Giáo án Sinh học 10 CV5512 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Nguyễn Trãi

Giáo án Sinh học 10 CV5512 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Nguyễn Trãi

 Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống

3. Phẩm chất

 

docx 131 trang Phan Thành 05/07/2023 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 CV5512 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn theo công văn 5512 bộ GD-ĐT
PHẦN MỘT
	GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
	 Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái...
- Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống
- Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là axit nucleic, axit amin, nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp từ đơn giản đến phức tạp 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
a) Mục tiêu: 
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm HS, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh trả lời.
Câu hỏi: Quan sát hình 1, cho biết thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nghe câu hỏi và tiến hành thảo luận theo sự phân công của GV.
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, kết luận
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 
 Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
a) Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi được phân công.
+ Nhóm 1 và nhóm 2:
Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống.
 GV nhận xét, kết luận.
+ Nhóm 3 và nhóm 4:
Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ.
GV yêu cầu nhóm 5, 6 trình bày kết quả.
+ Nhóm 5 và 6:
Câu hỏi: Cho ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng nhưng thống nhất. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng hợp, kết luận.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
 Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Khái niệm hệ thống mở.
- Khái niệm hệ tự điều chỉnh.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung.
- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Đáp án: D
Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: HS làm bt cá nhân
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập: 
Lời giải:
Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.
- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat - chất gây độc cho cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học.
..........................................................................................................................................................
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Tranh phóng to hình 2/ SGK
- Tranh ảnh đại diện của sinh giới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi GV: VD: Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy.. Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vật nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: HS : trả lời-> GV dẫn dắt vào bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giới và hệ thống phân loại 5 giới
a) Mục tiêu: 
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Giới là gì?
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.
? Sinh giới được chia thành mấy giới? Do ai đề nghị
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1. Khái niệm giới:
 Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có đặc điểm chung.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
 Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
Hoạt động 2: Đặc điểm chính của mỗi giới
a) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS tách nhóm, nêu câu hỏi, phân công HS thảo luận theo nhóm.
+ Nhóm 1:
Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh.
GV nhận xét, kết luận
+ Nhóm 2:
Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm.
+ Nhóm 3:
Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật?
+ Nhóm 4:
Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật?
 GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới Khởi sinh: (Monera)
- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5µm)
- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.
2. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.
 - Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh.
3. Giới Nấm: (Fungi)
- Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi, thành tế bào có chứa kitin, 
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
4. Giới Thực vật: (Plantae) 
- Cơ thể đa bào, nhân thực, tế bào có thành Xenlulôzơ.
- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .
- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, cho con người.
5. Giới Động vật: (Amialia)
- Cơ thể đa bào, nhân thực.
 - Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- Vai trò góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho con người. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.
C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.
Đáp án: A
Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là
A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 3: Cho các ý sau:
(1) Hầu hết đơn bào.
(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.
(3) Phân bố rộng.
(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.
(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.
(6) Quan sát được bằng mắt thường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5.
Đáp án: B
Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là
A. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là
A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1/ Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì?
2/ Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
1/ Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
2/ Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.
- Sinh vật không ngừng tiến hoá.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc mục “Em có biết” Hệ thống 3 lãnh giới.
- Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep.
- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.
..........................................................................................................................................................
BÀI 4 – 5: CAC BONHIĐRAC VÀ LI PIT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohyđrat và lipit, vai trò sinh học của chúng trong tế bào
- Nêu được cấu tạo hoá học của prôtêin, vai trò sinh học của chúng trong tế bào
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Tranh vẽ 4.2 /SGK – Tr 20,21.
- Tranh ảnh về các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit.
- Đường glucôzơ và fructôzơ, đường saccarôzơ, sữa bột không đường, tinh bột sắn dây.
 - Mô hình cấu trúc bậc 2, bậc 3 của prôtêin.
- Sơ đồ axit amin và sự hình thành liên kết peptit.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi: GVcho học sinh quan sát các mẫu vật: dầu, mỡ, đường, thịt. Bằng kiến thức thực tế em hãy nhận xét về trạng thái, mùi vị của các loại thức ăn trên?
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hỏi: 
- Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.
- Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? Ví dụ. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào.
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cacbôhiđrat
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Cacbôhiđrat là gì ?
? Có mấy loại cacbôhi-drat? Kể tên đại diện cho từng loại?
 GV cho HS xem các mẫu hoa quả chứa nhiều đường, yêu cầu HS quan sát
? Hãy phân biệt các loại đường đa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
Nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận.
I. Cacbôhiđrat: (Đường)
1. Cấu trúc hóa học:
 Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O.
Cacbôhiđrat có 3 loại : 
+ Đường đơn : Hexôzơ (Glucôzơ, Fructôzơ, ) ; Pentôzơ (Ribôzơ, )
+ Đường đôi : Saccarôzơ, Galactôzơ, Mantôzơ, 
+ Đường đa :Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ, kitin
 Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
 Phân tử Xenlulôzơ có cấu tạo mạch thẳng. Tinh bột, Glicôgen có cấu tạo mạch phân nhánh.
2. Chức năng :
 + Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể.
 + Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
 + Đường đa : dự trữ năng 
lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Câu 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử
B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân có trong phân tử
D. số lượng đơn phân có trong phân tử
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 2: Loại đường cấu tọa nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?
A. Glucozo B. kitin C. Saccarozo D. Fructozo
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 3: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 4: Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
(4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
(5) Tan trong nước
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1/ Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ? (Vì sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch)
2/ Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng?
 ( Vì làm cho trẻ biếng ăn dẫn đến không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác ).
3/ Tại sao người không tiêu hoá được xenlulôzơ nhưng vẫn phải ăn nhiều rau xanh hằng ngày?
(Các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn, tránh bị bệnh táo bón)
4/ Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? 
(Sẽ đủ các loại axit amin để tổng hợp các loại prrôtêin cần thiết của cơ thể )
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc trước bài mới. 
- Đọc mục: “ Em có biết ” 
- Ôn tập kiến thức ADN ở lớp 
..........................................................................................................................................................
Bài 5: PROTEIN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Giáo viên: 
- Phương tiện: Giáo án, SGK, Hình 4.1,5.1 SGK.
- Phương pháp: nhóm, vấn đáp, trực quan
 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Cấu trúc và chức năng của các loại Cacbohiđrat?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Trả lời
- Cấu trúc: Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố: C, H, O.
Cacbôhiđrat có 3 loại : đường đơn, đường đôi , đường đa
- Chức năng
+ Đường đơn: cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể.
+ Đường đôi: là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Đường đa: dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cấu trúc của Prôtêin
a) Mục tiêu: HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận.
 - Nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
+ Prôtêin có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS khái quát hoá kiến thức.
Hỏi: 
+ Prôtêin có chức năng gì? Cho VD?
+ Tại sao chung ta lại cần ăn Prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS ghi nhận, đánh dấu vào SGK.
- N/c thông tin sgk trang 23 kết hợp với kiên thức lớp dưới => trả lời câu hỏi.
- Khái quát kiến thức. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Nhắc nhở HS biết phối kết hợp các loại thức ăn trong bữa ăn.
- Nội dung kiến thức yêu cầu HS học trong sgk.
III. Cấu trúc của Prôtêin:
* Đặc điểm chung:
- Prôtêin : là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là các axit amin.
 a. Cấu trúc 
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:
+ Cấu trúc bậc 1 
+ Cấu trúc bậc 2: 
 + Cấu trúc bậc 3: 
+ Cấu trúc bậc 4:. 
b. Chức năng: 
 - Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể.
 - Vận chuyển các chất
 - Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào.
 - Điều hoà các quá trình trao đổi chất.
 - Bảo vệ cơ thể.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1/ Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
2/ Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
1/ Lời giải:
Prôtêin là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống. Đơn vị cấu tạo nên prôtêin là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin. Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài. Khi prôtêin được đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin để hấp thụ tạo ra các loại prôtêin đặc thù cho cơ thể người. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amin cần cho tổng hợp prôtêin thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước bài mới sgk.
..........................................................................................................................................................
Bài 6: AXIT NUCLÊIC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thuyết trình, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Mô hình cấu trúc phân tử ADN.
- Tranh vẽ cấu trúc hoá học của nuclêôtit, ADN, ARN
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi: Trình bày chức năng của prôtein ?
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Trả lời: Chức năng
 - Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin.
VD: Prôtein trong sữa, trong các hạt cây 
- Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
VD: kháng thể.
- Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin.
- Prôtein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá (Các loại enzim).
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đặt câu hỏi: 
1/ Dựa vào kĩ thuật nào mà gia đình có thể xác định đúng con ruột của mình?
2/ ADN là gì? Tại sao từ ADN có thể xác định được chính xác bố mẹ, anh, chị em mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cấu trúc và chức năng của ADN 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Sử dụng tranh hình6.1 và nêu câu hỏi:
+ Trình bày cấu trúc của phân tử ADN?
- Nhận xét và đánh giá hoặc bổ sung kiến thức. Đồng thời khái quát hoá kiến thức.
GV khái quát kiến thức
- Nêu câu hỏi:
+ ADN có chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS khái quát kiến thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Quan sảt tranh hình và N/c thông tin sgk.
- Thảo luận nhóm để chỉ 
- Đại diện nhóm sử dụng tranh hình 6.1,6.2 để trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_cv5512_bai_1_cac_cap_to_chuc_cua_the_gio.docx