Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu internet - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được cách thức giao tiếp của máy tính qua TCP/ IP.
- Trình bày được sự khác biệt giữa giao thức TCP và giao thức IP.
- Nhận biết được các địa chỉ IP.
2. Về năng lực:
2.1: Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực CNTT.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức đúng đắn vấn đề bản quyền trên mạng, từ đó có ý thức về cách sử dụng mạng vào mục đích trong học tập.
- Học tập, vui chơi lành mạnh, sử dụng Internet một cách hiệu quả và không chia sẻ những điều tối kỵ lên mạng xã hội.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Học sinh nghiêm túc học tập, tích cực phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi.
- Tạo niềm say mê, tìm tòi học hỏi, tính kiên nhẫn,tự kiểm tra đánh giá.
- Phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, logic của học sinh.
- Tích cực chủ động tham gia làm việc nhóm; tự tin trình bày các vấn đề trước đám đông
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, kiến thức đã đọc trước về mạng INTERNET; Đọc trước bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” SGK/ 141 và đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 58,59 Ngày soạn: 08/03/2021 § 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET Môn học: Tin học/ lớp 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Trình bày được cách thức giao tiếp của máy tính qua TCP/ IP. - Trình bày được sự khác biệt giữa giao thức TCP và giao thức IP. - Nhận biết được các địa chỉ IP. 2. Về năng lực: 2.1: Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực CNTT. 2.2. Năng lực đặc thù: - Nhận thức đúng đắn vấn đề bản quyền trên mạng, từ đó có ý thức về cách sử dụng mạng vào mục đích trong học tập. - Học tập, vui chơi lành mạnh, sử dụng Internet một cách hiệu quả và không chia sẻ những điều tối kỵ lên mạng xã hội. - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng. 3. Về phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Học sinh nghiêm túc học tập, tích cực phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi. - Tạo niềm say mê, tìm tòi học hỏi, tính kiên nhẫn,tự kiểm tra đánh giá. - Phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, logic của học sinh. - Tích cực chủ động tham gia làm việc nhóm; tự tin trình bày các vấn đề trước đám đông II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, kiến thức đã đọc trước về mạng INTERNET; Đọc trước bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” SGK/ 141 và đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ(9’): CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM CH1: Phân loại mạng máy tính? · Phân loại theo môi trường truyền thông: Có nhiều cách phân loại như theo góc độ địa lí, theo chức năng hay theo phương tiện truyền thông. · Phân loại theo góc độ phân bố địa lí: – Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) là mạng kết nối nhỏ, các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một cơ quan, một trường học – Mạng diện rộng (WAN – Wide Area NetWord): kết nối các máy tính ở khoảng cách lớn. Thường liên kết giữa các mạng cục bộ. – Mạng toàn cầu Internet: kết nối giữa các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu. 5 điểm CH2 : Thế nào là giao thức? làm thế nào để các máy tính giao tiếp được với nhau? - Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu - Để các máy tính trong mạng giao tiếp với nhau cần phải có bộ giao thức truyền thông TCP/IP là bộ giao thức được phổ biến hiện nay. Bộ này bắt buộc các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để cho mạng hoạt động tốt. TCP/IP lịnh nghĩa các luật kết nối - truyền thông, là “ngôn ngữ chung” để các hệ máy tính thác nhau, các thiết bị kết nối... có thể trao đổi liên lạc với nhau. 5 điểm 3. Bài mới: 3. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5') a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của mạng internet trong xã hội ngày nay. b. Nội dung: HS nắm được nhu cầu trao đổi và xử lý, tryền thông tin của mạng internet; c. Sản phẩm: Lấy được các ví dụ về ứng dụng của mạng internet trong xã hội ngày nay. d. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để từ mạng nhỏ, người ta kết nối thành mạng rộng lớn internet? - HS trả lời - GV đưa ra gợi ý: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng từng đã sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo. . . để nhắn tin gọi điện cho bạn bè người thân đúng không? Vậy các em có bao giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà mà có thể nói chuyện với một bạn ở nơi xa khác, thậm chí là nói chuyện với bạn ở nước ngoài không? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đến với một đoạn video có những ứng dụng vượt trội của mạng máy tính và một số dịch vụ trên Internet. - Yêu cầu Cá nhân học sinh trình bày cảm nghĩ về những ứng dụng vượt trội của mạng máy tính và một số dịch vụ trên Internet. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Dự kiến phương án trả lời CH1: Làm thế nào để từ mạng nhỏ, người ta kết nối thành mạng rộng lớn internet? - để từ mạng nhỏ, người ta kết nối thành mạng rộng lớn internet bằng cách sử dụng cách kết nối mạng WAN CH2: nêu một số dịch vụ trên Internet. - một số dịch vụ trên Internet: gửi thư, chat, mua bán, chuyển thông tin, giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi game..; học tập qua mạng - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm trả lời CH trong phiếu học tập só 1vào giấy - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: + GV gọi Đại diện nhóm báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung + GV yêu cầu HS phản hồi - Bước 4: Kết luận, nhận định: +GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ Kết luận : Từ khi mạng máy tính ra đời và phát triển thành mạng internet, thế giới có nhiều thay đổi, thay đổi trên nhiều góc độ, để tìm hiểu thêm, chúng ta cùng nghiên cứu về bài 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET 2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: * Hoạt động 2.1: Giới thiệu về Internet a. Mục tiêu: Nêu được KN Mạng internet; bộ giao thức truyền thông trên mạng Internet; Hiểu được vấn đề mạng Internet tạo ra phương thức giao tiếp mới giữa con người với nhau b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, nêu được KN Mạng internet; bộ giao thức truyền thông trên mạng Interne c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV về các nội dung trên. d. Tổ chức thực hiện: Bước/HĐ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Chia lớp thành 4 nhóm GV Đặt vấn đề: Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, giúp học tập, vui chơi, giải trí, . Internet đảm bảo một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 1. Internet là gì? - Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. - Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa. - Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. - Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới. - Với sự phát triển của công nghệ, Internet phát triển không ngừng cả về số và chất lượng. - Internet được xây dựng vào năm 1983 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ CH1: Để kết nối các mạng MT lớn WAN ở các châu lục phải làm thế nào? Internet là gì? CH2: Nêu các tiện ích nhờ sử dụng Internet? CH3: Tại sao các máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau? CH4: Internet do ai đứng ra xây dựng? Ai là chủ sở hữu của nó? Internet được xây dựng vào năm nào? HS các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2 vào giấy: CH1: Để kết nối các mạng MT lớn WAN ở các châu lục người ta lại kết nối các mạng lại với nhau CH2: giải trí, học tập; mua bán, gửi thư, nói chuyện CH3: các máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau vì Chúng phải sử dụng cùng một giao thức. CH4: +) không có ai là chủ sở hữu của Internet. +) Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới. +) Internet được xây dựng vào năm 1983 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV gọi Đại diện nhóm báo cáo + GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung + GV yêu cầu HS phản hồi + Đại diện nhóm báo cáo + HS khác nhận xét, bổ sung + HS phản hồi - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ - HS lắng nghe PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 CH1: Để kết nối các mạng MT lớn WAN ở các châu lục phải làm thế nào? Internet là gì? CH2: Nêu các tiện ích nhờ sử dụng Internet? CH3: Tại sao các máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau? CH4: Internet do ai đứng ra xây dựng? Ai là chủ sở hữu của nó? Internet ra đời vào năm nào? * Hoạt động 2.2: Giới thiệu về các cách kết nối Internet. a. Mục tiêu: Biết hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện thoại, sử dụng đường truyền riêng b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện thoại, sử dụng đường truyền riêng c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV về hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện thoại, sử dụng đường truyền riêng d. Tổ chức thực hiện: Bước\Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu: các máy tính trao đổi được thông tin với nhau nhờ chúng kết nối được với nhau. Vậy người ta kết nối Internet bằng cách nào - GV: Chia lớp thành 4 nhóm - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3: 2. Kết nối Internet bằng cách nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: CH1: Người ta có các cách kết nối internet nào? GV giải thích: Sử dụng modem qua đường điện thoại là một cách kết nối cũ, hiện nay người ta cũng không hay dùng cách này mà sử dụng các phương thức kết nối mạng tiến bộ hơn nhiều. HS các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3 vào giấy: CH1: kết nối bằng cách: +) Sử dụng modem qua đường điện thoại +) Sử dụng đường truyền riêng (Leased line): +) Sử dụng đường truyền ADSL a. Sử dụng modem qua đường điện thoại: – Máy tính cần được cài đặt modem và kết nối qua đường điện thoại. – Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ internet để được cung cấp quyền truy cập Internet. - Ưu điểm: Thuận tiện cho người sd - Nhược điểm: Tốc độ đường truyền ko cao; chỉ phù hợp với cá nhân nhu cầu sử dụng internet không cao; người dùng vừa phải trả tiền internet, vừa phải trả tiền điện thoại. CH2: Nêu ưu, nhược điểm của cách sử dụng đường truyền riêng? GV: Máy chủ kết nối với đường truyền và chia sẻ cho các máy con trong mạng CH2: - Ưu điểm: Tốc độ đường truyền cao, phù hợp với những nơi có nhu cầu kết nôi Internet liên tục và trao đổi thông tin với khối lượng lớn - Nhược điểm: Máy chủ gặp sự cố thì các máy con đều bị ảnh hưởng việc chia se nguồn dữ liệu b. Sử dụng đường truyền riêng (Leased line): – Người dùng thuê đường truyền riêng. - Một máy tính (gọi là máy uỷ quyền) trong mạng LAN dùng để kết nối. Mọi yêu cầu truy cập Internet đều được thực hiện qua máy uỷ quyền. - Ưu điểm: Tốc độ đường truyền cao, phù hợp với những nơi có nhu cầu kết nôi Internet liên tục và trao đổi thông tin với khối lượng lớn - Nhược điểm: Máy chủ gặp sự cố thì các máy con đều bị ảnh hưởng việc chia se nguồn dữ liệu. CH3: Ngoài hai cách kết nối trên chúng ta còn có thể kết nối mạng bằng các phương thức nào khác? CH3: - Một số phương thức kết nối khác: + SD đường truyền ADSL + truyền hình cáp + Công nghệ không dây Wi - Fi c) Một số phương thức kết nối khác. +)Sử dụng đường truyền ADSL, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so với kết nối bằng đường điện thoại. Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp. +)Trong công nghệ không dây, Wi – Fi là một phương thức kết nối Internet thuận tiện. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV gọi Đại diện nhóm báo cáo + GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung + GV yêu cầu HS phản hồi + Đại diện nhóm báo cáo + HS khác nhận xét, bổ sung + HS phản hồi - Bước 4: Kết luận, nhận định: +GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ + GV kết luận - HS lắng nghe PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - 4 nhóm cùng trả lời câu hỏi: CH1: Người ta có các cách kết nối internet nào? CH2: Nêu ưu, nhược điểm của cách sử dụng đường truyền riêng? CH3: Ngoài hai cách kết nối trên chúng ta còn có thể kết nối mạng bằng các phương thức nào khác? 3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: KN mạng Internet; các cách kết nối Internet b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung được yêu cầu ở trên và hoàn thành phiếu học tập số 4. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV về KN mạng Internet; các cách kết nối Internet; nội dung hoàn thành phiếu học tập số 4 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm cặp đôi hoạt động - Xác định nội dung câu hỏi trong phiểu học tập số 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác: - Các nhóm hoạt động trả lời câu hỏi trong phiểu học tập số 4; - GV quan sát và hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương; bổ sung nếu còn thiếu Đáp án phiếu học tập số 4 Câu 1: A ; Câu 2: C ; Câu 3: C; Câu 4: D PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Phần 1) Trắc nghiệm: Câu 1: Các máy tính trong mạng Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào? A. Do cùng sử dụng bộ giao thức TCP/IP B. Do sử dụng chung một loại ngôn ngữ là tiếng Anh C. Do có trình biên dịch ngôn ngữ giữa các máy tính D. Do dùng chung một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ siêu văn bản Câu 2: Phát biểu nào sai trong những phát biểu sau: A. Ai cũng có thể là chủ sở hữu của Internet B. Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP C. Mỗi máy tính trong Internet đều có chung địa chỉ IP D. Internet là mạng có hàng triệu máy chủ Câu 3: Phát biểu nào chính xác nhất về mạng Internet? A. Là mạng lớn nhất trên thế giới B. Là mạng cung cấp khối lượng thông tin lớn nhất C. Là mạng máy tính toàn cầu sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP D. Là mạng có hàng triệu máy chủ Câu 4: Có thể kết nối Internet bằng cách nào? Sử dụng Modem và đường dây điện thoại Sử dụng thiết bị kết nối không dây Sử dụng đường truyền riêng Cả A, B, C Phần 2) Tự Luận: 1. Mạng internet là mạng của các mạng, đúng hay sai? 2. Nêu các cách kết nối internet? 4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức thức thực tế xác định cách KẾT NỐI mạng của trường nơi HS đang học; trả lời câu hỏi trong nhóm câu hỏi cấp độ vận dụng b. Nội dung: HS quan sát ; trả lời các câu hỏi trong nội dung được yêu cầu ở trên. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV trong phiếu học tập số 5 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm cặp đôi hoạt động - Xác định nội dung câu hỏi trong phiểu học tập số 5 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác: - Các nhóm hoạt động trả lời câu hỏi trong phiểu học tập số 5 - GV quan sát và hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương; bổ sung nếu còn thiếu Đáp án phiếu học tập số 5: Câu 1: D; Câu 2: A; PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Nhóm câu hỏi cấp độ Vận dụng: Câu 1: Để kết nối Internet qua đường điện thoại ta cần có A. Modem B. Máy tính phải cài đặt modem C. Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ D.Cả A, B, C Câu 2: Điền vào chỗ trống ( .) trong câu sau: “ Mạng máy tính chỉ hoạt động được khi các trong mạng được với nhau và tuân thủ các thống nhất” A. máy tính / kết nối vật lý / quy tắc truyền thông B. kết nối vật lý / quy tắc truyền thông / máy tính. C. máy tính / quy tắc truyền thông / kết nối vật lý D. quy tắc truyền thông / kết nối vật lý / máy tính IV. TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Không V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164. - Học bài cũ và phần còn lại của bài 21. - Làm các bài tập phần 1, 2 Tiết 2 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM CH1: Hãy trình bày khái niệm Internet? - Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. - Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa. 5 điểm CH2 : Kết nối internet bằng những cách nào? Nêu ưu điểm của từng cách kết nối? Kết nối Internet bằng 3 cách: Cách 1: Sử dụng môđem qua đường điện thoại - Nhược điểm: Cách này thuận tiện cho người dùng nhưng tốc độ đường truyền không cao Cách 2: Sử dụng đường truyền riêng Ưu điểm là tốc độ kết nối cao. Cách 3: Một số phương thức kết nối khác: + đường truyền ADSL. Giá thành sử dụng hạ và tốc độ truyền dữ liệu cao hơn. +Trong công nghệ không dây, Wifi là phương thức kết nối Internet mới nhất, thuận tiện nhất. 5 điểm 3. Bài mới: 3. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5') a. Mục tiêu: Nêu được tầm quan trọng của giao thức kết nối mạng internet; chức năng của nó b. Nội dung: Nêu được chức năng và tầm quan trọng của bộ giao thức TCP/IP; c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi về nội dung đã nêu trên. d. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc các nhân và trả lời câu hỏi phiếu học tập số 1 - HS trả lời - GV đưa ra gợi ý: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng từng đã sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo. . . để nhắn tin gọi điện cho bạn bè người thân đúng không? Vậy các em có bao giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà mà có thể nói chuyện với một bạn ở nơi xa khác, thậm chí là nói chuyện với bạn ở nước ngoài không? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đến với một đoạn video có những ứng dụng vượt trội của mạng máy tính và một số dịch vụ trên Internet. - Yêu cầu Cá nhân học sinh trình bày cảm nghĩ về những ứng dụng vượt trội của mạng máy tính và một số dịch vụ trên Internet. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 trả lời CH1: Giao thức là: A. Bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi TT B. Bộ các thiết bị để trao đổi thông tin C. Bộ các dữ liệu để trao đổi thông tin CH1: A CH2: Giao thức phổ biến được dùng trên mạng Internet là: A. TCP/OP B. HTTP/IP C. TCP/IP CH2: C CH3: Em biết gì về phương thức kết nối ở các dịch vụ internet? - SD đường truyền ADSL tốc độ cao hơn rất nhiều do với các kết nối khác - Nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp. - Trong công nghệ không dây, WI-FI là một phương thức kết nối thuận tiện và được nhiều người lựa chọn. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời CH trong phiếu học tập số 1 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: + GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + GV yêu cầu HS phản hồi - Bước 4: Kết luận, nhận định: +GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ Kết luận : đường truyền ADSL; kết nối Internet qua đường truyền hình cáp; WI-FI là một số kết nối 2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: * Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách giao tiếp giữa các máy tính trong Internet a. Mục tiêu: Nêu được KN Mạng internet; bộ giao thức truyền thông trên mạng Internet; Hiểu được vấn đề mạng Internet tạo ra phương thức giao tiếp mới giữa con người với nhau. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, nêu được KN Mạng internet; bộ giao thức truyền thông trên mạng Interne c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV về các nội dung trên. d. Tổ chức thực hiện: Bước/HĐ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm cặp đôi - Giới thiệu giao thức TCP/IP - yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2 - Lắng nghe 3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào · Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. - TCP (Transmission Control Protocol): Là giao thức cho phép hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu hoặc thông tin cần thiết + Chức năng: Đảm bảo phân chia thông tin thành nhiều gói nhỏ và phục hồi thông tin gốc từ các gói tin nhận được.Thực hiện một cách tự động việc truyền lại các gói tin có lỗi. – Giao thức IP (Internet Protocol): + Là giao thức chịu trách nhiệm về địa chỉ và định tuyến đường truyền, cho phép các gói tin truyền qua một số mạng trước khi đến đích. + Nội dung gói tin: Địa chỉ nhận, gửi. + Dữ liệu và độ dài + Các thông tin kiểm soát lỗi và phục vụ khác Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ CH1: Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức gì? Chức năng? CH2: Giao thức IP (Internet Protocol) là giao thức gì? Chức năng? CH3: Khi truyền thông tin nếu có lỗi thì bộ giao thức TCP/ IP sẽ xử lý như thế nào? CH1: TCP Là giao thức cho phép hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu hoặc thông tin cần thiết. CH2: IP Là giao thức chịu trách nhiệm về địa chỉ và định tuyến đường truyền, cho phép các gói tin truyền qua một số mạng trước khi đến đích. + Nội dung gói tin: Địa chỉ nhận, gửi. + Dữ liệu và độ dài + Các thông tin kiểm soát lỗi và phục vụ khác CH3: - Khi truyền tin, nếu có lỗi không khắc phục được, gói tin sẽ được truyền lại. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV gọi Đại diện nhóm báo cáo + GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung + GV yêu cầu HS phản hồi + Đại diện nhóm báo cáo + HS khác nhận xét, bổ sung + HS phản hồi - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ - HS lắng nghe PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 CH1: Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức gì? Chức năng? CH2: Giao thức IP (Internet Protocol) là giao thức gì? Chức năng? CH3: Khi truyền thông tin nếu có lỗi thì bộ giao thức TCP/ IP sẽ xử lý như thế nào? * Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nội dung: Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận. a. Mục tiêu: làm rõ cách thức làm thế nào gói tin đến đúng người nhận; địa chỉ IP; b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, nêu được cách thức để gói tin đến đúng người nhận; địa chỉ IP; c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV về các nội dung trên. d. Tổ chức thực hiện: Bước/HĐ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV Dẫn dắt vấn đề: Như chúng ta biết, mỗi bức thư muốn gửi đến đúng người nhận thì trên thư phải ghi địa chỉ của người nhận. Cũng như vậy, để một gói tin đến đúng máy nhận (máy đích) thì trong gói tin đó phải có thông tin để xác định máy đích. - Chia lớp thành các nhóm cặp đôi - Giới thiệu địa chỉ IP: Địa chỉ IP là địa chỉ dùng để xác định vùng duy nhất của mạng, một máy tính hay đối tượng cụ thể nào đó trên mạng. - yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3 - GV chiếu hình ảnh về địa chỉ cho HS xem về địa chỉ IP. -GV giải thích thêm về địa chỉ IP - Lắng nghe *) Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận: – Thông tin truyền đi sẽ được chia thành nhiều gói nhỏ. Mỗi gói sẽ di chuyển trong mạng một cách độc lập và không phụ thuộc vào gói khác. – Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có địa chỉ duy nhất, gọi là địa chỉ IP. - Địa chỉ có 2 dạng: dạng số và dạng kí tự. – Dạng số: Mỗi địa chỉ có 4 byte, chia thành 4 trường và cách nhau bằng dấu chấm. VD: 172.154.32.1 172.154.56.5 – Dạng kí tự: Gồm nhiều trường phân cách bởi dấu chấm (.). VD: www.nhandan.org.vn www.moet.edu.vn (Bộ GD) - Mỗi địa chỉ thể hiện một cấp tổ chức trong mạng thường gọi là tên miền để phần biệt (ngành hay vị trí địa lý hay tổ chức) - Các máy tính sử dụng địa chỉ IP của mình. Khi muốn truyền gói tin tới máy tính nào thì trong gói tin đó phải có thông tin chính xác của máy tính lúc đó việc truyền tin mới diễn ra thành công. · Tên miền (Domain): - DSN sẽ chuyển đổi địa chỉ IP sang dạng kí tự (tên miền); - Mỗi tên miền gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm (.) - Trường cuối cùng bên phải là viết tắt của tên nước hay tổ chức. Mỗi quốc gia có một địa chỉ vùng gồm 2 kí tự: Ví dụ: Au: Úc Ca: Canada Fr: Pháp Vn: Việt Nam Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ CH1: Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải đảm bảo yêu cầu gì? CH2: Địa chỉ IP có mấy dạng? Nêu rõ các dạng? Địa chỉ IP nào dễ nhớ và thuận tiện sử dụng hơn? - GV giải thích thêm: +)Địa chỉ IP dạng số thực ra được lưu hành dưới dạng bốn số nguyên phân cách bởi dấu chấm (.). +)-Địa chỉ IP dạng kí tự là địa chỉ được truyền từ địa chỉ IP dạng số sang dạng kí tự bởi một số máy chủ DNS. CH3: Thế nào là tên miền? Nêu một số địa chỉ mà em biết? - HS làm việc cặp đôi, trả lời CH CH1: Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải có 1 địa chỉ IP CH2: Địa chỉ IP có 2 dạng: dạng số và dạng kí tự. +) Dạng số: Mỗi địa chỉ có 4 byte, chia thành 4 trường và cách nhau bằng dấu chấm.VD: 145.39.5.235 +) Dạng kí tự: Gồm nhiều trường phân cách bởi dấu chấm (.) - Địa chỉ IP dạng kí tự thường dễ nhớ và thuận tiện cho người dùng hơn. CH3: Mỗi địa chỉ thể hiện một cấp tổ chức trong mạng thường gọi là tên miền để phần biệt (ngành hay vị trí địa lý hay tổ chức). www.tuoitre.com.vn www.thanhnien.com.vn - Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV gọi Đại diện nhóm báo cáo + GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung + GV yêu cầu HS phản hồi + Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá kết quả trả lời của các nhóm HS + Biểu dương nhóm làm tốt, bổ sung nhóm làm chưa đủ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 CH1: Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải đảm bảo yêu cầu gì? CH2: Địa chỉ IP có mấy dạng? Nêu rõ chức năng các dạng? Địa chỉ IP nào dễ nhớ và thuận tiện sử dụng hơn? CH3: Thế nào là tên miền? Nêu một số địa chỉ mà em biết? 3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách làm thế nào để gói tin đến đúng địa chỉ; địa chỉ IP; tên miền b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung được yêu cầu ở trên và hoàn thành phiếu học tập số 4. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV về địa chỉ IP; tên miền ; nội dung hoàn thành phiếu học tập số 4 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm cặp đôi hoạt động - Xác định nội dung câu hỏi trong phiểu học tập số 4 - Hoàn thành bài tập 7- SGK Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác: - Các nhóm hoạt động trả lời câu hỏi trong phiểu học tập số 4; - GV quan sát và hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương; bổ sung nếu còn thiếu Đáp án phiếu học tập số 4: Câu Đáp án C C D C C D PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Phần 1) Trắc nghiệm: Nhóm câu hỏi cấp độ nhận biết: Câu 1: TCP/IP là viết tắt của: A. Technology Central Processing / Intel Pentium B. Technology Central Processing/ Internet Protocol C. Transmisson Control Protocol/Internet Protocol D. Transmisson Control Protocol/Intel Penturm Câu 2: Chủ sở hữu mạng toàn cầu Internet là hãng nào? A. Hãng Microsoft B. Hãng IBM C. Không có ai là chủ sở hữu của mạng toàn cầu Internet D. Tất cả các ý trên đều sai Nhóm câu hỏi cấp độ thông hiểu: Câu 3: Thông tin nào sau đây liên quan tới Internet? A. Mạng máy tính lớn nhất toàn cầu B. Sử dụng bộ giao thức TCP/IP C. Cung cấp một lượng thông tin khổng lồ D. Tất cả ý trên đều đúng Câu 4: Nội dung của một gói tin bao gồm: A. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, tên người giao dịch ngày giờ gửi... B. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi C. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, dữ liệu, độ dài, thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác D. Không đáp án nào đúng Câu 5: Mạng Internet thuộc loại mạng nào dưới đây? A. Mạng diện rộng B. Mạng khu vực C. Mạng toàn cầu D. Mạng miễn phí Câu 6: Ứng dụng của Internet là: A. Học qua mạng B. Trao đổi thông tin qua thư điện tử C. Mua bán qua mạng D. Tất cả đều đúng Phần 2: Bài tập tự luận: Câu 1: Có thể kết nối Internet bằng các cách nào? 4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức thức thực tế xác định địa chỉ IP, xác định tên miền của một số trang; trả lời câu hỏi phần phiếu học tập số 5 b. Nội dung: HS quan sát ; trả lời các câu hỏi trong nội dung được yêu cầu ở trên. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV trong phiếu học tập số 5 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm cặp đôi hoạt động - Xác định nội dung câu hỏi trong phiểu học tập số 5 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác: - Các nhóm hoạt động trả lời câu hỏi trong phiểu học tập số 5 - GV quan sát và hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn lắng nghe và phản hồi Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương; bổ sung nếu còn thiếu - GV Kết luận Sau khi học xong bài 21 môn Tin học lớp 10 các em cần nắm được một số nội dung sau đây: Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó. Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet. Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet. Đáp án phiếu học tập số 5: Câu 1: Mạng Internet là gì? Những khác biệt cơ bản giữa Internet và mạng máy tính/network Hướng dẫn giải - Internet, hay còn gọi đơn giản là "Mạng", là một hệ thống mạng máy tính kết nối trên toàn thế giới - một mạng lưới mà người dùng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể - khi được phép - có được thông tin từ bất kỳ máy tính nào khác (và đôi khi nói chuyện trực tiếp với người dùng tại các máy tính khác). - Những khác biệt cơ bản giữa Internet và mạng máy tính/network + Internet yêu cầu định tuyến trong khi một mạng máy tính có thể có định tuyến, nhưng không phải là bắt buộc. + Internet cần có nhiều hơn 2 máy tính. Một mạng máy tính có thể chỉ là 2 máy tính kết nối với nhau. + Internet yêu cầu địa chỉ IP công cộng. Một mạng máy tính có thể có 100% địa chỉ IP riêng. + Internet không thể tồn tại chỉ với các thiết bị ảo, mà cần có máy
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_10_bai_21_mang_thong_tin_toan_cau_intern.docx