Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

I/ MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Chỉ ra được những ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội;

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.

3. Về phẩm chất

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.

- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, tranh ảnh

- Phòng tin học

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc bài trước.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 6640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết PPCT: 19
Ngày soạn: 15/ 10/ 2021
Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Chỉ ra được những ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội;
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu các bước giải một bài toán trên máy tính?
Đặt vấn đề	
Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Giới thiệu một số ứng dụng của tin học
Đặt vấn đề: Mục tiêu của tin học là khai thác thông tin có hiệu quả nhất phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người.
GV: Nhắc lại một số đặc điểm ưu việt của máy tính?
HS: Tốc độ xử lí nhanh, khối lượng lưu trữ lớn, 
GV: Nêu các bài toán quản lí trong nhà trường?
HS: Quản lí HS, Quản lí GV, Quản lí thư viện, 
GV: Người ta thường dùng các phần mềm quản lí như: Excel, Access, Foxpro, 
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực điều khiển, tự động hoá mà em biết?
HS: Điều khiển nhà máy, phóng tên lửa, 
GV:Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực truyền thông mà em biết?
HS: Internet
GV:Hãy so sánh giữa soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ với máy tính điện tử?
HS: Trình bày nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt, 
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà em biết?
HS:Chế tạo Rôbôt
GV: Em đã sử dụng máy tính trong việc học tập như thế nào?
HS: Học tiếng Anh, học Toán, , trao đổi với bạn bè, 
GV: Kể tên một số phần mềm giải trí mà em thích?
HS: Nghe nhạc, chơi cờ, 
1. Giải các bài toán KHKT
Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
2. Hỗ trợ việc quản lý:
· Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
· Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
 + Tổ chức lưu trữ hồ sơ
 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá các thông tin).
 + Khai thác các thông tin 
( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
3. Tự động hoá và điều khiển.
Với sự trợ giúp của máy tính, con người có những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng. 
4. Truyền thông:
Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu của thế giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:
Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học giúp việc 
soạn thảo một văn bản trở nên nhanh 
chóng, tiện lợi và dễ dàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người ( như người máy ASIMO )
7. Giáo dục
 Với sự hỗ trợ của Tin học ngành giáo dục đã có những bước tiến mới, giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
8. Giải trí
Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh, giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress 
5. Củng cố
Nắm bắt các ứng dụng của tin học trong đời sống và xã hội.
Bài tập 1,2 trang 52 sgk và 1, 2, 3 trang 57 sgk.
Tuần: 10
Tiết PPCT: 20
Ngày soạn: 11/ 10/ 2021
BÀI 9:TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội;
- Chỉ ra được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những ứng dụng của tin học trong quản lý, truyền thông, giáo dục, giải trí?
3. Đặt vấn đề	
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Đặt vấn đề: Ta đã biết ứng dụng của tin học 
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy sự ảnh hưởng của Tin học trong cuộc sống xã hội ngày nay như thế nào?
· GV hướng dẫn các nhóm thảo luận từng vấn đề.
· Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến.
GV: Nêu những thành tựu phát triển xã hội có nhờ vào sự đóng góp của tin học mà em biết?
HS: Y tế, giáo dục, xã hội, 
GV: Theo em như thế nào là phát triển ngành tin học?
HS:Sử dụng có hiệu quả và phát triển.
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
· Nhu cầu của xã hội ngày càng lớn cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của tin học.
 Ngược lại sự phát triển của tin học đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
· Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội tin học hoá
GV: Nêu những lợi ích mà ngành tin học mang lại cho con người?
· Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến.
2. Xã hội tin học hoá.
Nhờ sự hỗ trợ của tin học:
· Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.
· Tăng năng suất lao động
· Giảm nguy hiểm, thiệt hại cho con người
· Giao dịch thuận tiện
· Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá
GV: Vì sao phải có ý thức bảo vệ thông tin?
HS: Thông tin là tài sản chung của mọi người.
GV: Nêu ra những hành vi được coi là phạm pháp đối với việc sử dụng thông tin?
HS: phá hoại thông tin, tung virus vào mạng, tung thông tin có hại,
GV: Ta phải học tập và sử dụng tin học như thế nào cho đúng?
HS: Thường xuyên học tập và nâng cao trình 
độ để có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ và không vi phạm pháp luật.
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá
· Thông tin là tài sản chung của mọi người, do đó phải có ý thức bảo vệ chúng.
· Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tin học đều coi là bất hợp pháp 
(như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung virus )
· Xã hội phải đề ra những qui định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội 
phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ 
khác nhau.
5. Củng cố
 – Cần nắm bắt các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 – Có hành vi và thái độ đúng khi sử dụng công cụ tin học.
Ký duyệt của nhóm trưởng
Đoàn Văn Nghị
Ngày .... tháng .... năm 2021
Giáo viên
Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_10_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi.docx