
A
11
11
12
+11
23
B, theo bài ra ta có hệ phương trình 2Z + N = 34
 N - Z = 1 => Z= 11
C, Theo bài ra ta có 2Z + N = 34
 2Z- N = 10 => Z= 11 Viết cấu hình e: 1s22s22p63s1
.
Hoạt động 4: Tổng số hạt cơ bản của 1 ngtử thuộc ngtố hoá học là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định kí hiệu và viết cấu hình e của ngtố đó?
Giải
 Theo bài ra có tổng số hạt 2Z+ N =155 
 2Z- N = 33 => Z= 47 , N = 61
 Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 5s1.
Yêu cầu hs viết thêm cấu hình của ; ?
Hoạt động 5: Bài tập về nhà: 
 1, Cho ntử của 1 ngtố có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
A, Xác định kí hiệu của ngtố đó?
B, Viết cấu hình e, bd sự phân bố e vào obitan?
2, Ngtử của ngtố X có tổng số hạt cơ bản = 40
Xác định ngtố X vàviết cấu hình e của X. Dự đoán tính chất đặc trưng của X
Giáo án 6.
 Tiết 6: Luyện tập: xác định nguyên tố trong BTH
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
HS hiểu:- Bảng tuần hoàn có cấu tạo gồm 7 chu kì và 8 nhóm
 - Dưạ vào BTH để xác định vị trí của ngtố : Ô thứ tự = số e; chu kì = số lớp e; nhóm = số e hoá trị
2, Kỹ năng.
- Hs vận dụng :- Xác định 2 ngtố trong BTH
 -Dựa vào cấu hình e để xác định vị trí của ngtố trong BTH 
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp bài tập
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1,ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguyên tắc sắp xếp các ngtố trong BTH?
- Cấu tạo của BTH? Dựa vào cấu hình e để xác định vị trí của nguyên tố trong BTH?
HS2 nhận xét câu trả lời của bạn?
GV nhận xét và bổ sung 
3, Bài mới.
A, Lí thuyết. Hoạt động 1
GV y/c hs dựa vào BTH nhận xét quy luật về mối quan hệ giữa 2 ngtố kề nhau trong 1 chu kì và 1 nhóm, 2 chu kì và 2 nhóm?
GV phân tích và rut ra quy luật chung cho HS và nêu quy tắc.
I, Mối quan hệ giữa 2 ngtố trong BTH
Giả sử có 2 ngtố A, B nếu ZA> ZB.
Có các trường hợp sau đây xảy ra
+ Nếu 2 ngtố A,B thuộc cùng một chu kì và 2 nhóm liên tiếp thì ZA – ZB = 1
+ Nếu 2 ngtố A,B thuộc cùng một nhóm và 2 chu kì liên tiếp thì với chu kì nhỏ ta sẽ có ZA – ZB = 8
 Với chu kì lớn ta sẽ có ZA – ZB = 18
+ Nếu A,B thuộc 2 chu kì và 2 nhóm liên tiếp thì 
 ZA – ZB = 7 ZA – ZB = 17
 ZA – ZB = 9 ZA – ZB = 19
Để giải được bài tập lọai này chúng ta cần lập được hệ phương trình dựa vào các dữ kiện bài toán
B,Bài tập 
Hoạt động 2
Bài 1: 2 ngtố A,B thuộc cùng một chu kì và 2 nhóm A liên tiếp trong BTH có tổng số hạt proton là 23. Xác định vị trí của chúng trong BTH?
Giải.
GV y/c hs đọc đề và đặt hệ phương trình
GV bổ sung
Theo bài ra ta có 2 ntố A,B thuộc cùng 1 chu kì và 2 nhóm liên tiếp nên ZA – ZB = 1 ( gsử ZA> ZB)
Mặt khác ta có ZA + ZB = 23
Ta có hệ phương trình ZA – ZB = 1 => ZA = 12 ;ZB = 11
 ZA + ZB = 23
 Vị trí các ngtố trong BTH là : A có cấu hình elà : 1s22s22p63s2 . A đứng ô thứ 12
 Thuộc chu kì 3
 Nhóm 2A 
B có cấu hình e là : 1s22s22p63s1. B đứng ô thứ 11
 Thuộc chu kì 3;nhóm 1A
Hoạt động 3
 Bài 2: 2 ngtố A,B thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của 2 ngtử thuộc 2 ngtố = 33. Tìm vị trí của 2 ngtố trong BTH?
Giải. 
GV y/c hs đọc và phân tích đề ra dựa vào các trường hợp cho ở trên để lập hệ phương trình
Trường hợp 1: 2 ngtố đó thuộc cùng 1 chu kì
Khi đó ta có: 2 ntố A,B thuộc cùng 1 chu kì và 2 nhóm liên tiếp nên ZA – ZB = 1
Mặt khác ta có ZA + ZB = 33
Ta có hệ phương trình ZA – ZB = 1 => ZA = 17 ; ZB = 16
 ZA + ZB = 33
Vị trí các ngtố trong BTH là : A có cấu hình elà : 1s22s22p63s23p5 . A đứng ô thứ 17
 Thuộc chu kì 3
 Nhóm VIIA 
B có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p4. B đứng ô thứ 16
 Thuộc chu kì 3;nhóm VIA
 Trường hợp 2 : 2 ngtố đó thuộc 2 chu kì liên tiếp
Khi đó ta có : 2 ntố A,B thuộc cùng 2 chu kì và 2 nhóm liên tiếp nên ZA – ZB = 7 
 Và ZA + ZB = 33
ZA = 20 ; ZB = 13
Vị trí các ngtố trong BTH là : A có cấu hình elà : 1s22s22p63s23p64s2. A đứng ô thứ 20
 Thuộc chu kì 4
 Nhóm IIA 
B có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p1. B đứng ô thứ 13
 Thuộc chu kì 3;nhóm IIIA
 Hoặc; 2 ntố A,B thuộc cùng 2 chu kì và 2 nhóm liên tiếp nên ZA – ZB = 9 
 Và ZA + ZB = 33
ZA = 21 ; ZB = 12
Vị trí các ngtố trong BTH là : A có cấu hình elà : 1s22s22p63s23p6 3d1 4s2. A đứng ô thứ 21
 Thuộc chu kì 4
 Nhóm IIIB 
B có cấu hình e là : 1s22s22p63s2. B đứng ô thứ 12
 Thuộc chu kì 3;nhóm IIA
Trường hợp này loại vì không thuộc 2 nhóm Aliên tiếp
Hoạt động 4: Bài 3: Cho 2ngtố X,Y thuộc 2 chu kìliên tiếp và 2 nhóm liên tiếp trong BTHcó tổng số hạt prôton là 25. Xác định vị trí 2 ngtố đó trong BTH?
Bài 4: A,B là 2 ngtố thuộc cùng 1nhóm A. A có 6 e lớp ngoài cùng . Hợp chất của A với hiđro có % khối lượng H = 5,58%. Số khối của A lớn hơn B
A, Xác định A,B và hợp chất A với hiđro?
B, B tạo hợp chất halogen X 1 hợp chất X2B trong đó X chiếm 81,61% khối lượng . Tìm X?
Bài 5: X,Y là 2ngtố thuộc 2 chu kìliên tiếp. Tổng số hạt mang điện trong 2 ngtử của 2 ngtố X,Y là 50. Hợp chất giữa X,Y phải điều chế gián tiếp. Xác định vị trí của X, Y trong BTH?
Giáo án 7: 
 Tiết 7: Sự biến đổi một số đại lượng vật lí
I, Mục tiêu:
1,Kiến thức.
Hs hiểu: - Quy luật biến đổi bán kínhngtử, năng lượng iôn hoá đều do ĐTHN thay đổi
 - Sự biến đổi đó ảnh hưởng đến sự biến đổi tính chất các ngtố trong BTH
2, kĩ năng: 
Hs vận giải thích sự biến đổi tính kim loại , tính phi kim. So sánh t/c của các ngtố trong cùng chu kì và trong cùng một nhóm.
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đàm thoại và phương pháp tự nghiên cứu
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp
2, kiểm tra bài cũ.
Nêu sự biến đổi tuần hoàn tính kimloại và tính phi kim? Giải thích?
HS1 trả lời
Hs 2 bổ sung
GV nhận xét và cho điểm
3,bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Gv treo bảng phụ bd sự biến dổi bán kính ntử hình 2.1 trong SGK hs xem xét, nghiên cứu nhận xét và giải thích ? 
GV bổ sung
- sự biến đổi đó phù hợp với sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim.
Hoạt động 2 : 
HS nghiên cứu SGK và so sánh: so với 
 so với ? Giải thích?
Hoạt động 3:
HS nghiên cứu và nêu khái niệm về năng lượng iôn hoá?
Nhận xét năng lượng iôn hoá để tách iôn thứ nhất so với iôn thứ 2 , thứ 3?
Dựa vào quy luật biến đổi R và nhận xét sự biến đổi năng lượng iôn hoá?
Nêu quy luật biến đổi năng lượng iôn hoá trong 1 chu kì? 
Trong 1 nhóm?
Hoạt động 4: 
Gv nêu khái niệm ái lực e ?
HS vận dụng nhận xét và nêu quy luật biến đổi
Hoạt động 5: 
y/c hs so sánh bk ngtử , iôn của các ngtố sau đây?
Giải thích?
y/c hs so sánh tính kim loại, tính phi kim của các ngtố sau đây?
Giải thích?
Dặn dò: về nhà học và làm bài tập đầy đủ. 
I, Bán kính ngtử.
Trong chu kì ,do ĐTHN tăng -> lực hút giữa hạt nhân và e ngoài cùng tăng làm cho BK ngtử giảm dần
Trong 1 nhóm A: do số lớp e tăng khi ĐTHN tăng lên nên BK ngtử của các ngtố tăng theo
II, Bán kính iôn
Khi ngtử nhường e thì R giảm xuống
Khi ngtử nhận thêm e thì R tăng lên
III, Năng lượng iôn hoá
Năng lượng iôn hoá thứ nhất của ngtử là năng lượng tối thiểu cần để tách e thứ nhất ra khỏi ngtử ở trạng thái cơ bản.
- Năng lượngiôn hoá được tính bằng kj/mol
VD: H0 -> H+1 + 1e phải tiêu tốn năng lượng = 1312 kj/mol
- năng lượng iôn hoá thứ 2,3 lớn hơn năng lượng iôn hoá thứ nhất.
Trong 1 chu kì: 
Theo chiều tăng dần ĐTHN lực liên kết giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng tăng lên -> năng lượng iôn hóa nói chung cũng tăng lên
Trong 1nhóm A:
Theo chiều tăng dần của ĐTHN do R tăng -> lực hút giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng giảm do đó năng lượng iôn hoá giảm
Trong 1nhóm B: đi từ trên xuống dưới giá trị I1 thay đổi rất chậm và không đều, nhưng tăng dần
IV, ái lực electron.
ái lực e của ngtử là năng lượng toả ra hay hấp thụ khi ngtử kết hợp 1 electron để biến thành iôn âm
Trong 1 chu kì: theo chiều tăng của ĐTHN, nói chung giá trị của ái lực electron cũng tăng dần
Trong 1nhóm A, đi từ trên xuống dưới , nói chung giá trị ái lực electron giảm dần.
Bài 1: So sánh bk ngtử của các ngtố sau đây?
a, Br, I , Cl, F.
b, O, N, P , S, C
c, Cl-, K+, Ca2+, S2-.
Bài 2: Sắp xếp các kim loại sau đây theo thứ tự tăng dần?
a, Na, K, Mg,Al, Ca
b, Li, Na, K, Ba, Mg
Bài 3: Những tính chất nào của ngtố hoá học ghi dưới đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN ngtử?
A, Ngtử khối
B, số hiệu ngtử.
C, bán kính ngtử
D, tính kim loại, tính phi kim của các ngtố.
E, khối lượng riêng
F, độ dẫn điện
G, năng lượng iôn hoá.
H, hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi
K, tính chất hoá học của các hiđroxit
L ,electron hoá trị
Giao án: 8
Tiết 8. luyện tập :
 ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức.
HS hiểu: - giữa vị trí và cấu tạo ngtử có mối quan hệ với nhau: + Số thứ tự của chu kì = số lớp e
 + Số thứ tự nhóm A = số e lớp ngoài cùng
 + ô thứ = số electron của ngtử
 - Giữa vị trí và t/c hoá học cũng có mối quan hệ với nhau
 - BTH có ý nghĩa quan trọng nữa đó là dự đoán t/c của những ngtố và thúc đẩy tìm ra ngtố mới
2, kĩ năng.
HS vận dụng để xác định ngtố, dự đoán tính chất. 
Vận dụng vào cuộc sống 
3, Thái độ , tình cảm:
- GV giúp hs nhận thấy được tầm quan trọng của định luật tuàn hoàn, “ lượng đổi chất đổi” theochủ nghĩa duy vật biện chứng
- Hs yêu thích khoa học và tư duy tốt hơn
III, Phương pháp: 
 Sử dụng phương pháp đàm thoại và kết hợp hoạt động nhóm
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp
2, Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Nhóm 1.
Cho ngtố Xác định : - p, n,e,A?
 - Xá định vị trí của A trong BTH? Từ đó đưa ra nhận xét về mối liên hệ?
Nhóm 2: Cho ngtố B ở ô thứ 20 chu kì 4 nhóm 2A
- viết cấu hình e?
- xác định cấu tạo ngtử của ngtố đó
Nhóm 3: Cho ngtố Xác định : - p, n,e,A?
 - Xác định vị trí của A trong BTH? Từ đó đưa ra nhận xét về mối liên hệ?
Nhóm 4: Cho ngtố B ở ô thứ 32 chu kì 4 nhóm 4A
- viết cấu hình e?
- xác định cấu tạo ngtử của ngtố đó
Nhận xét mối liên hệ giữa cấu tạo và vị trí của ngtố trong BTH?
Hoạt động 2: cho các kí hiệu sau đây:
 ; ; ; . 
Viết cấu hình e , xác định vị trí của các ngtố trong BTH và dự đoán tính chất?
Có giải thích?
Hoạt động 3: a, so sánh tính kimloại của các ngtố sau đây?
 Al, Mg, Si, P, Na
b, so sánh tính phi kim của các ngtố sau: 
O, N, F, C
Giải thích cách sắp xếp đó?
Hoạt động 4: 1, Hai ngtố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của BTH, có tổng số ĐTHN là 27. 
A, viết cấu hình e và dựa vào đó xác định vị trí trong BTH
B, so sánh tính chất hoá học của A, B
2, Một kim loại M có tổng số khối = 54. Tổng số các hạt p, e,n trong iôn M2+ = 78. 
A, hãy xác định vị trí của M trong BTH và cho biết M là ngtố nào trog các ngtố có kí hiệu sau : ; ; 
B, Viết phương trình p/ứ khi cho M(OH)2 lần lượt t/d với Cl, Zn, dd AgNO3, HNO3 loãng tạo ra NO. Từ đó cho biết tính chất hoá học cơ bản của M2+.
Dặn dò: Về nhà làm BT đầy đủ
Bài 1: nhóm 1: ngtố 
Có A= 32, E = P= 16 -> N=32-16 =16
Cấu hình e : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
A đứng ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
Như vậy: số e ú vị trí của ngtố
 Số lớp e ú số thứ tự chu kì
 Số e lớp ngoài cùng ú số thứ tự nhóm
Nhóm 2: 
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2.
 Cấu tạo: số thứ tự là 20 = số e = số p= ĐTHN
 Thuộc chu kì 4= 4 lớp e
 Thuộc nhóm 2A= số e lớp ngoài cùng
Nhóm 3:
Có A= 40 .p = e = 18.-> n= 40 – 18 = 22
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
X đứng ô thứ 18 , thuộc chu kì 3, nhóm VIIIA
Nhận xét:
Nhóm 4: 
Kết luận chung:
 Cấu tạo Vị trí
số e ú vị trí của ngtố
Số lớp e ú số thứ tự chu kì
Số e lớp ngoài cùng ú số thứ tự nhóm
Bài 2:
Ngtố A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d74s2.
 Vị trí: ô thứ 27, chu kì 4, nhóm 8B
là kim loại
ngtố B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d54s1.
Vị trí: ô thứ 24, chu kì 4 nhóm 6B là kim loại
a, Na > Mg > Al > Si > P hoặc 
P < Si < Al < Mg < Na
b, F > O > N > C
 dựa vào quy luật biến đổi trong BTH.
Giáo án: 9 
Tiết 9. Liên kết hoá học
I, Mục tiêu:
1, Về kiến thức.
Học sinh hiểu:- Bản chất của liên kết iôn là sự nhường và nhận electron.
 - Bản chất của liên kết cộng hoá trị là sự góp chung electron.
2, Về kiến thức.
HS biểu diẽn sự hình thành liên kết iôn
Biểu diễn sự CT electron vàcông thức cấu tạo. Xác định được loại liên kết trong phân tử một chất.
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đàm thoại và phương pháp bài tập
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp.
2, Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : - Nêu khái niệm liên kết cộng hoá trị ? Lấy VD? Phân biệt các loại liên kết cộng hoá trị
- Nêu khái niệm liên kết iôn? LấyVD? Dựa vào đâu để xác định liên kết trong phân tử thuộc loại liên kết iôn?
Hs nhận xét .
Gv bổ sung 
GV thông báo cho HS một loại liên kết mới đó là liên kết hiđro.
Lấy VD chứng minh
Bản chất của liên kết hiđrô?
Vai trò của liên kết hiđro?
Hoạt động 2: 
Hs thảo luận theo nhóm sau đó đưa ra kết quả ?
Loại lk iôn: K2O; MgCl2.
Loại lk cộng hoá trị : H2O; NH3; H2S; CO2; CH4; C2H6; C2H4.
Hs tính hiệu độ âm điện rồi sắp xếp ?
A, Lí thuyết:
* Liên kết iôn là lk được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.
VD: 2.1e
 2K + Cl2 => 2KCl
K -> K+ + 1e
Cl + 1e -> Cl- K+ + Cl- -> KCl
 * Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành nhờ sự góp chung các cặp electron giữa các ngtử khi tham gia liên kết.
Liên kết cộng hoá trị cócực: Cặp e chung bị lệch về phía ngtử có độ âm điện lớn hơn
VD: H : Cl , H : O : H
Liên kết cộng hoá trị không cực: cặp e chung không bị lệch về phía ngtử nào .
VD: H : H; Cl : Cl 
Dựa vào hiệu độ âm điện để xác định kiểu liên kết trong phân tử một chất:
Kiểulk
Iôn
Ch trị có cực
CH trị k cực
 0,4 ≤ < 1,7
 < 0,4 
* Liên kết cho nhận: được hình thành bằng cặp e chung nhưng đưa ra từ một phía ngtử nào đó
VD: O: : S : O -> O = S -> O
* Liên kết hiđro.
Liên kết hiđro là mối lk phụ được hình thành giữa ngtử hiđro với một ngtử có độ âm điện lớn hơn ( F, O , N...) của phân tử khác
VD: H – F ...H – F...H – F ..
 O ... H – O – H ... O - H
H H H
Vai trò của liên kết hiđro: Dùng để giải thích và so sánh nhiệt độ sôi , độ tan của các chất với nhau.
B, Bài tập.
Xác định kiểu liên kết giữa các ngtử trong phân tử chất sau:
K2O; MgCl2; H2O; NH3; H2S; CO2; CH4; C2H6;C2H4.
Giải .
Mg -> Mg2+ + 2e
Cl + 1e -> Cl-. Mg2+ + 2Cl- -> MgCl2.
 . .
H2O: CT e : H : O: H CTCT: O
 H H
CO2: O=C=O
CH4: H
 H – C – H
 H
C2H4. C2H6
H- C = C – H 
 H H 
Bài 2: Sắp xếp các chất sau đay theo chiều giảm dần độ phân cực của liên kết?
CaO, MgO, O2, NH3, H2S; NaF, AlCl3.
Trả lời: 
Bài về nhà: 
Biểu diễn CT e và CTCT của phân tử các chất sau đây?
N2O5; HNO3 ;HNO2; PCl3; H3PO4; SO3; H2SO4.
 Giáo án 10
 Tiết 10: Sự lai hoá obitan. Sự hình thành liên kết đơn ,đôi, ba 
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
 HS hiểu: - Khái niệm về lai hoá ôbitan ngtử.
- Một số kiểu lai hoá thường gặp
- Vận dụng lai hóa để giải thích dạng hình học của phân tử thường gặp
- Thế nào là liên kết đơn,đôi, ba
2 Kĩ năng.
 HS vận dụng:
 Giải thích hình dạng cấu trúc phân tử các chất dựa trên sự lai hoá ôbitan
III, Phương pháp: 
Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp nghiên cứu theo nhóm
IV, Tiến trình hoạt động giảng dạy:
1, ổn định lớp
2, Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : GV y/c hs viết cấu hình e của . Biểu diễn sự phân bố e vào obitan. Nhận xét khả năng liên kết của C ?
- Vấn đề là tại sao C lại có khả năng tham gia 4 liên kết trong khi chỉ có 2 e độc thân ? Giai thích như thế nào?
Xét phân tử CH4;
 GV giải thích Cấu tạo thực sự của phân tử .
-> Do sự lai hoá obitan
Các kiểu lai hóa thường gặp?
Hs cho biết các kiểu lai hoá thường gặp?
Lấy VD phân tử có lai hoá sp?
Phân tử BeH2: 
Dạng lai hoá sp2?
Phân tử có lai hoá sp2?
VD ; phân tử 
Kiểu lai hoá sp3?
VD: phân tử CH4?
GV nêu ứng dụng của thuyết lai hoá
Hoạt động 2: xét sự xen phủ obitan?
Hoạt động 3 : Sự tạo thành các liên kết đơn , đôi, ba ?
Hoạt động 4 : Củng cố :
- Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử H2O, C2H4 ; CO2.
Cho biết các ngtử trong các phân tử đó thuộc loại lai hoá gì?
I, Khái niệm về sự lai hoá 
Sự lai hoá obitan ngtử là sự tổ hợp “ trộn lẫn” một số obitan trong 1 ngtử để được từng ấy obitan lai hoá giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.
II, Các kiểu lai hoá thường gặp
1, Lai hoá sp:
Lai hoá sp là sự tổ hợp 1 obitan s và 1 obitan p của ngtử tham gia liên kết tạo thành 2 obitan lai hoá sp giống nhau và đối xứng
Là nguyên nhân tạo nên góc 1800
2, Lai hoá sp2
Lai hoá sp2 là sự tổ hợp giữa 1 obitan s và hai obitan p của ngtử tham gia liên kết tạo thành 3 obitan lai hoá như nhau nằm trong cùng một mặt phẳng.
Sự lai hoá sp2 là nguyên nhân dẫn đến các góc tham gia liên kết bằng 1200
3, Lai hoá sp3
Là sự tổ hợp 1 obitan s và 3 obitan p của ngtử tham gia liên kết tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 định hường từ tâm đến 4 đỉnh của một tứ diện dều tạo các góc liên kết bằng 109028’
Chú ý: Các obitan chỉ lai hoá được với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ bằng nhau
III, NHận xét chung về thuyết lai hoá 
Lai hoá dùng để giải thích khả năng và hình dạng liên kết của 1 phân tử
IV, Sự xen phủ obitan
1,Sự Xen phủ trục
Sự xen phủ trong đó trục cảu các obitan tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của 2 ngtử lk.
 Sự xen phủ trục tạo liên kết xichma σ
2, Sự xen phủ bên
Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông gpcs với đường nối tâm 2 ngtử liên kết
Sự xen phủ bên tạo liên kết π
III, Sự tạo thành liên kết đơn, đôi,ba.
1, Sự tạo thành liên kết đơn:
- dùng chung 1 cặp electron: hình thành liên kết xichma
VD: Cl – Cl; H-H
2, Sự tạo thành liên kết đôi:
- Dùng chung 2 cặp electron: trong liên kết đôi co 1 lkiên kết xichma, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_truong_th.doc