Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết tin học là một ngành khoa học.

 - Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.

 - Biết các đặt trưng ưu việt của máy tính.

 - Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

 2. Kĩ năng:

 3. Thái độ: Yêu thích ngành tin học, làm cho các em bước đầu có sự hứng thú

 4. Phát triển năng lực phẩm chất của học sinh

 Học sinh bước đầu có hứng thứ, chủ động nắm bắt, thu thập tri thức khoa học, từ đó làm nảy sinh nhu cầu học tập không ngừng và có động cơ, định hướng cụ thể.

II. Đồ dung dạy học:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sơ đồ máy vi tính.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không

 

doc 138 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1( Từ ngày 07/09-12/09/2020)
Ngày soạn: 02/09/2020
Chương I:	MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
 §1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	- Biết tin học là một ngành khoa học.
	- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.
	- Biết các đặt trưng ưu việt của máy tính.
	- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
	2. Kĩ năng:
	3. Thái độ: Yêu thích ngành tin học, làm cho các em bước đầu có sự hứng thú
 4. Phát triển năng lực phẩm chất của học sinh
	Học sinh bước đầu có hứng thứ, chủ động nắm bắt, thu thập tri thức khoa học, từ đó làm nảy sinh nhu cầu học tập không ngừng và có động cơ, định hướng cụ thể.
II. Đồ dung dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sơ đồ máy vi tính.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Không
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Chúng ta nhắc nhiều đến tin học nhưng thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó là rất ít.
- Khi ta nói đến Tin học là nói đến máy tính cùng các dữ liệu trong máy được lưu trữ và xử lý phục vụ cho các mục đích khác nhau trong mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và những hiểu biết của các em về máy tính. Hãy cho biết máy tính có thể làm được những gì?
- Vậy các em biết ngành Tin học hình thành và phát triển như thế nào không?
-Em haõy keå teân moät soá ngaønh trong thöïc teá duøng ñeán söï trôï giuùp cuûa tin hoïc.
-Tin hoïc coù phaûi laø moät ngaønh khoa hoc khoâng?
- Phân tích, nhận xét.
* Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của Tin học
- Thực tế cho thấy Tin học là ngành ra đời chưa được bao lâu nhưng những thành quả mà nó đem lại cho con người thì vô cùng lớn lao. Cùng với Tin học, hiệu quả công việc được tăng lên rõ ràng nhưng cũng chính từ nhu cầu khai thác thông tin của con người đã thúc đẩy cho Tin học phát triển.
- Theo quan điểm truyền thống 3 nhân tố cơ bản của nền kinh tế là gì?
- Ngày nay, ngoài 3 nhân tố then chốt đó x/hiện 1 nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin - một dạng tài nguyên mới. 
- Xã hội loài người trải qua bao nhiêu nền văn minh?
- Trải qua 3 nền văn minh: NN, CN, TT và mỗi nền văn minh đều gắn với 1 công cụ lao động.
- Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là MTĐT, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
- Trong bối cảnh đó, ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học.
- Vậy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và những hiểu biết của các em. Hãy kể tên những ngành trong thực tế có dùng đến sự trợ giúp của tin học?
- Nhận xét và phân tích.
- Trong vài thập niên gần đây sự phát triển như vũ bão của tin học đã đem lại cho loài người một kỉ nguyên mới “kỉ nguyên của công nghệ thông tin” với những sang tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện đại. 
ChuyÓn ý: - Câu hỏi đặt ra là vì sao nó lại phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho con người đến thế?--> Đặc tính và vai trò của MTĐT.
* Hoạt động 3: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
- Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho việc tính toán thuần tuý. Nếu so với máy tính hiện nay thì tốc độ xữ lý của nó rất chậm, kích thước cồng kềnh, chạy bằng động cơ à tiếng ồn và tốn nhiều nhiên liệu, thời gian bảo trì lâu, .
- Vậy vai trò của MTĐT là gì?
- Phân tích và nhận xét.
- Các em hãy kể tên những đặc tính ưu việt của máy tính điện tử?
- Lấy vd từng đặc tính?
- Phân tích và nhận xét
* Hoạt động 4: Thuật ngữ “Tin học”
- Chúng ta tìm hiểu 1 số thuật ngữ tin học được sử dụng
- Từ những tìm hiểu ở trên ta có thể rút ra được khái niệm tin học là gì?
- Hãy cho biết tin học là gì?
- Phân tích và nhận xét.
- HS nghe giảng.
- Nghe giảng.
- HS trả lời: Tính toán, soạn thảo văn bản, thiết kế, nghe nhạc, games, .
- HS trả lời.
- HS nghe giảng.
- Nghiên cứu sgk trả lời.
- Nghe giảng.
- HS trả lời
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nghe giảng.
- Nghiên cứu sgk và trả lời.
- 1 đĩa mềm đường kính 8,89cm nó có thể lưu nội dung 1 quyển sách dày 400 trang.
- Mạng Internet.
- Nghe giảng.
- Tham khảo sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
1. Sự hình thành và phát triển của Tin học
- Là ngành khoa học xuất hiện muộn nhất, phát triển nhanh nhất và ứng dụng rộng rãi nhất.
- Tin học dần hình thành và phát triển trở thành 1 ngành khoa học độc lập, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù riêng.
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
* Vai trò: Là công cụ lao động do con người sáng tạo ra để trợ giúp trong công việc, hiện không thể thiếu trong kỉ nguyên thông tin và ngày càng có thêm nhiều khả năng kì diệu.
* Đặc tính:
- Tính bền bỉ (làm việc 24/24)
- Tốc độ xử lí nhanh.
- Độ chính xác cao.
- Lưu trữ được nhiều thông tin trong không gian hạn chế.
- Giá thành hạàTính phổ biến cao.
- Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
- Có thể lk tạo thành mạng MTàKhả năng thu nhập và xử lí thông tin tốt hơn.
3. Thuật ngữ “Tin học”
 Một số thuật ngữ tin học được sử dụng là:
- Pháp: Informaticque.
- Anh : Informatics.
- Mĩ: Computer science.
 * Khái niệm TH: 
- Tin học là ngành khoa học dựa trên máy tính điện tử.
- Nó nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin
- Nghiên cứu các qui luật, phương pháp thu thập, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	1. Củng cố: Nhắc lại một số khái niệm mới.
	2. Dặn dò: Học bài, làm bài 1, 2, 3, 4, 5 sgk trang 6 và xem trước bài mới (bài 2).
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 1( Từ ngày 07/09-12/09/2020)
Ngày soạn: 02/09/2020
§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
(TiÕt 2) 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	 - Biết khái niệm thông tin, lượng tt, các dạng tt, mã hoá thông tin cho máy tính.
 - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
 - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
 	2. Kĩ năng:
	 - Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
	3. Thái độ:
II. Đồ dung dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Nêu các đặc tính ưu việt của máy tính?
Gọi 1 hs lên bảng trả lời.
Gọi hs khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
Giáo viên nhận xét và đánh giá.
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu.
- Trong cuộc sống xh, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác.
- Lấy một số vd để hs hiểu về thông tin.
- Vậy thông tin là gì?
- Phân tích và nhận xét.
- Hãy lấy 1 số ví dụ khác về thông tin?
- Phân tích và nhận xét.
- Những thông tin đó con người có được là do đâu, và máy tính muốn có được thông tin đó là nhờ đâu? 
- Nhận xét và đưa ra khái niệm dliệu.
* Hoạt động 2: Đơn vị đo lượng thông tin.
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều hàm chưa 1 lượng tt. Có những tt luôn ở một trong 2 trạng thái hoặc đúng hoặc sai. Hai trạng thái này được biểu diễn trong MT là 0 và 1. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn tt trong máy tính.
- Lấy vd minh hoạ: Trạng thái của bóng đèn chỉ có thể là sáng (1) hoặc tối (0). Nếu cô có 8 bóng đèn và chỉ có bong 1, 3, 4, 5 sáng còn lại là tối thì nó sẽ được biểu diễn như sau: 10111000.
- Nếu 8 bóng đèn đó có bóng 2, 3, 5 sáng còn lại tối thì em biểu diễn ntn? 
- Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo lượng thông tin.
- Treo bảng phụ các đơn vị bội của byte (sgk trang 8).
* Hoạt động 3: Các dạng thông tin.
- Các em đã xem trước bài ở nhà. Hãy cho cô biết có máy loại thông tin, kể tên và cho ví dụ?
- Phân tích và nhận xét.
- Với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác.
* Hoạt động 4: Mã hoá thông tin trong máy tính.
- Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy có thể hiểu và xử lý. Và việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
- Vậy thế nào là mã hoá thông tin?
- Lấy vd bóng đèn ở trên. Nếu nó có trạng thái sau “Tối, sáng, sáng, tối, sáng, tối, tối, sáng” thì nó sẽ được viết dưới dạng nào?
- Mỗi văn bản thường là những gì?
- Nhận xét và phân tích.
- Các kí tự đó bao gồm những gì?
- Vậy để mã hoá thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hoá các kí tự.
- Lấy vd minh hoạ.
 Vd: Kí tự A
 Mã thập phân: 65.
 Mã thập phân: 01000001
- Yêu cầu hs lấy 1 số vd khác?
- Phân tích và nhận xét.
- Hiện nay nước ta đã chính thức sử dụng bộ mã Unicode (65536) như bộ mã chung để thể hiện các vb hành chính.
 Vd: 1 bit 	 21 kí tự
 2 bit 	 22 kí tự
 : :
 n bit	 2n kí tự
- Để mã hoá được bảng chữ cái gồm 26 kí tự ta cần tối thiểu bao nhiêu bit?
- Phân tích và nhận xét.
- Nghe giảng.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Bạn A 16 tuổi, cao 1m65, đó là thông tin về A.
- Do chúng ta quan sát và đưa thông tin vào máy tính.
- Nghe giảng.
- Theo dõi vd.
- 01010100.
- Quan sát bảng phụ.
- Thông tin có 3 dạng:
+ Dạng văn bản: Báo chí, sách, vở,...
+ Dạng hình ảnh: Bản đồ, bức tranh,.
+ Dạng âm thanh: Tiếng nói, .
- Nghe giảng.
- suy nghĩ, trả lời.
- Được viết dưới dạng: 01101001.
- Là 1 dãy các kí tự viết liên tiếp theo những quy tắc nào đó. 
- Các chữ cái thường và hoa, các chữ số thập phân, các dấu phép toán, các dấu ngắt câu,..
- Quan sát vd.
- Cho 1 số ví dụ.
- Cần 5 bit.
- Nghe giảng.
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
- Thông tin: Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.
- Dữ liệu: Là thông tin đã được đưa vào máy tính.
2. Đơn vị đo lượng thông tin.
- Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin (bit chứa 1 trong 2 trạng thái 0 và 1).
- Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo lượng thông tin
1 Byte = 8 Bit.
1 KB = 1024 B.
1MB = 1024 KB.
1GB = 1024 MB.
1 TB = 1024 GB.
1PB = 1024 TB.
3. Các dạng thông tin.
 Có 2 loại thông tin:
- Loại số: Số nguyên, số thực,...
- Loại phi số: có 3 dạng cơ bản
+ Dạng văn bản.
+ Dạng hình ảnh.
+ Dạng âm thanh.
4. Mã hoá thông tin trong máy tính.
- Khái niệm: Thông tin muốn máy tính xử lý được cần phải được đổi thành dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hoá thông tin.
01101001
Vd:
UUUU :
 TT gốc TT mã hoá
- Để mã hoá vb dung mã ASCII gồm 256 (28) kí tự được đánh số từ 0-225, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
- Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.
- Ngày nay người ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá. Mã hoá được 65536 (= 216) kí tự khác nhau.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Củng cố: - Thông tin và đơn vị đo thông tin.
 - Các dạng thông tin và mã hoá thông tin trong máy tính.
	2. Dặn dò: Về học bài và xem trước phần tiếp theo của bài 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 2 ( Từ ngày 14/09-19/09/2020)
Ngày soạn: 07/09/2020
§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 
(TiÕt 3)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
 	2. Kĩ năng:
	 - Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
	3. Thái độ:
II. Đồ dung dạy học:
 Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: + Muốn máy tính hiểu và xử lí thông tin người ta làm thế nào? Thế nào là thông tin? dữ liệu?
 + Nêu những đơn vị để đo thông tin? Có mấy dạng thông tin, cho vd? 
Gọi lần lượt 2 hs lên bảng trả lời từng câu hỏi.
Gọi hs khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
Giáo viên nhận xét và đánh giá.
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Biểu diễn thông tin trong máy tính qui về 2 loại chính: số và phi số.
- Hãy trình bày khá niệm hệ đếm?
- Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
- Nghiên cứu sgk. Hãy cho biết hệ đếm nào phụ thuộc vị trí và hệ đếm nào không phụ thuộc vị trí. Cho vd?
- Phân tích và nhận xét.
- Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.
Vd: Biểu diễn số 7, ta viết: 1112 (hệ cơ số 2), 710 (hệ cơ số 10), 716 (hệ cơ số 16)
- Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte, để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1 byte.
- Ta xét việc biểu diễn số nguyên 1 byte.
- Hãy nhắc lại 1 byte gồm bao nhiêu bit?
- Các bit của 1 byte được đánh số như thế nào? 
- Ta gọi 4 bit số hiệu nhỏ là các bit thấp, bốn bit số hiệu lớn là các bit cao.
- 1 byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi nào?
- Phân tích và nhận xét.
- Trong toán học ta thường viết các số lẽ như thế nào?
- Nhưng trong tin học ta viết như sau:
vd: 13 456,25=13456.25
- Em thấy có gì khác nhau giữa 2 cách viết này?
- Mọi số thực đều có thể biểu diễn được dưới dạng dấu phẩy động.
- Vd: Số 13 456,25 được biểu diễn dưới dạng 0.1345625*255.
- Hãy lấy 1 số ví dụ khác?
- Máy tính sẽ lưu trữ các thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.
- Máy tính có thể dùng 1 dãy bit để biểu diễn một kí tự, chẳng hạn mã ASCII của kí tự đó.
- Vậy để biểu diễn một dãy các kí tự, máy tính dùng gì để biểu diễn?
- Phân tích và nhận xét.
- Vd: Dãy 3 byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu kí tự “Tin”
- Hãy biểu diễn xâu kí tự “Lop”?
- Ngoài thông tin loại phi số dạng văn bản, hiện nay việc tìm cách biểu diễn hiệu quả các dạng thông tin loại phi số như: hình ảnh, âm thanh,.. cũng rất được quan tâm.
- Nghe giảng.
- Nghiên cứu sgk trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời. Vd: Hệ chữ cái La Mã và hệ thập phân.
- Nghe giảng.
- Chú ý và quan sát các vd.
- Nghe giảng.
- Nghe Giảng.
1byte = 8bit
- Từ phải sang trái bắt đầu = 0.
- Nghe giảng.
- Nghiên cứu sgk và trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trả lời
- Nghe giảng.
- Quan sát ví dụ.
- Cho ví dụ.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Dùng 1 dãy byte.
- Nghe giảng.
- Làm ví dụ.
- Nghe giảng.
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
 Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá thanh dãy bit.
a. Thông tin loại số:
+ Hệ đếm: Là tập hợp các kí tự và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
- Hệ thập phân (cơ số 10): Hệ dung các số 0,..,9 để biểu diễn.
- Nếu một số N trong hệ số đếm cơ số b có biểu diễn là:
N=dndn-1dn-2 d1d0,d-1d-2 d-m
Thì giá trị của nó là:
N=dnbn+dn-1bn-1+ +d0b0 +
 d-1b-1+ +d-mb-m
 vd: 43,3=4.101+3.100+3.10-1
* Biểu diễn số nguyên:
- Phần nhỏ nhất của bộ nhớ (còn gọi là ô nhớ), chứa 1 trong 2 trạng thái (1 hoặc 0) gọi là bit, tượng trưng bằng 1 ô vuông.
- Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte
Bit 7
Bit 6
Bit 5
Bit 4
Bit 3
Bit 2
Bit
1
Bit
0
 Các bit cao Các bit thấp
- Bit 7 dùng để xác định số nguyên đó là dấu âm (1) hay dấu dương (0).
- 6 bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân.
- 1 byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi từ -127à127
* Biểu diễn số thực
- Trong tin học dấu ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân được thay bằng dấu (.)
- Dạng dấu phẩy động: Mọi số thực đều có thể biểu diễn được dưới dạng 
Trong đó: 
 M: được gọi là phần định trị.
 K: Phần bậc (số nguyên không âm)
b. Thông tin loại phi số:
 * Văn bản:
- Để biểu diễn một xâu kí tự, máy tính có thể dung một dãy byte, mỗi byte biểu diễn 1 kí tự theo thứ tự từ trái sang phải.
* Các dạng khác: hình ảnh, âm thanh,..
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Củng cố:
Cách biểu diễn thông tin trong máy tính:
+ Loại số: Hệ nhị phân, thập phân và hexa.
+ Loại phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Dặn dò:
Về học bài và làm các bài tập 1à5 sgk trang 17. Và các bài tập và thực hành 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 Tuần 2 ( Từ ngày 14/09-19/09/2020)
Ngày soạn: 07/09/2020
Bài tập và thực hành 1 (Tiết 4)
LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	 - Cũng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính.
	 - Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu kí tự, số nguyên.
	 - Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
	2. Kĩ năng:
	3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: Không.
Nội dung bài mới: 
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tin học, máy tính.
- Ở 3 tiết trước chúng ta đã học được những gì?
- Phân tích và nhận xét.
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các kiến thức đó bằng những bài tập cụ thể.
- Câu a1 trang 16, mỗi tổ sẽ thảo luận 1 phương án, xem phương án đó là khẳng định đúng hay sai?
- Nhận xét, đánh giá và kết luận phương án nào là khẳng định đúng.
- Gọi hs lên bảng ghi lại các đơn vị dùng để đo thông tin và cách biến đổi chúng?
- Phân tích và nhận xét.
- Đọc a2 trang 16 và chọn những khẳng định đúng?
- Giải thích tại sao những khẳng định A và D là sai?
- Đọc a3 trang 16.
- Gợi ý cho hs là ở đây đề bài không nói đến bao nhiêu hs nam và nữ để chúng ta cho số lượng hs nam hay nữ là tuỳ ý, do đó chúng ta có nhiều cách biểu diễn.
- Một bit biểu diễn được mấy trạng thái?
-Vậy thì chúng ta phải làm sao để các trạng thái này biểu diễn được nam và nữ?
* Hoạt động 2: Sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá và giải mã.
- Hướng dẫn lại cho hs cách sd bảng mã ASCII cơ sở trang 169.
- Lưu ý cho hs biết sau khi biểu diễn dãy 8 bit cho kí tự tiếp theo cần phải có khoảng trắng, sau đó mới biểu diễn dãy 8 bit cho kí tự tiếp theo.
- Đọc phần b1 sgk trang 16
- Chữ V biểu diễn như thế nào?
- Chữ N biểu diễn như thế nào? 
- Lưu ý cho hs là chữ in hoa và chữ thường nó nằm ở vị trí khác nhau nên cách biểu diễn khác nhau.
- Tương tự hãy biểu diễn chữ “Tin”?
- Đọc phần b2.
- Sử dụng bảng mã ASCII. Hãy tìm các kí tự tương thích với dãy 8 bit?
- Nhận xét và đánh giá.
* Hoạt động 3: Biểu diễn số nguyên và số thực:
- 1 byte có mấy bit?
- 1 byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi nào?
- Vậy cần dung ít nhất bao nhiêu byte để biểu diễn -27. 
- Nhắc lại cách biểu diễn số nguyên.
- Gọi hs biểu diễn số 27 thành số nhị phân?
- Bit cao nhất là bit thứ 7 dùng để biểu diễn dấu: dấu âm số 1, dấu dương số 0 và dùng 8 bit để biểu diễn nếu thêm số 0 vào trước các số được đổi.
- Nhắc lại cách biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động.
- Yêu cầu hs lên bảng làm phần c2 sgk trang 17?
- Nhận xét và đánh giá.
- Nếu dư thời gian thì giải quyết các bài tập trong sách bài tập.
* Hoạt động 4: Kiểm tra 15phút
Câu 1: Nhận biết được khái niệm thông tin và dữ liệu
Câu 2,3: Nhận biết được đơn vị đo lượng thông tin cơ bản và biết một số đơn vị là bội của byte.
Câu 4: Biết cách biểu diễn số thực trong máy tính dưới dạng dấu phẩy động.
Câu 5: Biết cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
Câu 6: Hiểu cách biểu diễn số nguyên trong máy tính
- Nhắc lại các kiến thức đã học.
- Nghe giảng.
- Các tổ thảo luận. Đại diện từng tổ trả lời.
- Nghe giảng.
- Lên bảng làm theo yêu cầu gv.
- Nghe giảng.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và giải thích.
- Đọc sgk và nghe giảng.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chú ý nghe giảng.
- Đọc phần b1.
- V: 01010110
- N: 01001110
- Trả lời.
- Hoa.
- 8 bit.
- Từ -127à127
- Dùng 1 byte
- Nhắc lại kiến thức.
- 11011
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Lên bảng làm bài.
- Nghe giảng.
- Nghe thông báo
- Nghiêm túc làm bài
1. Tin học, máy tính.
a1. Các khẳng định đúng: A, C và D.
a2. B.
a3. Dùng 10 bit để biểu diễn thông tin 10 học sinh nam và nữ xếp theo hang ngang.
- Qui định nam: 1, nữ: 0
Vd: 0000011111
 0101010101
2. Sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá và giải mã.
b1. Chuyển các sâu kí tư sau thành dạng mã nhị phân:
VN: 01010110 01001110
Tin: 01010100 01101001 01101110
b2. Dãy bit 01001000 01101111 01100001 tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự: Hoa.
3. Biểu diễn số nguyên và số thực 
c1. Cần dung ít nhất 1 byte để biểu diễn.
c2. Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phẩy động
11005=0,11005.105
25,879=0,25879.102
0,000984=0,984.10-3
Câu 1: Thông tin, dữ liệu là gì?
Câu 2: Chọn phương án ghép đúng: 
1MB = 
A. 1024 kilobyte	B. 1000 byte	C. 1024 byte	D. 1420 byte
Câu 3: Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là:
A. Byte	B. Bit	C. Gigabyte	D. Kilobyte
Câu 4: Hãy chọn phương án ghép đúng:
10102 = 
A. 510	B. 1010	C. 610	D. 810
Câu 5: Viết các số thực sau dưới dạng dấu phẩy động
	a) 234,067	b) 0,000436	c) 0,654
Câu 6: Để mã hóa số nguyên -15 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? Tại sao
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Củng cố:
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Sử dụng được bộ mã ASCII.
Dặn dò:
Về làm các bt trong sách bài tập.
Xem trước bài mới: Bài 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Th«ng qua tæ chuyªn m«n
§· kiÓm tra vµ gãp ý
Tuần 3( từ 21/09-26/9/2020)
Ngày soạn: 14/09/2020
§ 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
 (TiÕt 5)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Biết cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lược về
hoạt động của máy tính.
	2. Kĩ năng:
	Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.	
	3. Thái độ: 
	Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: 
Sách giáo khoa.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:	
 Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài củ: 
- Câu hỏi: 
 Thông tin là gì? Kể tên các đơn vị đo thông tin?
	 ‚ Nêu khái niệm mã hoá thông tin? Hãy biến đổi:
	2310 à Cơ số 2
 11010012 à Cơ số 10
- Gv gọi lần lượt 2 hs lên bảng trả lời.
- Gv gọi hs khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Gv nhận xét và đánh giá. 
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Khái niệm hệ thống tin học
- Tiết trước các em đã được học về tt và cách mã hoá tt trong máy tính. Hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về các thành phần trong máy tính.
- Tham khảo sgk. Hãy cho biết hệ thống tin học gồm các phần nào?
- Giải thích cho hs biết về các thành phần trên.
- Theo các em 3 thành phần trên thành phần nào là quan trọng nhất?
- Phân tích và nhận xét.
- Vậy em nào có thể đưa ra khái niệm hệ thống tin học?
- Tóm lại và đưa ra khái niệm.
* Hoạt động 2: Sơ đồ cấu trúc của một máy vi tính.
- Giáo viên đưa ra sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính.
- Dựa vào sơ đồ, các em hãy cho biết chiếc máy tính này gồn các bộ phận nào?
- Gọi hs khác bổ sung và ghi tất cả các câu trả lời lên bảng.
- Thống kê, phân loại các bộ phận.
- Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các thành phần cấu tạo của máy tính và chức năng cụ thể của chúng.
* Hoạt động 3: Bộ xử lí trung tâm
- Hãy cho biết trong máy tính bộ phận nào quan trọng nhất?
- CPU là phần quan trọng nhất trong máy tính, đó là thiết bị thực hiện chương trình. Vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí.
- Tóm lại và đưa ra kết luận chung
- CPU gồm có các bộ phận nào, chức năng?
- Phân tích và nhận xét.
- Ngoài 2 bộ phận trên, CPU còn có thêm 1 số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).
- Nghe giảng.
- 3 phần: Phần cứng, mềm và sự quản lí và điều khiển của con người.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nghe giảng.
- Trả lời
Nghe giảng.
- Quan sát sơ đồ.
- Trả lời.
- Trả lời (bổ sung các thiết bị còn thiếu).
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Tham khảo sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Nghiên cứu sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
1. Khái niệm về hệ thống tin học:
- Hệ thống tin học gồm 3 thành phần :
+ Phần cứng (Hardware).
+ Phần mềm (Software).
+ Sự quản lí và điều khiển của con người.
- Khái niệm hệ thống tin học: dung để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
 Gồm các bộ phận:
- Bộ xử lí trung tâm.
- Bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài.
- Thiết bị vào.
- Thiết bị ra.
3. Bộ xử lí trung tâm (CPU- Central Processing Unit)
- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển (CU- Control Unit): Điều khiển các bộ phận khác làm việc.
+ Bộ số học/ logic ALU (Arithmetic/ Logic Unit): Thực hiện các phép toán số học và logic.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Củng cố:
- Các thành phần của hệ thống tin học:
	+ Phần cứng.
	+ Phần mềm.
	+ Sự quản lí và điều khiển của con người.
- Các thành phần chính của máy tính:
	+ Bộ xử lí trung tâm.
Dặn dò:
- Học bài cũ và xem trước các mục 7,8 trong bài 3.
Tuần 3( từ 21/09-26/9/2020)
Ngày soạn: 14/09/2020
§ 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
 (TiÕt 6)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Biết cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lược về
hoạt động của máy tính.
	2. Kĩ năng:
	Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.	
	3. Thái độ: 
	Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
4. Phát triển năng lực phẩm chất của học sinh
 Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: 
Sách giáo khoa.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:	
 Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ: 
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Bộ nhớ trong.
- Em nào có thể cho cô biết bộ nhớ trong là bộ nhớ như thế nào?
- Tóm lại và đưa ra chức năng của bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ trong gồm mấy phần, chức năng của từng phần?
- Phân tích và nhận xét.
* Hoạt động 2: Bộ nhớ ngoài 
- Em nào có thể cho cô biết bộ nhớ ngoài có chức năng gì?
- Phân tích, nhận xét và đưa ra chức năng chính của bộ nhớ ngoài
- Ngày nay ta thường dùng bộ nhớ ngoài nào để lưu trữ thông tin?
- Phân tích và nhận xét.
* Hoạt động 3: Thiết bị vào
- Hãy cho biết chức năng của thiết bị vào?
- Tóm lại và đưa ra kết luận.
- Để đưa thông tin vào máy ta có thể sử dụng những thiết bị nào?
- Phân tích và nhận xét.
- Tham khảo sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nghe giảng.
- Tham khảo sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
- CD, đĩa cứng, đĩa mềm, .
- Nghe giảng.
- Tham khảo sgk và trả lời.
- Nghe giảng.
- Bàn phím, chuột, máy quét, webcam,..
- Nghe giảng.
4. Bộ nhớ trong (Main Memory)
- Bộ nhớ trong: Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
- Bộ nhớ trong có 2 phần: 
+ ROM (Read Only Memory): Chưa chương trình hệ thống, thực hiện việc kiểm tra máy và tạo sự giao diện ban đầu của máy với các chương trình. Dữ liệu trong ROM không bị mất khi tắt máy.
+ RAM (Random Acess Memory) Dùng ghi nhớ thông tin trong khi máy làm việc, khi tắt máy các dữ liệu trong RAM bị xoá.
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory)
- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
6. Thiết bị vào (Input device)
 - Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
- Có nhiều loại thiết bị vào như:
+ Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập chuẩn dung để đưa thông tin trực tiếp vào máy tính.
+ Chuột (Mouse).
+ Máy quét (Scanner): Là thiết bị nhập, dung để quét hình ảnh, văn bản vào máy tính.
+ Webcam.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Củng cố:
- Các thành phần chính của máy tính:
	+ Bộ xử lí trung tâm.
	+ Bộ nhớ trong.
	+ Bộ nhớ ngoài.
	+ Thiết bị vào.
Dặn dò:
- Học bài củ và xem trước các mục 7,8 trong bài 3.
- Làm các bài tập tương ứng trong sách bài tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4(Từ 28/9-03/10/2020)
Ngày soạn: 21/09/2020
§ 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
 (TiÕt 7)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Biết cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lược về
hoạt động của máy tính.
	Biết máy tính làm việc theo nguyên lí Phôn – Nôi – Man.
	2. Kỉ năng:
	Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.	
	3. Thái độ: 
	Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
 4. Phát triển năng lực phẩm chất của học sinh
 Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: 
Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:	
 Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Hãy giới thiệu và và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính?
- Gv gọi hs lên bảng trả lời.
- Gv gọi hs khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Gv nhận xét và đánh giá. 
Nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Thiết bị ra
- Tiết trước chúng ta đã biết sử dụng các thiết bị gì để đưa thông tin từ ngoài vào máy tính. Ta tìm hiểu tiếp dể đưa thông tin ra ngoài thì ta dung các thiết bị nào.
- Thế để đưa thông tin từ máy tính ra ngoài ta sử dụng những thiết bị nào?
- Phân tích và nhận xét.
- Hãy giới thiệu sơ lược về màn hình máy tính?
- Muốn được một lá đơn, một cuốn sách,.. ngoài việc ta nhập vào nhập tính ta còn phải in vb đó ra.
- Kể một số máy in mà em biết?
- Ngoài ra ta còn có thiết bị nhập khác là máy chiếu, moden.
- Muốn nghe được nhạc thì chúng ta cần phải sử dụng những thiết nào?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của máy tính.
- Chúng ta đã tìm các thành phần của máy tính, với các thành phần này máy tính đã hoạt động được chưa?
- Trong đời sống hằng ngày để làm việc gì đó thì cần có chương trình. Cho 1 số vd.
- Trong TH cũng vậy, MT muốn hoạt động được cần phải có thêm phần mềm hay cò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc