Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 23, Bài 19: Giảm phân

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 23, Bài 19: Giảm phân

I. Mục tiêu bài dạy: Sau khi häc xong bµi HS ph¶i:

1. Kiến thức

 a. Cơ bản

 - Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân.

 - Trình bày được diễn biến chính ở kỳ đầu của giảm phân I.

 - Trình bày được diễn biến của NST ở các kì của giảm phân I và giảm phân II.

 - Nêu được sự khác biệt của giảm phân I và giảm phân II

 - Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.

 b. Trọng tâm: Nắm được diễn biến và đặc điểm của quá trình giảm phân.

2. Kỹ năng: - Quan sát, nhận dạng, phân tích, so sánh.

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ hình và làm việc độc lập với SGK.

3. Thái độ: Nhận thức được việc tạo các giao tử để duy trì nòi giống trong quá trình sinh sản ở vật nuôi cũng như ở người.

II. Chuẩn bị

+ PP: VÊn ®¸p, gi¶ng gi¶i, t×m tßi nghiªn cøu SGK, ho¹t ®éng nhãm vµ c¸ nh©n.

+ PT: - Tranh vẽ hình 19.1 và 19.2 SGK và bộ mô hình giảm phân. - Phiếu học tập.

Học sinh: - Xem trước bài mới, tìm hiểu đặc điểm của quá trình giảm phân, so sánh nguyên phân và giảm phân.- Phiếu học tập của nhóm và hoàn thành phiếu học tập về nhà.

III. Tiến trình dạy và học

A. Ổn định tổ chức

B. Kiểm tra bài cũ

 - Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn. Ý nghĩa của sự điều hoà chu kỳ tế bào.

 - Nguyên phân trải qua mấy kỳ? Trình bày đặc điểm của các kỳ.

C. Hoạt động dạy và học

 a. Mở bài: Tại sao số lượng nhiễm sắc thể trong các giao tử lại chỉ bằng một nửa số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào dinh dưỡng?

 

docx 5 trang Hồng Thoan 24/10/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 23, Bài 19: Giảm phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 23 Bài 19: GIẢM PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy: Sau khi häc xong bµi HS ph¶i:
1. Kiến thức
 a. Cơ bản
 - Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
 - Trình bày được diễn biến chính ở kỳ đầu của giảm phân I.
 - Trình bày được diễn biến của NST ở các kì của giảm phân I và giảm phân II.
 - Nêu được sự khác biệt của giảm phân I và giảm phân II
 - Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
 b. Trọng tâm: Nắm được diễn biến và đặc điểm của quá trình giảm phân.
2. Kỹ năng: - Quan sát, nhận dạng, phân tích, so sánh.
 - Rèn luyện kỹ năng vẽ hình và làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ: Nhận thức được việc tạo các giao tử để duy trì nòi giống trong quá trình sinh sản ở vật nuôi cũng như ở người.
II. Chuẩn bị
+ PP: VÊn ®¸p, gi¶ng gi¶i, t×m tßi nghiªn cøu SGK, ho¹t ®éng nhãm vµ c¸ nh©n.
+ PT: - Tranh vẽ hình 19.1 và 19.2 SGK và bộ mô hình giảm phân. - Phiếu học tập.
Học sinh: - Xem trước bài mới, tìm hiểu đặc điểm của quá trình giảm phân, so sánh nguyên phân và giảm phân.- Phiếu học tập của nhóm và hoàn thành phiếu học tập về nhà.
III. Tiến trình dạy và học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
 - Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn. Ý nghĩa của sự điều hoà chu kỳ tế bào.
 - Nguyên phân trải qua mấy kỳ? Trình bày đặc điểm của các kỳ.
C. Hoạt động dạy và học 
 a. Mở bài: Tại sao số lượng nhiễm sắc thể trong các giao tử lại chỉ bằng một nửa số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào dinh dưỡng?
 b. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò
 Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giảm phân 1.
GV: Em hiểu như thế nào là (sự phân bào giảm nhiễm) giảm phân?
HS: Giảm phân là sự phân chia tế bào, 1 tế bào mẹ 2n ® 4 tế bào n NST.
Tranh hình 19.1 - SGK
GV: Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân 1 và những điểm khác so với nguyên phân?
GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận.
HS: Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Sau đó GV hướng dẫn từng kỳ trong quá trình giảm phân I và vẽ hình minh họa.
HS: Quan sát, ghi nhận và vẽ hình theo yêu cầu của GV.
GV: Kết thúc giảm phân I tạo được bao nhiêu tế bào và bộ NST của tế bào là như thế nào?
HS: Kết thúc giảm phân I tạo được 2 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa và ở dạng kép.
Hoạt động 2: Tìm hiểu giảm phân 2.
Tranh hình 19.1, 19.2 – SGK 
GV: Cho HS trao đổi và trả lời câu hỏi lệnh trang 78 – SGK?
HS: Trao đổi và trả lời: Kỳ giữa của GP1 các NST kép không tách mà trượt về mỗi cực nên cuối GP1 tế bào chứa bộ NST đơn kép và kỳ trung gian GP2 các NST không nhân đôi và tách nhau thành NST đơn về mỗi tế bào.
GV: Quá trình giảm phân II diễn ra như thế nào?
HS: Đặc điểm của quá trình giảm phân II trải qua các kỳ giống như quá trình nguyên phân.
GV: Kết quả của quá trình này ra sao?
HS: Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.
GV: Giảng cho HS hiểu được quá trình tạo giao tử đực, cái trong quá trình giảm phân diễn ra như thế nào và có vai trò gì.
- 1TB sinh dục đực (2n) ® GP ® 4 tinh tử ® 4 tinh trùng (n – thụ tinh).
- 1TB sinh dục cái (2n) ® GP ® 1 trứng (n – thụ tinh) + 3 thể định hướng (n – tiêu biến).
HS: Lắng nghe và ghi chép. 
GV: Tại sao sau khi nhân đôi các NST lại dính nhau ở tâm động không tách nhau?
HS: Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con.
GV: Tại sao các NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia? 
HS: Để cho NST dễ phân ly và không bị rối.
GV: Quá trình giảm phân có ý nghĩa gì cho sinh vật và cho sinh giới?
HS: Trao đổi và trả lời.
GV: Bổ sung cho hoàn chỉnh.
I. Giảm phân 1
1) Kỳ đầu 1
Tương tự như kỳ đầu nguyên phân, song xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng có thể dẫn đến trao đổi đoạn NST.
2) Kỳ giữa 1
Các NST kép di chuyển về giữa mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
3) Kỳ sau 1
Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực tế bào.
4) Kỳ cuối 1
Khi về cực tế bào các NST kép dần dần giãn xoắn. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con.
II. Giảm phân 2
1) Đặc điểm
- Các NST không nhân đôi mà phân chia gồm các kỳ tương tự như nguyên phân.
- Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.
2) Sự tạo giao tử
- Các cơ thể đực (động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
- Các cơ thể cái (động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh (tiêu biến).
III. Ý nghĩa của giảm phân
- Sự phân ly độc lập của các NST (và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử.
- Qua thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen mới gây nên các biến dị tổ hợp® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.

D. Củng cố: - Dùng phần kết luận chung và mục em có biết để củng cố. 
 - Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không có quá trình giảm phân).
 - Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc? (Khi có 3 NST tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế bào con – gây ra đột biến giao tử). 
 Hướng dẫn học ở nhà
 - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Hoàn chỉnh lại phiếu học tập: phân biệt nguyên phân và giảm phân.
 - Xem trước bài mới, tìm hiểu kỹ qui trình thực hiện tiêu bản rễ hành để quan sát trên kính hiển vi.
SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Nguyên phân
Giảm phân
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Trung gian
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST dạng n kép
Kỳ đầu

-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
-Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại tâm động
-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
Kỳ giữa
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào 
- Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt fẳng xích đạo TB
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào
Kỳ sau
-Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
-Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn 
-Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
Kỳ cuối
- Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới
Kết quả
-Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST
-Từ 1TB 2n NST thành 2 TB n NST kép
-Từ 1 tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST
Đặc điểm 
-Từ 1 TB 2n® 2 TB 2n
-Các TB tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân 
-Từ 1 TB 2n® 4 TB n
-Các TB tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá thành giao tử 

Câu 1: Số lượng NST ở TB con được sinh ra sau giảm phân là bao nhiêu ?
 A.Gấp đôi TB mẹ(4n). B.Gấp ba TB mẹ(6n).
 C.Giống hệt TB mẹ(2n). D.Giảm đi một nữa(n).
Câu 2: Tế bào con chứa bộ n NST đơn ở kì nào của giảm phân ?
Kì đầu II.	C. Kì giữa II.
Kì cuối II.* 	D. Kì sau II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_23_bai_19_giam_phan.docx