Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 5+6+7: Giới thiệu về máy tính - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 5+6+7: Giới thiệu về máy tính - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính .

- Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neuman

2. Kỹ năng

Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác và có ý thức học hỏi

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Biết thành phần quan trọng nhất của máy tính là CPU và bộ nhớ, các thiết bị máy tính

- Năng lực sử dụng CNTT: Củng cố hiểu biết ban đầu về CPU, bộ nhớ, các thiết bị máy tính

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, SBTTH10, giáo án, máy tính, màn tương tác và bảng phụ.

2. Học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề và phân nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp:

Tiết 1: Ngày giảng; 23/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: . Vắng:

Tiết 2: Ngày giảng; 24/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: . Vắng:

Tiết 3: Ngày giảng; 30/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: . Vắng:

2. Tiến trình bài học:

Tiết 1:

 

docx 10 trang yunqn234 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 5+6+7: Giới thiệu về máy tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2020 Tiết thứ: 5, 6,7
CHỦ ĐỀ 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
§3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính . 
- Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neuman 
2. Kỹ năng 
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác và có ý thức học hỏi
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Biết thành phần quan trọng nhất của máy tính là CPU và bộ nhớ, các thiết bị máy tính
- Năng lực sử dụng CNTT: Củng cố hiểu biết ban đầu về CPU, bộ nhớ, các thiết bị máy tính 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGVTH10, SGKTH10, SBTTH10, giáo án, máy tính, màn tương tác và bảng phụ.
2. Học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề và phân nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 
Tiết 1: Ngày giảng; 23/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: .. Vắng: 
Tiết 2: Ngày giảng; 24/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: .. Vắng: 
Tiết 3: Ngày giảng; 30/9/2020: Lớp 10A1: Sĩ số: .. Vắng: 
2. Tiến trình bài học: 
Tiết 1:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6’)
(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước: cách biểu diễn thông tin trong máy tính
(2). Phương pháp: Hỏi đáp/ trình bày
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính
(5). Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
Hỏi: Đổi số sau sang hệ nhị phân và hexa: 234.62510
- HS: Lên bảng trình bày
- GV: Gọi học sinh nhận xét, bổ xung và tổng hợp lại, cho điểm.
Dự kiến sản phẩm:
234.62510=11101010.1012=EA.A16
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hệ thống Tin học (8’)
(1). Mục tiêu: Học sinh nắm khái niệm hệ thống tin học, thành phần và chức năng của từng thành phần trong hệ thống tin học
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Học sinh nắm được kiến thức phần 1	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chiếu câu hỏi: Hệ thống Tin học là gì? Hệ thống Tin học gồm những thành phần nào?
- Chia nhóm HS, thảo luận.
- Yêu cầu 1 nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét chung, chốt kiến thức
- Tham khảo SGK, nghiên cứu, thảo luận.
- Báo cáo kết quả trên bảng phụ.
- Trình bày.
- Lắng nghe, ghi bài.
1. Khái niệm hệ thống tin học:
* Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
* Hệ thống tin học gồm 3 thành phần:
- Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan.
- Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện.
- Sự quản lí và điều khiển của con người.
Hoạt động 2: Sơ đồ cấu trúc của một máy tính (10’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh nắm các thành phần của máy tính
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Sơ đồ cấu trúc của máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho các nhóm tìm hiểu về các bộ phận của máy tính và chức năng cụ thể của chúng? Mô tả sơ đồ hoạt động của MTĐT qua tranh ảnh và đồng thời nêu ra chức năng của từng bộ phận?
- Gọi 1 nhóm học sinh trả lời.
- Gọi 1 học sinh nhận xét và tổng hợp nhận xét
- Tham khảo sgk, nghiên cứu, thảo luận nhóm và ghi phần trả lời vào bảng phụ.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
Cấu trúc chung của máy tính bao gồm:
Bộ xử lý trung tâm
Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
Các thiết bị vào/ ra.
Hoạt động của máy tính được mô tả qua sơ đồ sau:
3. Hoạt động 3: Bộ xử lý trung tâm (CPU) (10’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh biết được bộ xử lý trung tâm là gì? Có những chức năng nào?
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Biết được khái niệm CPU và chức năng của CPU
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS: Thảo luận nội dung: CPU là gì? Gồm những bộ phận nào? Trình bày chức năng từng phần?
- Yêu cầu HS báo cáo kêt quả: Gọi 1 nhóm trả lời.
- Gọi 1 học sinh nhận xét và tổng hợp nhận xét
- Tham khảo SGK. Thảo luận nhóm và ghi phần trả lời bào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
3. Bộ xử lý trung tâm ( CPU – Central Processing Unit).
- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển CU (Control Unit): điều khiển các bộ phận khác làm việc.
+ Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic.
– Ngoài ra CPU còn có các thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).
* Minh hoạ thiết bị: CPU
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’)
(1). Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức vừa học
(2). Phương pháp: Trả lời câu hỏi
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS nghiên cứu trả lời.
Câu 1: Hệ thống Tin học là gì? Gồm những thành phần nào?
Câu 2: Vẽ sơ đồ cấu trúc của một máy tính?
Dự kiến trả lời:
Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
Hệ thống tin học gồm 3 thành phần:
+ Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan.
+ Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện.
+ Sự quản lí và điều khiển của con người.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (2’)
(1). Mục tiêu: Nắm được kiến thức trọng tâm: Sơ đồ cấu trúc của máy tính, Bộ xử lý trung tâm
(2). Phương pháp: Giao bài tập
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: SGK
(5). Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS về học bài cũ và đọc trước phần 4,5/SGK- 20,21
V. RÚT KINH NGHIỆM
 ................................................................................................................... ...........................................................................................................
Tiết 2:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’)
(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước: khái niệm hệ thống Tin học là gì, nắm được sơ đồ cấu trúc của một máy tính, bộ xử lý trung tâm- CPU.
(2). Phương pháp: Hỏi đáp/ trình bày
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính
(5). Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động:
- GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1. Hệ thống Tin học là gì? Được chia làm mấy phần? Thành phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Theo em 1 chiếc máy tính bao gồm những thành phần nào? Thành phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- HS: Lên bảng trình bày
- GV: Gọi học sinh nhận xét, bổ sung và tổng hợp lại. Cho điểm
- Dự kiến trả lời: 
1. Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
* Hệ thống tin học gồm 3 thành phần:
– Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan.
– Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện.
+ Sự quản lí và điều khiển của con người: 3 thành phần trên thì Sự quản lí và điều khiển của con người là thành phần quan trọng nhất vì nếu không có sự quản lý và điều khiển của con người thì 2 thành phần còn lại trở nên vô dụng.
2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính gồm: Bộ nhớ ngoài, bộ xử lý trung tâm ( gồm bộ điều khiển, bộ số học/logic), bộ nhớ trong, thiết bị vào, thiết bị ra
+ Trong đó bộ xử lý trung tâm là quan trọng nhất vì đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ nhớ trong (15’)
(1). Mục tiêu: Học sinh nắm được bộ nhớ trong dùng để làm gì? Gồm những thành phần nào? Chức năng của từng thành phần là gì?
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi, nắm được kiến thức mới.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS. Yêu cầu các nhóm quan sát H12, H13/SGK. Hãy cho biết chức năng của RAM và ROM? Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa chúng. 
- Gọi 1 nhóm lên trả lời và nhận xét, đánh giá câu trả lời và đưa ra kiến thức mới về bộ nhớ trong
- Nghiên cứu, quan sát hình, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Ghi phần trả lời của nhóm mình vào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
4. Bộ nhớ trong
- Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý
- Bộ nhớ trong gồm 2 phần
+Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory):
 - Chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn.
 - Dữ liệu trong ROM không xoá được.
 - Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi.
+ Bộ nhớ RAM( Random Acess Memory):
 - Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
· Bộ nhớ trong gồm các ô nhớ được đánh số thứ tự từ 0. Số thứ tự của một ô nhớ được gọi là địa chỉ của ô nhớ đó. Máy tính truy cập dữ liệu ghi trong ô nhớ thông qua địa chỉ của nó.
* Phân biệt
ROM
RAM
- Là bộ nhớ trong
- Thông tin do nhà sản xuất đưa vào. Chỉ có thể đọc được thông tin trên Rom
- Không thể xóa, không mất đi kể cả tắt máy hoặc mất điện.
- Là bộ nhớ trong
- Đọc, ghi dữ liệu trong thời gian xử lý ( người sử dụng đưa vào).
- Thông tin, dữ liệu sẽ mất đi nếu mất điện hoặc tắt máy.
Hoạt động 3: Bộ nhớ ngoài (10’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được bộ nhớ ngoài dùng để làm gì? Thiết bị nào được được coi là bộ nhớ ngoài?
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi, nắm được kiến thức mới.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS. Đặt câu hỏi: Bộ nhớ ngoài dùng để làm gì? Hãy kể tên những bộ nhớ ngoài mà em biết?
- Gọi 1 nhóm lên trả lời và nhận xét, đánh giá câu trả lời và đưa ra kiến thức mới về bộ nhớ trong
- Nghiên cứu sgk, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Ghi phần trả lời của nhóm mình vào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): Dùng để lưu trữ lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB 
C. LUYỆN TẬP (10’)
(1). Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức vừa học
(2). Phương pháp: Trả lời câu hỏi
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV đưa câu hỏi:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Ram có dung lượng nhỏ hơn Rom
Thông tin trong Ram sẽ bị mất khi tắt máy
Ram có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm
Câu 2: Bộ nhớ trong gồm những bộ phận nào?
a. RAM và CD	b. RAM và CPU
c. RAM và ROM	d. CD và máy chiếu
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)
(1). Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được học về bộ nhớ để làm bài tập.
(2). Phương pháp: Giao bài tập
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: SGK
(5). Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS về học bài cũ và đọc bài mới
`	- Phân biệt bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong
V. RÚT KINH NGHIỆM
 ................................................................................................................... ...........................................................................................................
Tiết 3:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước: Phân biệt được bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
(2). Phương pháp: Hỏi đáp/ trình bày
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: Màn tương tác, máy tính
(5). Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV: Yêu cầu học sinh lên bảng trả lời câu hỏi sau: Phân biệt giữa RAM và ROM
- HS: Lên bảng trình bày
- GV: Gọi học sinh nhận xét, bổ xung và tổng hợp lại. Cho điểm
Dự kiến trả lời: 
Bộ nhớ ngoài (RAM)
Bộ nhớ trong (ROM)
Là thiết bị lưu trữ dữ liệu và chương trình
Có tốc độ truy xuất nhanh
Là nơi dữ liệu được xử lý
Có dung lượng nhỏ
Là thiết bị lưu trữ dữ liệu và chương trình
Có tốc độ truy xuất chậm
Lưu trữ lâu dài
Có dung lượng lớn
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu thiết bị vào (9’)
(1). Mục tiêu: Học sinh nắm được thiết bị nào của máy tính là thiết bị vào
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Nhận biết được các thiết bị vào của MT
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS. Đặt câu hỏi: Các nhóm quan sát hình vẽ SGK/23-24. Hãy cho biết thiết bị vào là gì? Cho VD?
- Gọi 1 nhóm lên trả lời và nhận xét, đánh giá câu trả lời và đưa ra kiến thức mới về bộ nhớ trong
- Nghiên cứu sgk, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Ghi phần trả lời của nhóm mình vào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
6. Thiết bị vào (Input Device)
– Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
Có nhiều loại thiết bị vào như :
+ Bàn phím ( Keyboard)
+ Chuột (Mouse)
+ Máy quét (Scanner)
+ Webcam: là một camera kĩ thuật số.
Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị vào ngày càng đa dạng: máy ảnh số, máy ghi hình, máy ghi âm số để đưa thông tin vào máy tính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thiết bị ra (9’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được thiết bị ra là gì ? Thiết bị nào được được coi là thiết bị ra?
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: Màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Nhận biết được các thiết bị ra của MT
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS. Đặt câu hỏi: Thiết bị ra là gì? Hãy kể tên những thiết bị ra mà em biết?
- Gọi 1 nhóm lên trả lời và nhận xét, đánh giá câu trả lời và đưa ra kiến thức mới về bộ nhớ trong
- Nghiên cứu sgk, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Ghi phần trả lời của nhóm mình vào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
7. Thiết bị ra (Output device):
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Có nhiều thiết bị ra như màn hình, máy in...
- Màn hình (Monitor): Có cấu tạo tương tự như tivi. Khi làm việc có thể xem màn hình là tập hợp các điểm ảnh, mỗi điểm có độ sáng, màu sắc khác nhau. Chất lượng cua màn hình được quyết định bởi các tham số sau như: Độ phân giải, chế độ màu.
- Máy in (Printer): Máy in có nhiều loại như máy in kim, máy in phun, máy in laser... dùng để in thông tin ra giấy. Máy in có thể là đen trắng hoặc màu.
- Máy chiếu (Projector): Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng.
- Loa và tai nghe (Speaker and Headphon).
 - Môđem (Modem): Là thiết bị truyền thông giữa các máy tính thông qua đường truyền, chẳng hạn đường điện thoại. Có thể xem môđem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa dữ liệu vào và lấy dữ liệu ra từ máy tính.
Hoạt động 4: Hoạt động của máy tính (12’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh nắm nguyên lý hoạt động của máy tính
(2). Phương pháp: Phát hiện vấn đề, kĩ năng trình bày
(3). Hình thức: Hoạt động nhóm.
(4). Phương tiện: màn tương tác, máy tính, bảng nhóm
(5). Sản phẩm: Kiến thức về nguyên lý hoạt động của máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chia nhóm HS. Đặt câu hỏi: Các thành phần máy tính mà các em vừa được học liệu đã hoạt động được chưa? Vậy nó cần thêm gì để hỗ trợ?
- Gọi 1 nhóm lên trả lời và nhận xét, đánh giá câu trả lời và đưa ra kiến thức mới về bộ nhớ trong
- Nghiên cứu sgk, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Ghi phần trả lời của nhóm mình vào bảng phụ.
- Báo cáo kết quả.
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
8. Hoạt động của máy tính:
· Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:
Máy tính hoạt động theo chương trình.
+ Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm. Mỗi lệnh thể hiện một thao tác xử lí dữ liệu.
+ Máy tính có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước một cách tự động mà không cần có sự tham gia của con người.
Nguyên lí lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Nguyên lý Von Neumann: Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Von Neu mann.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’)
(1). Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức vừa học
(2). Phương pháp: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
(3). Hình thức: Làm việc cá nhân.
(4). Phương tiện: Màn tương tác, máy tính.
(5). Sản phẩm: Nhận biết được các thiết bị vào của MT
Nội dung hoạt động
	- GV đưa câu hỏi:
Câu 1: Hãy ghép mỗi thiết bị ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải?
Thiết bị
Chức năng
Thiết bị vào
Thực hiện các phép toán số học/ lôgic
Bộ nhớ ngoài
Để đưa thông tin ra
Bộ nhớ trong
Điều khiển hoạt động đồng bộ của các bộ phận trong máy tính và các thiết bị ngoại vi liên quan
Bộ điều khiển
Lưu trữ thông tin cần thiết để máy tính hoạt động và dữ liệu trong quá trình xử lý
Bộ số học/lôgic
Dùng để nhập thông tin vào
Thiết bị ra
Lưu trữ thông tin lâu dài
	- Hs quan sát, suy nghĩ, nhớ lại bài học để thực hiện.
Dự kiến trả lời : 1e 2f 3d 4c 5a 6b
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (2’)
(1). Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được học về thiết bị vào thiết bị ra, nguyên lý hoạt động của máy tính. 
(2). Phương pháp: Giao bài tập
(3). Hình thức: Cá nhân
(4). Phương tiện: SGK
(5). Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi
Nội dung hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS về học bài cũ và đọc bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM
 ................................................................................................................... ...........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_567_gioi_thieu_ve_may_tinh_nam_h.docx