Giáo án Sinh học 10 - Bài 3: Các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huệ
I. MUC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật.
- Thực hiện được dự án tìm hiểu về thành tựu nuôi cấy mô tế bảo thực vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm.
+ Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất
+ Trung thực, trách nhiệm và chăm học hỏi trong quá trình tìm hiểu khai thác kiến thức mới.
+ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình học tập.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 3: Các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Ngày soạn:22/10/2022 Tiết CĐ4 + CĐ5 + CĐ6 Ngày bắt đầu dạy:24/10/2022 BÀI 3.CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT MUC TIÊU Kiến thức - Trình bày được các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật. - Thực hiện được dự án tìm hiểu về thành tựu nuôi cấy mô tế bảo thực vật. Năng lực - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm. + Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. Phẩm chất + Trung thực, trách nhiệm và chăm học hỏi trong quá trình tìm hiểu khai thác kiến thức mới. + Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh trong Chuyên đề học tập Sinh học 10 phóng to: các hình 3.1,3.5,3.6. -Video về công nghệ tế bào thực vật (nếu có). - Phiếu học tập: Tìm hiếu các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật. 2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Mở đầu 1.1 Mục tiêu Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới 1.2 Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. 1.3 Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Yêu càu HS thảo luận cặp đôi, giải quyết các vấn đề: - Để trồng hàng loạt cây sắn (cây khoai mì) hoặc cây khoai lang, em có thể cǎt một đoạn thân và trông xuống đất. Vì sao có thể nhân giông cây trông bǎng phương pháp này? - Các nhà khoa học đã nhân giống vộ tính nhiều loài cây trông quý bằng công nghệ tế bào thực vật, tiêu biểu là nhân giống lan kim tuyến. Em hãy phác thảo các giai đoạn công nghệ nhằm nhân giống lan kim tuyến. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm kiếm trong SGK trả lời câu hỏi đã được giao. - Thảo luận để tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định -GV đánh giá, nhận xét, kết luận. Để trồng hàng loạt cây sắn (cây khoai mì) hoặc cây khoai lang, em có thể cắt một đoạn thân và trồng xuống đất - giâm cành . Có thể nhân giống cây trồng bằng phương pháp này vì đây phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách ra khỏi cây mẹ trồng vào giá thể, trong những điều kiện môi trường thích hợp, cành ra rễ và sinh cành mới, tạo thành cây hoàn chỉnh. Quy trình nuôi cấy lan kim tuyến in vitro Chọn mẫu và môi trường nuôi cấy: Cây Lan Kim tuyến sau khi thu hái ở rừng được bảo quản cẩn thận cây còn nguyên, không được dập nát khô héo. Sau đó, chọn những cây mập có đường kính từ 3-5mm trở lên (cây mập sẽ cho chồi khỏe và có khả năng tái sinh cao); cắt bỏ phần rễ, phiến lá (giữ lại phần bẹ lá có tác dụng bảo vệ chồi ngủ). Rửa mẫu cấy bằng nước sạch sau đó đưa mẫu vào bình thủy tinh lắc đều với dung dịch xà phòng trong 10 phút. Tráng sạch xà phòng 7 lần bằng nước cất. Giai đoạn nuôi cấy: Môi trường cấy tái sinh: ½ MS + 1 mg/l KI + 1mg/l BAP + 10% Nước dừa + 50g/l chuối + 6,5g/l agar + 20g/l đường Nhận nhanh chồi trong môi trường nhân: MS + 3,0mg/l BAP + 0,3 mg/l KI + 6,5g/l agar + 50g/l khoai tây + 10% Nước dừa+ 20g/l đường + 50g/l chuối. Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường: MS + 0,3mg/l BAP + 1mg/l NAA + 1% than hoạt tính + 6,5g/l agar + 50g/l khoai tây + 10% Nước dừa+ 20g/l đường . Giai đoạn hoàn thiện Trước khi ra cây, đưa các bình cây từ phòng nuôi ra ngoài môi trường tự nhiên khoảng 2 tuần để luyện cây. Sau khi trồng được một tháng quan sát cây đã sinh trưởng bình thường thì tiến hành phun nhẹ phân bón qua lá ( 7 đến 10 ngày phun 1 lần). 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng 2.1.Các giai đoạn của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật a. Mục tiêu: Trình bày được các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật. b. Sản phẩm Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ: - Công nghệ tế bào thực vật bao gồm các quy trình kĩ thuật với nhiều giai đoạn. Các giai đoạn chung gồm: chuẩn bị mẫu, chuẩn bị môi trường nuôi cấy, tiến hành nuôi cấy theo kĩ thuật phù hợp, mở rộng quy mô nuôi cấy và thu sản phẩm. - Công nghệ tế bào thực vật được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm là các hợp chất chuyển hoá thứ cấp, protein tái tổ hợp, các chất có hoạt tính sinh học. Theo hướng ứng dụng này, quá trình nuôi cấy mộ tế bào thực vật gồm các giai đoạn: nuôi cấy tăng sinh khối tế bào (thường là huyền phù tế bào từ mô sẹo) trong các bình phản ứng sinh học (bioreactor), thu tế bào và tinh sạch sản phẩm. - Công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong vi nhân giống thường bao gồm các kĩ thuật: nuôi cấy tạo mô sẹo từ mảnh mô, tạo phôi soma họặc tạo cơ quan (tái sinh chồi), tái sinh cây hoàn chỉnh, chuyển ra vườn ươm hoặc đồng ruộng. Kết quả thực hiện Phiếu học tập. c. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu các nhóm thảo luận, từ các sơ đồ trong các hình 3.1,3.5,3.6 và thông tin trong Chuyên đề học tập Sinh học 10, hoàn thành Phiếu học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe GV trình bày nội dung và tìm hiểu nội dung qua SGK để tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu các nhóm trao đổi sản phẩm đánh giá lẫn nhau - GV mời đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - Công nghệ tế bào thực vật bao gồm các quy trình kĩ thuật với nhiều giai đoạn. Các giai đoạn chung gồm: chuẩn bị mẫu, chuẩn bị môi trường nuôi cấy, tiến hành nuôi cấy theo kĩ thuật phù hợp, mở rộng quy mô nuôi cấy và thu sản phẩm. - Công nghệ tế bào thực vật được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm là các hợp chất chuyển hoá thứ cấp, protein tái tổ hợp, các chất có hoạt tính sinh học. Theo hướng ứng dụng này, quá trình nuôi cấy mộ tế bào thực vật gồm các giai đoạn: nuôi cấy tăng sinh khối tế bào (thường là huyền phù tế bào từ mô sẹo) trong các bình phản ứng sinh học (bioreactor), thu tế bào và tinh sạch sản phẩm. - Công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong vi nhân giống thường bao gồm các kĩ thuật: nuôi cấy tạo mô sẹo từ mảnh mô, tạo phôi soma họặc tạo cơ quan (tái sinh chồi), tái sinh cây hoàn chỉnh, chuyển ra vườn ươm hoặc đồng ruộng. 2.2. Thực hiện đề tài tìm hiểu về thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật a. Mục tiêu - Tìm kiếm và thu thập được thông tin từ tài liệu khoa học. - Trình bày được báo cáo tổng quan về các thành tựu công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. - Thiết kế được tập san gồm hình ảnh, bài viết về thành tựu công nghê nuôi cây mô tế bào thực vật. b. Sản phẩm Tập san gồm hình ảnh, bài viết về thành tựu công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thống nhất về nội dung và hình thức báo cáo. Mỗi nhóm có thể tìm hiểu một hoặc một số nội dung sau: + Thành tựu của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong tạo giống cây trồng mới. + Thành tựu của nuôi cấy mộ tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng. + Thành tựu của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm kiếm thông tin từ cơ sở dữ liệu khoa học được công bố; liên hệ thực tế ở địa phưrơng để tìm hiểu về các thành tựu của công nghệ nuôi cây mô tề bào thực vật. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo, chia sẻ, đánh giá. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. Tập san gồm hình ảnh, bài viết về thành tựu công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. 3. Luyện tập 3.1. Mục tiêu: Luyện tập kiến thức về các giai đoạn của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. 3.2. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về các giai đoạn của công nghệ nuôi cấy mô tê bào thực vật. 3.3. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào khác nhau về mẫu sử dụng cho nuôi cấy và mục đích ứng dụng như thể nào? - Những kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật nào có thể áp dụng sau khi tạo mô sẹo? Hãy nêu định hướng tạo sản phẩm cuối cùng của các quá trình công nghệ đó. -Quan sát các hình 3.7(a-g) sách Chuyên đề học tập Sinh học 10 về quá trình tái sinh cây lúa (Oryza sativa) từ nuôi cấy mô tế bào và thực hiện các yêu cầu sau: a) Cho sẵn các mô tả sau: (1) Sau 35 ngày tái sinh; (2) Sau 17 ngày trên môi trường tái sinh; (3) Sau 9 ngày trên môi trường tái sinh; (4) Nuôi cấy tạo mô sẹo từ phôi hạt; (5) Đưa cây ra nhà lưới; (6) Sau 25 ngày tái sinh. Hãy ghép mỗi mô tả (1-6)với mỗi hình (a - g) cho phù hợp. b) Sắp xếp các hình theo tiến trình thời gian thực hiện các giai đoạn nuôi cấy mô tế bào và tái sinh ở cây lúa. - Thiết lập các bước tiến hành sản xuất một loại vaccine để phòng bệnh truyền nhiễm sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào cây thuốc lá, kết họp kī thuật chuyển gene vào tế bào thực vật nuôi cấy nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (tham khảo hình 3.6 sách Chuyên đề học tập Sinh học 10). IV. Đánh giá GV đánh giá tiến trình trong quá trình dạy học dựa vào các câu trả lời của HS ở các hoạt động: mở đầu, dạy học bài mới, luyện tập, vận dụng. - HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm khi thực hiện các phiếu học tập/ sản phẩm học tập. - HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau các sản phẩm cá nhân, nhóm; sau đó GV đánhgiá HS. - Phiếu đánh giá dự án/ đề tài. Nội dung đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3 Kế hoạch thực hiện dự án Phác thảo khái quát Có nội dung công việc và phân công nhiệm vụ Cụ thể chi tiết về nội dung công việc, sản phẩm, phương tiện, phân công công việc rõ ràng Tài liệu thu thập Mới thu thập được một vài tài liệu Có khá nhiều tài liệu Nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau (Có cả tiếng Anh) Hình ảnh, video ghi âm quá trình khảo sát Chỉ có hình ảnh Có hình ảnh, video, ghi âm Đầy đủ hình ảnh, video, ghi âm quá trình khảo sát. Hình ảnh video sắc nét Biên bản họp nhóm Chưa viết thành biên bản Có biên bản họp nhóm nhưng còn sơ sài Biên bản họp nhóm chi tiết, cấu trúc biên bản logic Sản phẩm dự án Có sản phẩm nhưng còn sơ sài chưa đáp ứng mục tiêu Sản phẩm đáp ứng mục tiêu nhưng còn thiếu một vài nội dung. Hình ảnh video sắc nét Sản phẩm đáp ứng đầy đủ mục tiêu Hình ảnh âm thanh sắc nét Báo cáo dự án Báo cáo chưa đầy đủ. Thuyết trình người nghe chưa hiểu rõ nội dung Báo cáo đầy đủ nhưng còn quá dài hoặc quá ngắn Báo cáo ngắn gọn đầy đủ. Thuyết trình hấp dẫn Phiếu học tập: Tìm hiểu các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật 1. Quan sát hình 3.1 Chuyên đề học tập Sinh học 10 và trình bày các giai đoạn của công nghệ tế bào thực vật. 2. Hoàn thành bảng sau: Các giai đoạn Đặc điểm của mỗi giai đoạn Chuẩn bị mẫu và môi trường nuôi cấy Giai đoạn nuôi cấy Giai đoạn hoàn thiện và thu nhận sản phẩm 3.Tai sao việc khử trùng mẫu trước khi nuôi cấy khi tiến hành nuôi cấy mô tế bào thực vật là cần thiết? 4. Tại sao có thể chọn các mẫu mô như mộ mảnh lá, lá mầm, rễ, chồi đỉnh, chồi nách, phôi từ hạt để làm vật liệu nuôi cấy in vitro? 5. Tại saọ không thể áp dụng một phương pháp nuôi cấy chung trong giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật? 6. Các phương pháp nuôi cấy được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? 7. Phôi sọma khác với phôi hình thành từ hợp tử như thế nào? Ứng dụng của nuôi cấy tạo phôi soma là gì? 8. Tại sao trong nhân giống,vô tính để duy trì đặc tính cây trồng, người ta thường tái sinh cây bằng nuôi cây tạo cơ quan sử dụng đoạn thân cây mà không tái sinh gián tiếp từ mô sẹo? Bài 4: CƠ SỞ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT VÀ ỨNG DỤNG Mục tiêu Kiến thức - Trình bày được khái niệm và ứng dụng của công nghệ tế bào động vật. - Tranh luận và phản biện được các quan điểm về nhân bản vô tính đông vật,con người. Năng lực - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm. + Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống Phẩm chất + Trung thực, trách nhiệm và chăm học hỏi trong quá trình tìm hiểu khai thác kiến thức mới. + Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình học tập. Thiết bị dạy học và học liệu Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh trong Chuyên để học tập Sinh học 10 phóng to: hình 4.4. - Phiếu học tập: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ tế bào động vật. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập Các hoạt động dạy học Mở đầu Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiếnthúc mói. Sån phẩm: Các câu trả lời của HS về “thịt nuôi cấy”. Tổ chức thực hiện: + GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: “Thịt nuôi cây” (thịt nhân tạo, hình 4.1) được sản xuất như thế nào? Sản xuất thịt nuôi cấy mang lại những lợi ích tiềm năng gì đôivới con người?” + GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. + GV yêu cầu cà lóp cùng thào luận. + GV kết luận và dẫn vào bài. Hình thành kiến thức kỹ năng Khái quát về công nghệ tế bào động vật Mục tiêu: Nêu dưrợc khái niệm công nghệ tế bào động vật và các điều kiện để nuôi cấy mô tế bào động vật in vitro. Sản phẩm: Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ: Công nghệ tế bào động vật gồm các quy trình kǐ thuật nuôi cấy mộ tế bào động vật nhằm duy trì khả năng tăng trưởng và phân chia của tế bào trong điều kiện in vitro, tạo nên các dòng tế bào (nuôi cấy tế bào), mô (nuôi cấy mô), cơ quan (nuôi cấy cơ quan) và sản xuất các sản phầm phục vụ đời sông. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi để trả lời các câu hỏi: - Nêu khái niệm công nghệ tế bào động vật. - Dựa trên đặc tính sinh học nào của tế bào động vật mà người ta có thể nuôi cấy được mô tế bào trong phòng thí nghiệm? - Nêu các điều kiện để nuôi cấy mô tế bào động vật in vitro. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm kiếm trong SGK trả lời câu hỏi đã được giao. - Thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định -GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - Công nghệ tế bào động vật gồm các quy trình kǐ thuật nuôi cấy mộ tế bào động vật nhằm duy trì khả năng tăng trưởng và phân chia của tế bào trong điều kiện in vitro, tạo nên các dòng tế bào (nuôi cấy tế bào), mô (nuôi cấy mô), cơ quan (nuôi cấy cơ quan) và sản xuất các sản phầm phục vụ đời sông. - Dựa trên những đặc tính sinh học của tế bào động vật là khả năng phân chia và biệt hóa của tế bào. Ứng dụng công nghệ tế bào động vật Mục tiêu: Trình bày được ứng dụng của công nghệ tế bào động vật. - Tranh luận và phản biện được các quan điểm về nhân bản vô tính động vật, con nguời. Sản phẩm: Nôi dung kiến thúc HS cần ghi nhớ: Công nghệ tế bào động vật có nhiều ứng dụng quan trọng trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phuc vụ đời sống con người, đặc biệt các ứng dụng trong lĩnh vựcd ược học. Nhân bản vô tính ở động vật là một trong những thành tựu của công nghệ tế bào, có tiềm nǎng ứng dụng.Tuy nhiên, cần lưu ý các khía cạnh đạo đức và những nguy cơ khi thực hiện nhân bản vô tính ở động vât, đǎc biệt là đông vât có vú. Nhiều quốc gia đưa vào luật về việc cấm nhân bản vô tính người. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành ba nhóm chuyên gia, mỗi nhóm chuyên gia có thể chia thành nhóm nhỏ 4 - 5 HS. Mỗi nhóm chuyên gia tìm hiểu về một ứng dụng: Nhóm 1: Tìm hiểu về sản xuất các dòng tế bào cho nghiên cứu và ứng dụng Đọc SGK và trả lời câu hỏi: 1. Vì sao các dòng tế bào nuôi cấy có thể được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học? 2. Em hãy kể tên một số dòng tế bào đã được thương mại hoá và sử dụng trong nghiên cứu. Nhóm 2: Tìm hiểu về sản xuất các chế phẩm thương mại Hãy trình bày tóm tắt các chế phẩm thương mại được sản xuất dựa trên công nghệ tế bào động vật. Cho ví dụ minh hoạ. Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân bản vô tính động vật Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 4.4 Chuyên đề học tập Sinh học 10 và cho biết cừu Dolly được nhân bản vô tính bằng cách nào. Cừu Dolly có đặc điểm di truyền giống con cừu nào được nêu trong hình? 2. Theo em, tuổi sinh học của cừu Dolly có tương ứng với tuổi thực của nó không? Giai thích. Từ đó, hãy cho biết, cần lưu ý điều gì khi thực hiện nhân bản vô tính động vật có vú bằng phương pháp chuyển nhân tế bào soma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân. Nhóm mảnh ghép: Mỗi nhóm 6 HS đến từ ba nhóm. Mỗi nhóm lập bảng về ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong nghiên cứu và sản xuất các sản phầm phục vụ đời sông con người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm kiếm trong SGK trả lời câu hỏi đã được giao. - Thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định -GV đánh giá, nhận xét, kết luận. 1. Các dòng tế bào nuôi cấy có thể được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học vì công nghệ nuôi cấy mô tế bào động vật có khả năng cung cấp các dòng tế bào dùng cho nghiên cứu sinh học tế bào. 2. Dòng tế bào còn được sử dụng trong nghiên cứu ung thư, tác động của hoá chất, bức xạ và virus với tế bào ung thư. Chẳng hạn, các dòng tế bảo ung thư như HeLa (tế bào ung thư cổ tử cung), HT29 (tế bào ung thư đại tràng), K562 (tế bào ung thư bạch cầu), nguyên bào sợi thận chuột hamster BHK-2I, dòng tế bào biểu mô gan người HEPG2, các dòng tế bào biến đổi gene,... được sử dụng cho nghiên cứu. Các dòng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC), là nguồn tế bào gốc để biệt hoá thành các mô khác và được dùng cho mục đích trị liệu. Các giai đoạn của công nghệ tế bào động vật Mục tiêu: Trình bày được các giai đoạn chính của công nghệ tế bào động vật. Sản phẩm: Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ: Công nghệ tế bào động vật gồm các giai đoạn chính: chuẩn bị mẫu và môi trường nuôi cấy; tiến hành nuôi cấy theo các giai đoạn nuôi cấy sơ cấp, nuôi cấy thứ cấp và áp dụng các kĩ thuật nuôi cấy mẫu khác nhau theo mục đích định sẵn ; thu nhận sản hoặc sản xuất các sản phẩm khác Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 đến 6 người , quan sát các hình 5.1 , 5.2 , 54 và đọc thông tin trong Chuyên đề học tập Sinh học 10 , hoàn thành Phiếu học tập về các giai đoạn của công nghệ tế bảo động vật Phiếu học tập : Tìm hiểu các giai đoạn của công nghệ tế bào động vật Hoàn thành bàng sau phân biệt các giai đoạn của công nghệ tế bào động vật: Các giai đoạn Đặc điểm chính của các giai đoạn Chuẩn bị mẫu và môi trường nuôi cấy Nuôi cấy Thu nhận sản phẩm công nghệ tế bào Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm kiếm trong SGK trả lời câu hỏi đã được giao. - Thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định -GV đánh giá, nhận xét, kết luận. Công nghệ tế bào động vật gồm các giai đoạn chính: chuẩn bị mẫu và môi trường nuôi cấy; tiến hành nuôi cấy theo các giai đoạn nuôi cấy sơ cấp, nuôi cấy thứ cấp và áp dụng các kĩ thuật nuôi cấy mẫu khác nhau theo mục đích định sẵn ; thu nhận sản hoặc sản xuất các sản phẩm khác Luyện tập Mục tiêu: Luyên tâp kiến thức về ứng dụng công nghê tế bào động vật trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người và các giai đoạn Sản phẩm: Các câu trả lời của các nhóm Tổ chức thực hiện: Mỗi nhóm lựa chọn một trong các vấn đề sau và viết dưới dạng báo cáo Word,PowerPoint, video hoặc tập san. - Hãy tìm thông tin về một số loại vaccinẹ phòng bệnh do virus được sản xuất bằngcông nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào động vật kết hợp với công nghệ gene. - Hãy tìm thêm các ứng dụng khác của công nghệ tế bào động vật trong nghiên cứuvà trong sân xuất các sản phẩm thương mại. - Tìm hiểu về một số sản phầm sinh dược được sản xuất bằng công nghệ tế bàođộng vật GV yêu cầu các nhóm báo cáo, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, kết luận. Vận dụng: Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn để thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện GV chia lớp thành hai nhóm lớn tranh luận về câu hỏi sau, một nhóm ủng hộ và nhóm còn lại phản đối việc nhân bản vô tính ở động vật có vú. “Nêu quan điểm về những lợi ích và nguy cơ của nhân bản vô tính ở động vật có vú. Em ủng hộ hay phản đối việc nhân bản vô tính động vật có vú và người? Vì sao?” giá. Đánh giá GV đánh giá tiến trình trong quá trình dạy học dựa vào các câu trả lời của HS ở các hoạt động: mở đầu, dạy học bài mới, luyện tập, vận dụng. - HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm khi thực hiện các phiểu học tập. - HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau các sản phầm cá nhân, nhóm; sau đó GV đánh giá Ái Quốc, ngày 24 tháng 10 năm 2022 Tổ trưởng xác nhận Đinh Thị Phương Thơ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_10_bai_3_cac_giai_doan_cua_cong_nghe_te_bao.docx