Giáo án Tin học Lớp 10 - Chủ đề 4: Bài toán và thuật toán - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 10 - Chủ đề 4: Bài toán và thuật toán - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm bài toán và thuật toán.

- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng liệt kê các bước.

- Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng liệt kê các bước.

- Hiểu rõ khái niệm bài toán và thuật toán,

- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối

- Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khỗi

- Biết được các tính chất của thuật toán

- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối hoặc bằng liệt kê các bước.

- Xây dựng thuật toán giải bài toán tìm kiếm tuần tự, đếm số lượng số chẵn (số lẻ) trong dãy bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê từng bước.

bài toán trên máy tính.

 - Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:

- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 24 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Chủ đề 4: Bài toán và thuật toán - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2021	 Tiết KHDH: 12-13-14-15-16-17
CHỦ ĐỀ 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng liệt kê các bước.
- Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng liệt kê các bước.
- Hiểu rõ khái niệm bài toán và thuật toán,
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối 
- Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khỗi
- Biết được các tính chất của thuật toán
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối hoặc bằng liệt kê các bước.
- Xây dựng thuật toán giải bài toán tìm kiếm tuần tự, đếm số lượng số chẵn (số lẻ) trong dãy bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê từng bước.
bài toán trên máy tính.
 - Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:
- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 1:
Dãy A có N = 7, A= 7, 12, 4, 6, 11, 10, 8 và khóa k = 10. Tìm chỉ số i để ai = k.
PHIẾU HỌC TẬP 2:
Dãy A có N = 7, A= 7, 12, 4, 6, 11, 10, 7 và khóa k = 7. Đếm số lần xuất hiện của khóa K trong dãy A.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, GQVĐ, hoạt động nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, vở, nội dung bài học.
3. Bảng tham chiếu các mức đọ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Bài toán
Nêu được bài toán tìm kiếm
Xác định được Input và Output
Ý tưởng
Nêu được ý tưởng thuật toán
Thuật toán
Nêu được thuật toán
Phân tích được các bước thực hiện của thuật toán. Giải thích được các biến trong thuật toán.
Nêu được thuật toán đếm các số có giá trị bằng K cho trước
Xây dựng được thuật toán khác từ thuật toán tìm kiếm tuần tự
Ví dụ
Demo được thuật toán thông qua các ví dụ cụ thể.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
*Ổn định tổ chức:
Lớp
Ổn định tổ chức
10A5
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ...
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
10A6
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ...
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
10A7
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ...
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
10A8
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ...
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: .
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
Ngày dạy: 
Sĩ số: 
* Kiểm tra bài cũ: Không
A. KHỞI DỘNG: 
1. Mục tiêu: Nhận biết được sự cần thiết của huật toán trong giải bài toán trên máy tính.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Phát phiếu học tập theo bàn, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
Đánh giá, nhận định:
- Gọi một nhóm hoàn thành bài nhanh nhất lên báo cáo.
- Nhận xét và giải thích: để máy tính cầm tay đưa ra nghiệm của phương trình thì chúng ta phải đưa vào các hệ số a, b, c. Như vậy là cung cấp đầu vào cho máy tính sau đó máy tính tiến hành giải và cung cấp lại kết quả cho chúng ta là nghiệm của phương trình. Đối với máy tính điện tử cũng vậy. Để giải được một bài toán thì con người phải cung cấp đầu vào và một thuật toán, sau khi thực hiện một số lần hữu hạn các bước của thuật toán thì sẽ cho ta kết quả của bài toán. Vậy Thuật toán trong tin học là gì, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Thực hiện nhiệm vụ:
Nêu được sự cần thiết phải có thuật toán để giải bài toán.
Báo cáo, thảo luận:
- Nhận phiếu học tập và thảo luận theo bàn.
- Báo cáo bài thảo luận.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
Câu 1
Các em lấy máy tính cầm tay giải phương trình
3x2 + 7x - 4=0.
Câu 2: Em đã cung cấp cho máy tính thông tin gì?; máy tính trả lại cho em thông tin gì?
 ..
B. HÌNH THÀNH KẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái bài toán (10')
1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm bài toán trong Tin học.
2. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS thảo luận các nội dung sau: 
định nghĩa bài toán trong tin học? Cho ví dụ về bài toán trong tin học? (thảo luận tại bàn)
- Hướng dẫn HS: so sánh với bàn toán trong toán học và bài toán trong tin học (đối tượng thực hiện là ai)
Đánh giá, nhận định:
- Gv nhận xét, nêu lại khái niệm bài toán.
- Khi cho máy giải bài toán ta cần quan tâm những yếu tố nào?
Xem các ví dụ 1,2,3,4 và các em hãy cho ví dụ từng trường hợp cụ thể để xem Input và Output ?
- Hãy nhận xét mối quan hệ giữa Input và Out put.
Thực hiện nhiệm vụ:
Xác định được Input, Output của bài toán.
- Thảo luận các nội dung do Gv yêu cầu.
Báo cáo, thảo luận:
- Báo cáo nội dung thảo luận.
- Nhận xét.
- Trả lời: Bài toán cho gì và cần tìm gì.
- Cho các ví dụ về Input, output.
1. Khái niệm bài toán:
Bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện.
 Ví dụ: Giải pt bậc 2, quản lý nhân viên 
Khi giải bài toán có 2 yếu tố:
 + Đưa vào máy thông tin gì?(Input)
 + Cần lấy ra thông tin gì?(Output)
Vì vậy cần phải nói rõ Input và Output và mối quan hệ giữa Input và Output.
Các bài toán được cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản:
+ Input: các thông tin đã có.
+ Output: Các thông tin cần tìm từ Output.
Ví dụ về xác định bài toán
Bài toán
Input
Output
VD 1: Tìm UCLN của 2 số M, N.
2 số nguyên dương M, N
Ước chung lớn nhất của M, N
VD 2: Tìm nghiệm của pt
 ax2 + bx + c = 0 ( a ≠ 0) 
Các số thực a, b, c (a≠0).
Các nghiệm của pt (có thể không có)
VD 3: Xếp loại học tập của một lớp.
Bảng điểm của HS trong lớp
Bảng xếp loại học lực.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm thuật toán (10')
1. Mục tiêu: Chỉ ra được khái niệm thuật toán và các tính chất của thuật toán.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Để giải phương trình bậc hai trong toán học ta phải dùng phương pháp giải phương trình bậc hai. Vậy trong tin học để máy tỉnh giải bài toán ta phải cung cấp cho máy tính cái gì?
- Nghiên cứu SGK trang, nêu khái niệm thuật toán.
- Lấy VD minh hoạ cho khái niệm thuật toán: thuật toán giải pt bậc hai: ax2 + bx +c =0.
- Để có được thuật toán để giải bài toán thì ta phải thực hiện mấy bước, đó là những bước nào?
- Theo em có mấy các để biểu diễn một thuật toán có mấy cách?
Đánh giá, nhận định:
- Giải thích các ký hiệu dùng trong sơ đồ khối.
- Mỗi thuật toán có 3 tính chất: tính dừng, tín xác định và tính đúng đắn. 
- Em hãy cho vd về 3 tính chất của thuật toán.
Thực hiện nhiệm vụ:
Chỉ ra được các cách biểu diễn thuật toán.
Báo cáo, thảo luận:
- Trả lời: Có 3 bước: Xác định bài toán, đưa ra ý tưởng, Tìm thuật toán.
- Có hai cách: liệt kê và sơ đồ khối.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, ghi bài
- Lấy VD
2. Khái niệm thuật toán:
- Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận ra Output cần tìm.
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của 1 dãy số nguyên.
 Ta có 3 bước thực hiện như sau:
 + Xác định bài toán
 + Ý tưởng.
 + Thuật toán
Minh họa 3 bước trong sách giáo khoa, cho ví dụ cụ thể.
- Để biểu diễn tuật toán có 2 cách:
+ Liệt kê
 + Sơ đồ khối:
 thể hiện thao 	tác so sánh.
 thể hiện các phép 	tính toán.
 thể hiện thao tác 	nhập, xuất dữ liệu.
 qui định trình tự thực hiện các thao tác.
Ví dụ: Mô phỏng việc thực hiện thuật toánvới N=8 và dãy số: 
5,1,4,7,6,3,15,11
Ds	5	1	4	7	6	3	15	11
i	2	3	4	5	6	7	8	9
Max	5	5	5	7	7	7	15	15
+ Lưu bảng bài làm của hs.
Ta thấy thuật toán có một số tính chất sau:
 + Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.
+ Tính xác định: Sau một số lần thực hiện thao tác, hoặc là kết thúc hoặc xác định để thực hiện bước tiếp theo.
+ Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.
C. LUYỆN TẬP (15’)
1. Mục tiêu: củng cố khái niệm về thuật toán.
2. Tổ chức thự hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS theo dõi trang 33 SGK, thuật toán tìm gia trị lớn nhất của một dãy số nguyên. Giáo viên giải thích ý tưởng và thuật toán. Cho ví dụ tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên A gồm 4 số: 4, 5, 8, 2. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 nhóm), liệt kê các bước để tìm GTLN.
Đánh giá, nhận định:
- Hướng dẫn, quan sát HS trong quá trình thảo luận.
- Chọn một nhóm hoàn thành bài nhanh nhất lên thảo luận.
- Cho nhóm khác nhận xét, phản biện với nhóm bạn.
- Nhân xét và hoàn thiện kiến thức.
Thực hiện nhiêm vụ:
Thực hiện được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên.
- Theo dõi SGK, thảo luận tìm GTLN của dãy số A cho trước.
Báo cáo, thảo luận:
- Báo cáo bài thảo luận.
- Nhận xét, phản biện.
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên A gồm 4 số: 4, 5, 8, 2.
B1. nhập N= 4; 4, 5, 8, 2.
B2. Max <- a1, Max = 4; i <-2;
B3. i > N, 2 > 4 (S)
B4.1. ai > Max, 5 > 4 (Đ) => Max = 5
B4.2 i<- i + 1, i= 3
B3. i > N, 3 > 4 (S)
B4.1. ai > Max, 8 > 5 (Đ) => Max = 8
B4.2 i<- i + 1, i= 4
B3. i > N, 4 > 4 (S)
B4.1. ai > Max, 2 > 8 (Đ) => Max = 8
B4.2 i<- i + 1, i= 5
B3. i > N, 5 > 4 (Đ). Vậy Max = 8.
D. VẬN DỤNG: (2’)
1. Mục tiêu: Áp dụng thuật toán đã có để xây dựng thuật toán mới để giải các bài toán tương tự.
2. Phương pháp/Kĩ thuật: giao bài tập về nhà.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Sản phẩm: Áp dụng thuật toán tìm Max để xây dựng thuật toán tìm Min và áp dụng để tìm giá trị Min của dãy số A= 4, 5, 8, 2.
A. KHỞI ĐỘNG (10')
1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về thuật toán, sự cần thiết của thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
2. Tổ chức thực hiện: Cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ, gọi một HS trả lời.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm.
- Bây giờ cô có số nguyên dương N= 11 và N= 15 hai số đó có phải là số nguyên tố không?
- Làm cách nào để em xác định nó là SNT hay không?
Đánh giá, nhận định:
- Trong Tin học để kiểm tra xem N có là SNT hay không thì có thuật toán, thuật toán như thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu.
Thực hiện nhiệm vụ:
Trả lời được câu hỏi của giáo viên.
Báo cáo, thảo luận:
- Nhận xét.
- HS có thể trả lời: N=11 là SNT; N= 15 không là SNT.
- Trả lời.
- Lắng nghe, theo dõi SGK.
Câu hỏi
Đáp án
Thang điểm
Em hãy nêu khái niệm thuật toán?
Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận ra Output cần tìm.
5 điểm
Xác định Input và Output của bài toán sau: “Tìm vị trí học sinh có điểm trung bình cao nhất trong danh sách của lớp 10B4 ”
- Input: N(số học sinh của lớp 10B4), điểm trung bình của từng học sinh.
- Output: Vị trí học sinh trong danh sách học sinh lớp 10B4 có điểm trung bình cao nhất.
5 điểm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xác định bài toán (5')
1. Mục tiêu: Phát được bài toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
2. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Đưa ra bài toán: Kiểm tra tính nguyên tố của số nguyên dương N. Em hãy cho biết Input và Output của bài toán trên là gì? 
- Nhận xét và đưa ra Input, Output của bài toán.
- Em nào có thể nhắc lại khái niệm của số nguyên tố là gì?
- Dựa vào khái niệm em hãy xác định N=9 có là SNT không?
Đánh giá, nhận định:
- Nhận xét và đưa ra khái niệm số nguyên tố.
Thực hiện nhiệm vụ:
Xác định được Input, Output.
 Trả lời: 
ÄInput: Số nguyên dương N.
ÄOutput: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”. 
Báo cáo, thảo luận:
- SNT là số có hai ước khác nhau là 1 và chính nó.
- Trả lời: N=9 không là SNT.
 Nghe giảng và ghi bài.
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.
	TXác định bài toán:
	ÄInput: Số nguyên dương N.
ÄOutput: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý tưởng giải bài toán (3')
1. Mục tiêu: Nêu được ý tưởng của thuật toán.
 2. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Các em đã biết số nguyên tố là số chỉ có hai ước khác nhau là 1 và chính nó. Đồng nghĩa với nó số không là nguyên tố nếu nó có từ 3 ước trở lên vậy làm thế nào để xác định nó có 3 ước trở lên?
- Dựa vào SGK, nêu ý tưởng của thuật toán?
Đánh giá, nhận định:
 - Nhận xét và trình bày ý tưởng để xây dụng thuật toán.
Thực hiện nhiệm vụ:
Phân tích được ý tưởng của thuật toán.
Báo cáo, thảo luận:
- Trả lời:.“Nếu một số nguyên dương N không chia hết cho các số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì nó cũng không chia hết cho các số trong phạm vi từ phần nguyên căn bậc 2 của N đến N – 1.
- Thảo luận:
Ä Nếu N = 1 thì N không là nguyên tố.
	Ä Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố.
	Ä Nếu N ³ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì N là số nguyên tố.
TÝ tưởng: Ta nhớ lại định nghĩa: Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó có đúng 2 ước số khác nhau là 1 và chính nó. Do đó ta có:
	Ä Nếu N = 1 thì N không là nguyên tố.
	Ä Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố.
	Ä Nếu N ³ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì N là số nguyên tố.
Hoạt động 3. Tìm hiểu thuật toán (15')
1. Mục tiêu: Nêu được thuật toán.
2. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo bảng phụ có chưa thuật toán và cho Hs đọc, suy nghĩ trong vòng 3 phút. 
- Yêu cầu một HS lên giải thích các bước của thuật toán.
- gọi HS khác nhận xét phần trình bày của bạn.
Đánh giá, nhận định:
- Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
Thực hiện nhiệm vụ:
Phân tích được các bước của thuật toán.
- Theo dõi bảng phụ.
Báo cáo, thảo luận:
- Giải thích các bước của huật toán.
- Nhận xét phần trình bày của bạn.
Thuật toán:
	 a. Cách liệt kê:
	ÄB1: Nhập số nguyên dương N.
	ÄB2: Nếu N = 1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc.
	ÄB3: Nếu N < 4 thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc.
	ÄB4: i ß 2
	ÄB5: Nếu i>[](*) thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc.
	ÄB6: Nếu N chia hết chi i thì thông báo N là số không nguyên tố rồi kết thúc.
	ÄB7: i ß i + 1 rồi quay lại bước 5.
	b. Cách sơ đồ khối:
 Sách giáo khoa
C. LUYỆN TẬP (10')
1. Mục tiêu: ứng dụng thuật toán vào trong bài toán cụ thể.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Phân chia HS thành 04 nhóm, yêu cầu HS thảo luận: áp dụng thuật toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương xác định xem N= 13 có là SNT không?
- Quan sát, nhắc nhở HS trong quá trình thảo luận.
- Chọn đại diện của một nhóm hoàn thành bài nhanh nhất lên báo cáo.
- Gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đánh giá, nhận định:
- Nhận xét, hoàn thành bài làm.
Thực hiện nhiệm vụ:
Xác định được tính nguyên tố của một số nguyên bất kỳ.
Báo cáo bài thảo luận:
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
Áp dụng thuật toán, viết các bước kiểm tra N= 13 có là số nguyên tố hay không?
Đáp án:
- B1: Nhập N= 13
- B2: 1 = 13 (S)
- B3: 4<13 (S)
- B4: i <- 2
- B5: 2>3 (S)
- B6: 13 chia hết cho 2 (S)
- B7: i <- 3;
- B5: 3>3 (S)
- B6: 13 chia hết cho 3 (S)
- B7: i<- 4
- B5: 4>3 (Đ). Vậy N= 13 là số nguyên tố.
D. VẬN DỤNG:
1. Mục tiêu: thực hiện được sơ đồ khối của thuật toán KTTNT của một số nguyên dương.
2. Phương pháp/Kĩ thuật: Giao BTVN.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Sản phẩm: sử dụng sơ đồ khối kiểm tra xem N= 23 có là SNT không?
A. KHỞI ĐỘNG (7’)	
1. Mục tiêu: ôn lại thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương. Nêu được bài toán có thực hiện công việc tìm kiếm.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv phát đề kiểm tra cho học sinh.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh trong thời gian làm bài.
- Thu bài của HS.
Thực hiện nhiệm vụ:
Làm được bài kiểm tra
- Nhận đề từ giáo viên.
- Nghiêm túc, tự giác làm bài.
- Nộp bài kiểm tra.
Áp dụng thuật toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương, kiểm tra xem N= 21 có là SNT hay không?
Đáp án
- B1: Nhập N= 21
- B2: 1 = 21 (S)
- B3: 4<21 (S)
- B4: i <- 2
- B5: 2>4 (S)
- B6: 21 chia hết cho 2 (S)
- B7: i <- 3;
- B5: 3>4 (S)
- B6: 21 chia hết cho 3 (Đ). Vậy N= 21 không là SNT.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Phân chia lớp thành 4 nhóm thảo luận ý tưởng để tìm số có giá trị bằng min.
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Để thực hiện được việc tìm kiếm số có giá trị bằng min ta thực hiện tìm kiếm từ đầu dãy đến cuối dãy gọi là tìm kiếm tuần tự.
- HS thảo luận tìm ý tưởng:
Lấy min so sánh với các số trong dãy (so sánh từ 1 đến N). Nếu có thì thông báo vị trí tìm thấy.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Trao đổi thảo luận
- Báo cáo kết quả, thảo luận. HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
- Lắng nghe
Tìm vị trí của giá trị bằng với giá trị nhỏ nhất trong dãy số nguyên. (Giả sử trong dãy có 1 số bằng min)
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Bài toán (10')	
Mục tiêu: Nêu được bài toán và xác định được bài toán.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giáo nhiệm vụ:
- Trong cuộc sống chúng ta, thường xảy ra việc tìm kiếm. Chẳng hạn: tìm kiếm tên của 1 học sinh trong 1 lớp, tìm 1 quyển sách trong thư viện. Điều quan tâm ở đây là tìm kiếm như thế nào?
- Dựa vào SGK/Tr40 hãy nêu bài toán tìm kiếm.
? Tìm kiếm trong bài toán đặt ra là thực hiện tìm kiếm số hay là thông tin khác?
? Em hãy cho ví dụ về tìm kiếm một số trong dãy?
? Với ý tưởng trên em hãy xác định bài toán?
Đánh giá, nhận định:
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Nhận xét và hoàn thành kiến thức.
Thực hiện nhiệm vụ:
Xác định được thông tin bài toán cho và kết quả cần tìm
Báo cáo, thảo luận:
- Trả lời: 
Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1,a2, ,aN và mpptk số nguyên k. Cần biết hay không chỉ số I () mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó.
- Trả lời: Tìm số có giá trị bằng một số cho trước (khóa tìm kiếm).
- Trả lời: 
Ví dụ:5 7 1 4 2
 + k = 2 à I = ?
 + k = 6 à I = ?
- HS:
 Input: Dãy A gồm N số nguyên a1,a2, ,aN và khóa k.
 Output: chỉ số I mà ai = k.hoặc không có số hạng nào.
- Nhận xét.
- Ghi bài.
* Thuật toán tìm kiếm tuần tự (Sequential sort)
Bài toán:Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1,a2, ,aN và mpptk số nguyên k. Cần biết hay không chỉ số I () mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó.
 Các bước giải bài toán: có 3 bước.
* Xác định bài toán:
 Input: Dãy A gồm N số nguyên a1,a2, ,aN và khóa k.
 Output: chỉ số I mà ai = k.hoặc không có số hạng nào.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Ý tưởng thuật toán	
Mục tiêu: Nêu được ý tưởng của thuật toán.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn : thảo luận và báo cáo về ý tưởng của thuật toán.
Đánh giá, nhận định:
- Cho học sinh khác nhận xét.
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Nhận xét, hoàn thành ý tưởng.
Thực hiện nhiệm vụ:
Nêu và giải thích được ý tưởng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Báo cáo, thảo luận:
- Chia nhóm và thảo luận: 
Lần lượt từ số hạng thứ 1, so sánh các số hạng đến khi gặp số hạng bằng khóa, hoặc không có giá trị nào bằng khóa.
- Báo cáo.
- Nhận xét.
* Ý tưởng.Tìm kiếm tuần tự một cách tự nhiên. Lần lượt từ số hạng thứ 1, so sánh các số hạng đến khi gặp số hạng bằng khóa, hoặc không có giá trị nào bằng khóa.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về Thuật toán	
Mục tiêu: Nêu được thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo bảng phụ có chưa thuật toán và cho Hs đọc, suy nghĩ trong vòng 3 phút. 
- Yêu cầu một HS lên giải thích các bước của thuật toán.
- gọi HS khác nhận xét phần trình bày của bạn.
- Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
? Trong thuật toán trên i có giá trị như thế nào?
? Có những bước nào có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần?
Đánh giá, nhận định:
Thực hiện nhiệm vụ:
 Nêu và giải thích được thuật toán tìm kiếm tuần tự. 
Báo cáo, thảo luận:
- Giải thích các bước của huật toán.
- Nhận xét phần trình bày của bạn.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Trả lời: i <- 1 đến N + 1.
- Trả lời: B3, 4, 5.
* Thuật toán. Tìm kiếm tuần tự
B1: Nhập N, các số hạng khác nhau a1,a2, ,aN và khóa k 
 B2: i ß 1;
 B3: Nếu ai = k thì thông qua chỉ số i, rồi kết thúc 
 B4: i ß i + 1;
 B5: Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào bằng k rồi kết thúc. 
 B6: Quay lại bước 3.
C. LUYỆN TẬP
(1). Mục tiêu: Áp dụng được thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm kiếm khóa K trong dãy số cho trước.
(2). Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Phân chia học sinh làm 4 nhóm, phát phiếu học tập 1 cho học sinh thảo luận.
- Hướng dẫn, quan sát các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nộp phiếu học tập.
Đánh giá, nhận định:
- Chiếu phiếu học tập của một nhóm lên máy chiếu và yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
Thực hiện nhiệm vụ:
Tìm được hoặc không tìm được khóa K trong dãy dựa vào các bước của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Báo cáo, thảo luận:
- Nhận nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Nộp phiếu học tập.
- Nhận xét.
Dãy A có N = 7, A= 7, 12, 4, 6, 11, 10, 8 và khóa k = 10
Tìm chỉ số i để ai = k.
i	1	2	3	4	5	6	7
ai	7	12	4	6	11	10	8
k = 10 à i = 6
D. VẬN DỤNG:
(1). Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2). Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Phân chia học sinh làm 4 nhóm, phát phiếu học tập 2 cho học sinh thảo luận.
- Hướng dẫn, quan sát các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nộp phiếu học tập.
Đánh giá, nhận định:
- Chiếu phiếu học tập của một nhóm lên máy chiếu và yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh thực hiện được bài toán có áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Báo cáo, thảo luận:
- Nhận nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Nộp phiếu học tập.
- Nhận xét.
Dãy A có N = 7, A= 7, 12, 4, 6, 11, 10, 7 và khóa k = 7
Đếm số lần xuất hiện của khóa K trong dãy A..
i	1	2	3	4	5	6	7
ai	7	12	4	6	11	7	8
k = 10 à dem = 2
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1 (ND1.ĐT.NB). Em hãy nêu bài toán tìm kiếm mà em biết.
Câu 2 (ND1.ĐL.TH). Xác định Input và Output của bài toán sau:
Cho dãy số nguyên A gồm N số: a1, a2, ..., aN và khóa K.Đếm số lần xuất hiện của khóa K trong dãy A.
Câu 3 (ND3.ĐT.NB). Hãy nêu thuật toán tìm kiếm tuần tự theo phương pháp sơ đồ khối.
Câu 4 (ND3.ĐL.TH) . Biến i trong thuật toán tìm kiếm tuần tự có giá trị từ:
A. 1 à N	B. 1 à N + 1	C. 1 à N-1	D. 1 à N - 2
Câu 5 (ND3.ĐL.VD). Áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự xây dựng thuật toán của Câu 2.
Câu 6 (ND3.ĐL.VDC).Xây dựng thuật toán của bài toán sau:
Cho dãy số nguyên A gồm N số: a1, a2, ..., aN và khóa K. Tính tổng các số chia hết cho K.
Câu 7 (ND4.ĐL.VD). Áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm K= 5, k= 10 trong dãy A gồm 4 số: 5, 8, 9, 7.
Câu 8 (ND2.ĐT.NB). Em hãy nêu ý tưởng của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. KHỞI ĐỘNG:
(1). Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức về thuật toán tìm kiếm tuần tự.
(2). Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đăt câu hỏi.
- Gọi một HS trả lời.
Đánh giá, nhận định:
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, hoàn thiện đáp án.
Thực hiện nhiệm vụ:
Trả lời được câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Câu hỏi
Đáp án
Thang điểm
Cho N= 5 và dãy số 3, 0, 4, 5 và k= 2 áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự tìm k trong dãy trên?
- nhập n= 4 và dãy 3, 0, 4, 5; khóa k= 2;
- i<- 1; 
- 3= 2 (S)
- i<-2
- 2>4 (s)
- 0 = 2 (s)
- i<- 3
- 4= 2(s)
- 3>4 (s)
- i <- 4
- 5= 2 (s)
- 4>4 (s)
- i <- 5
- 5>4 (Đ), dãy số 3, 0, 4, 5 không có số nào có giá trị bằng 2. Kết thúc
10 điểm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1. Xây dựng thuật toán giải phương trình ax + b = 0
1. Mục tiêu: xây dựng thuật toán giải phương trình bậc nhất.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Xác đinh bài toán
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ý tưởng để giải bài toán
+ Nhóm 3: Xây dựng thuật toán
+ Nhóm 4: Áp dụng thuật toán để tìm nghiệm của phương trình:
2x + 3 = 0
- Hướng dẫn, quan sát HS trong quá trình thảo luận.
Đánh giá, nhận định:
- Lần lượt cho các nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của các bạn.
- GV nhận xét, hoàn thiện thuật toán.
Thực hiện nhiệm vụ:
áp dụng thuật toán đã xây dựng để tìm nghiệm của phương trình ax + b = 0.
Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- Báo cáo bài thảo luận.
- Nhận xét
1. Tìm và đưa ra nghiệm của phương trình ax + b = 0
* Xác định bài toán:
- Input: a, b
- Output: Nghiệm của phương trình
* Ý tưởng: 
- Nếu a= 0:
+ b= 0: thì PTVSN
+ b ≠ 0: thì PTVN
- Nếu a ≠ 0: thì PT có nghiệm x= -b/2a
* Thuật toán: (Liệt kê, Sơ đồ khối HS về nhà thực hiện)
- B1: Nhập a, b
- B2: Nếu a=0 và b= 0 thì PTVSN, KT
- B3: Nếu a= 0 và b ≠ 0 thì PTVN, KT
- B4: Nếu a ≠ 0 và b ≠ 0 thì PT có nghiệm x= -b/2a, KT.
* Ví dụ áp dụng:
Tìm nghiệm của phýõng trình: 2x + 3 = 0
Hoạt động 2. Xây dựng thuật toán giải phương trình ax2 + bx + c = 0 (20’)
1. Mục tiêu: xây dựng thuật toán giải phương trình bậc hai.
 2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 2: Xác đinh bài toán
+ Nhóm 3: Tìm hiểu ý tưởng để giải bài toán
+ Nhóm 4: Xây dựng thuật toán
+ Nhóm 1: Áp dụng thuật toán để tìm nghiệm của phương trình:
-5x2 + 2x + 3 = 0
- Hướng dẫn, quan sát HS trong quá trình thảo luận.
Đánh giá, nhận định:
- Lần lượt cho các nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của các bạn.
- GV nhận xét, hoàn thiện thuật toán.
Thực hiện nhiệm vụ:
áp dụng thuật toán đã xây dựng để tìm nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a#0)
Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- Báo cáo bài thảo luận.
- Nhận xét
2. Tìm và đưa ra nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0)
* Xác định bài toán:
- Input: a, b, c (a≠0)
- Output: Nghiệm của phương trình
* Ý tưởng: 
- Tính 
- Nếu 
- Nếu có nghiệm x= -b/2a
- Nếu thì PT có 2 nghiệm PB :
* Thuật toán (Cách liệt kê)
- B1. Nhập a, b, c (a<>0);
- B2. D ß b2 - 4ac;
- B3. Nếu D < 0 thì thông báo ptvn rồi kết thúc;
- B4. Nếu D = 0 thì x ß -b/2a thông báo pt có nghiệm kép rồi kết thúc;
- B5. Nếu D > 0 thì
; 
thông báo pt có 2 nghiệm phân biệt rồi kết thúc;
* Ví dụ áp dụng:
Tìm nghiệm của phương trình: -5x2 + 2x + 3 = 0
C. LUYỆN TẬP (5’)
 1. Mục tiêu: củng cố lại vệc sử dụng hai thuật toán giải phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai.
2. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gọi hai học sinh lên bảng chuyển thuật toán theo phương pháp liệt kê sang phương pháp sơ đồ khối. Cho HS còn lại vẽ sơ đồ khối vào giấy nháp.
Đánh giá, nhận định:
- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, hoàn thành sơ đồ khối.
Thực hiện nhiệm vụ:
vẽ được sơ đồ khối của thuật toán.
Báo cáo, thảo luận:
- Vẽ thuật toán theo phương pháp sơ đồ khối.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe, ghi bài.
D. VẬN DỤNG: 
1. Mục tiêu: mở rộng kiến thức về thuật toán.
2. Phương pháp/kĩ thuật : giao bài tập về nhà
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK
5. Sản phẩm: Xây dựng thuật toán để biện luận nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0.
A. KHỞI ĐỘNG:
(1). Mục tiêu: HS nhận biết được có thể sử dụng thuật toán đã học để ứng dụng vào giải các bài toán tương tự
(2). Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho 5 học sinh xếp hàng (chiều cao của mỗi HS là khác nhau), làm thế nào để các em tìm ra vị trí của bạn có ciều cao thấp nhất.
- Cho học sinh thảo luận tại bàn.
- Gọi một HS trình bày ý tưởng.
- Theo em em dùng thuật toán nào đã học để giải quyết bài toán đó.
Đánh giá, nhận định:
- Gọi Hs khác nhận xét.
- Nhận xét, để đưa ra vị trí của bạn có chiều cao thấp nhất thì phải tìm được bạn đó là thấp nhất rồi khi tìm được thì hiển thị ra vị trí của bạn đó. Vậy công việc đó như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Thực hiện nhiệm vụ:
Trả lời được câu hỏi của giáo viên.
Báo cáo, thảo luận:
- Thảo luận.
- HS có thể trả lời dùng TT tìm Max.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. Mở rộng thuật toán Tìm GTLN của một dãy số nguyên 
(1). Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức về thuật toán TìmGTLN của một dãy số nguyên
(2). Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: (4 nhóm)
+ Dựa vào thuật toán tìm max, viết thuật toán để hiển thị ra màn hình vị trí của số nhỏ nhất trong dãy.
+ Mô phỏng thuật toán với N = 9 và dãy A= 5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4.
- Hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở HS trong quá trình thảo luận.
Đánh giá, nhận định:
- Chọn nhóm hoàn thành bài nhanh nhất lên báo cáo, các nhóm còn lại nghe để nhận xét.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
Thực hiện hiệm vụ:
sử dụng được thuật toán Tìm GTLN của một dãy số nguyên để tìm được vị trí của số nhỏ nhất trong dãy số nguyên.
Báo cáo, thảo luận:
- Thảo luận theo yêu cầu của GV:
Dưới đây là ví dụ mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên với 
N = 9 và dãy A= 5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4.
Dãy A	5	1	4	7	6	3	15	8	4
i	1 2 3 4 5	6	7 8	9	
Min	5 1 1 1 1 1 1
Vtmin 1 2 	2 2 2 2 2	
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_chu_de_4_bai_toan_va_thuat_toan_nam_h.docx