Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
- Chỉ ra các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính.
- Liệt kê được các đơn vị đo thông tin là bit và các đơn bị bội của bit.
- Nhận biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
- Mô tả được các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được dữ liệu và thông tin trong tin học cũng như giải thích được cách lưu trữ thông tin trong máy tính
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án, tranh ảnh
- Tổ chức hoạt động theo nhóm.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Đọc bài trước.
Tuần: 02 Tiết PPCT: 03 Ngày soạn: 01/ 09/ 2021 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính. - Chỉ ra các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính. - Liệt kê được các đơn vị đo thông tin là bit và các đơn bị bội của bit. - Nhận biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. - Mô tả được các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính. 2. Về năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực CNTT. - Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được dữ liệu và thông tin trong tin học cũng như giải thích được cách lưu trữ thông tin trong máy tính 3. Về phẩm chất - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Giáo án, tranh ảnh Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu khái niệm thông tin, dữ liệu và cho ví dụ? - Trình bày hiểu biết của em về đơn vị đo lượng thông tin? 3. Đặt vấn đề Các em nghe rất nhiều về Tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó là rất ít.Vậy tin học có từ bao giờ, thuộc ngành nào? 4. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là mã hoá thông tin trong máy tính Đặt vấn đề: thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy tính có thể hiểu và xử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin. · GV giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản. + Dãy bóng đèn: tối: T, sáng: S TSSTSTTS –> 01101001. + Ví dụ: Kí tự A – Mã thập phân: 65 – Mã nhị phân là: 01000001. GV: yêu cầu học sinh biểu diễn dãy kí tự sang mã nhị phân: “Lop 10A1 co 45 em”? · Các nhóm tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả. HS: Đưa ra kết quả 4. Mã hoá thông tin trong máy tính: · Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin. · Để mã hoá thông tin dạng văn bản dùng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0 đến 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự. VD: 01101100 01101111 01110000 00100000 00110001 00110000 01100001 00110001 00100000 01100011 01101111 00100000 00110100 00110101 00100000 01100101 01101101 GV: giới thiệu một số hệ đếm thường dùng để học sinh làm quen HS: quan sát, theo dõi, ghi nhớ GV: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. GV hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm. Thập phân nhị phân hệ 16 Ø Từ thập phân sang nhị phân. Đầu tiên chúng ta chia số cần chuyển cho 2 và lấy phần dư, rối tiếp tục chia phần nguyên lấy phần dư, sau đó sắp xếp thứ tự phần dư theo thứ tự ngược từ dưới lên. Ví dụ: 37 chia 2 = 18 -> dư 1 18 chia 2 = 9 -> dư 0 9 chia 2 = 4 -> dư 1 4 chia 2 = 2 -> dư 0 2 chia 2 = 1 -> dư 0 1 chia 2 = 0 -> dư 1 Sắp xếp thứ tự số dư từ dưới lên trên: 3710 = 1001012 Ø Từ nhị phân sang thập phân. Muốn chuyển đổi cơ số từ hệ nhị phân sang thập phân, ta lấy các chữ số trong phần nguyên của số cần chuyển nhân lần lượt với 2 mũ 0,1,2,3, tăng dần từ phải qua trái. Còn phần nguyên của số cần chuyển ta sẽ nhân lần lượt với 2 mũ -1, -2, -3, giảm dần từ phải qua trái. Phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách nhau bằng dấu chấm “.” VD: Chuyển 1010.0112 sang số thập phân? 0 0 0 0 1 0 1 0 . 0 1 1 7 6 5 4 3 2 1 0 -1 -2 -3 Áp dụng như trên ta được: 1010.011BIN= 0x27 + 0x26 + 0x25 + 0x24 + 1x23 + 0x22 + 1x21 +0x20 + 0x2-1 +1x2-2 + 1x2-3= 0 + 0 + 0 + 0 + 8 + 0+ 2 + 0 + 0 + 0.25 + 0.125 = 10.375 Vậy 1010.0112 = 10.37510 ? Hãy biểu diễn các số sau sang hệ thập phân: 1001112, 11001012. · Các nhóm thực hành chuyển đổi. · Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1 byte. · Để xử lí thông tin loại phi số cũng phải mã hoá chúng thành các dãy bit. 5. Biểu diễn thông tin trong máy tính: a. Thông tin loại số: * Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. - Hệ đếm La Mã: Kí hiệu: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000. - Hệ thập phân: Kí hiệu: 0, 1, 2, , 9. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải. * Các hệ đếm thường dùng trong Tin học: – Hệ nhị phân (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1. Ví dụ: 10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 = 1110. – Hệ 16: (hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, , 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 684 * Biểu diễn số nguyên:Biểu diễn số nguyên với 1 byte như sau: Bit 7 bit 6 bit 5 bit 4 bit 3 bit 2 bit 1 bit 0 các bit cao các bit thấp – Bit 7 (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. Qui ước: 1 dấu âm, 0 dấu dương. b. Thông tin loại phi số: – Văn bản. – Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh ) · Nguyên lý mã hoá nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn. 5. Củng cố Những điểm cần lưu ý của bài: Các hệ đếm sử dụng trong tin học. Cách biếu diễn thông tin (số nguyên, số thực) trong máy tính. Làm bài tập 4 trang 17 sgk. Tuần: 02 Tiết PPCT: 04 Ngày soạn: 01/ 09/ 2021 §3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (3 tiết) I/ MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính. – Chỉ ra được máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann. – Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. 2. Về năng lực – Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT-TT – Năng lực chuyên biệt: Nhận biết các thiết bị của máy tính và chức năng của nó (Nhận biết phần cứng). Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy tính. 3. Về phẩm chất – HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Giáo án, tranh ảnh Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ - Đổi sang hệ nhị phân: 20; 25; 30. - Đổi sang hệ thập phân: 110011; 101001; 10101 3. Đặt vấn đề Máy tính là một công cụ lao động giúp con người khai thác tài nguyên thông tin. Với loại tài nguyên này, khi khai thác cần phải thực hiện các công việc sau: nhận thông tin, xử lí, đưa ra, truyền, lưu trữ. Ta có thể thực hiện được các công việc đó bằng một hệ thống tin học. Như vậy, hê thống tin học là một phương tiện dựa trên máy tính để làm các thao tác như nhận, xử lí, lưu trữ thông tin, 4. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về hệ thống tin học · Cho HS thảo luận vấn đề: Muốn máy tính hoạt động được phải có những thành phần nào? · Các nhóm lên bảng trình bày. · Giải thích: – Phần cứng: các thiết bị liên quan: màn hình, chuột, CPU, – Phần mềm: các chương trình tiện ích: Word, Excel, – Sự quản lý và điều khiển của con người: con người làm việc và sử dụng máy tính cho mục đích công việc của mình. · Cho các nhóm thảo luận: trong 3 thành phần trên thành phần nào là quan trọng nhất? · Tổ chức các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. ® con người Khái niệm hệ thống tin học: · Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin. · Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: – Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan. – Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. – Sự quản lí và điều khiển của con người. Hoạt động 2: Giới thiệu Sơ đồ cấu trúc của một máy tính. · Cho các nhóm tìm hiểu về các bộ phận của máy tính và chức năng cụ thể của chúng. · Các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày. · GV thống kê, phân loại các bộ phận. · Mô tả sơ đồ hoạt động của máy tínhĐT qua tranh ảnh. Chỉ cho HS từng bộ phận trên máy tính và đồng thời nêu ra chức năng của từng bộ phận. 2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào/ ra. Hoạt động của máy tính được mô tả qua sơ đồ sau: (tranh vẽ sẵn). · GV giới thiệu các bộ phận chính của CPU. · HS ghi chép. · Minh hoạ thiết bị: CPU GV: Em nào cho cô biết : Bộ nhớ trong bao gồm những bộ phận nào? HS trả lời: Bộ nhớ trong bao gồm Ram và Rom. GV: Giới thiệu về bộ nhớ chính và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong bộ nhớ chính. Phân biệt giữa ROM và RAM? HS: trả lời 3. Bộ xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit). CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. CPU gồm 2 bộ phận chính: – Bộ điều khiển CU (Control Unit): điều khiển các bộ phận khác làm việc. – Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic. – Ngoài ra CPU còn có các thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). Bộ nhớ chính (Main Memory): Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớ trong. Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ đọc được chứ không sửa đổi được. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc. 5. Củng cố Cấu trúc của máy tính. Các bộ phận của máy tính. Bài 1 và 2 SGK Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính" Ký duyệt của nhóm trưởng Đoàn Văn Nghị Ngày .... tháng .... năm 2021 Giáo viên Nguyễn Thị Thìn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx