Giáo án Sinh học 10 - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Năm học 2022-2023

Giáo án Sinh học 10 - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Năm học 2022-2023

- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.

+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.

- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học.

- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu:

+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát.

+ Xây dựng giả thuyết.

+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

+ Điều tra, khảo sát thực địa.

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

 

docx 6 trang Phan Thành 04/07/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: 
 Tổ: Sinh học – Công nghệ
 Họ và tên giáo viên:
Bài 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
Môn học/Hoạt động giáo dục: SINH HỌC; Lớp: 10
Theo bộ sách Chân trời sáng tạo
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU 	
1. Về năng lực:
Năng lực sinh học
Nhận thức sinh học
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học. 
+ Phương pháp quan sát. 
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm). 
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học.
- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu: 
+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát.
+ Xây dựng giả thuyết.
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
+ Điều tra, khảo sát thực địa.
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan tới môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Tự chủ và tự học
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
2. Về phẩm chất:
Yêu nước
Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
Nhân ái
Biết tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, đấu tranh với những hành vi vi phạm đạo đức sinh học.
Trung thực
Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
– Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về các thiết bị, dụng cụ, phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
– Bảng hướng dẫn HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
– Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh (HS)
- Giấy A4.
– Bảng trắng, bút lông.
- Biên bản thảo luận nhóm.
– Bảng báo cáo kết quả nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
*Bản tiêu chí đánh giá hoạt động (Dành cho GV):
GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS 
Nội dung đánh giá
Mức 1 (5đ)
Mức 2 (7đ)
Mức 3 (10đ)
Điểm
Trả lời câu hỏi
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng
Trả lời được hầu hết các ý đúng
Trả lời đúng câu hỏi. Tìm được thêm ví dụ minh hoạ
Đóng góp ý kiến
Chỉ nghe ý kiến
Có ý kiến
Có nhiều ý kiến, ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm
Lắng nghe
Có lắng nghe, phản hồi
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
	a. Mục tiêu: 
	- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới.
	- Kiểm tra được sự chuẩn bị bài của học sinh.
	b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “ Sự sống quanh ta” để HS xác định vấn đề.
	c. Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả
Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy học
1. GV đưa ra tình huống: Có nhiều nguyên nhân làm cho muối dưa cải bị hư hỏng, trong đó có hai nguyên nhân được đưa ra: (1) do đậy nắp hũ dưa không kín; (2) do không đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Dựa vào phương pháp nào để xác định đâu là nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng? 
2. HS trả lời câu hỏi. 
3. Học sinh trình bày ý kiến. GV có thể cho HS giải thích sự lựa chọn của mình.
4. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học
Có những phương pháp nào để nghiên cứu và học tập môn Sinh học, chúng ta tìm hiểu rõ trong bài 2:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
	2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (7 phút) 
	a. Mục tiêu
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học. 
+ Phương pháp quan sát. 
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm). 
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
	- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
	- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
	b. Nội dung: Câu trả lời của HS
	c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
	1. GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
Câu 1. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất các bước thực hiện để nghiên cứu những vấn đề sau:
a) Xác định hàm lượng đường trong máu:
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ:
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người:
Câu 2. Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
	2. Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nghiên cứu nội dung mục 1 trang 12 Sgk.
3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung.
	4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức.
TỔNG KẾT KIẾN THỨC
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
1. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
- Có 3 phương pháp cơ bản để nghiên cứu và học tập môn Sinh học bao gồm: 
+ Quan sát.
+ Làm những việc trong phòng thí nghiệm.
+ Thực nghiệm khoa học
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập của môn sinh học (7 phút)
	a. Mục tiêu
	- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học. 
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
	b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
	c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.	
d. Tổ chức thực hiện 
	1. GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
Câu 3. Hãy kể tên và cho biết chức năng của một số dụng cụ thí nghiệm.
3. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.
	4. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung.
	5. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức.
TỔNG KẾT KIẾN THỨC
2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học
- Những thiết bị và vật liệu phổ biến được dùng trong nghiên cứu sinh học gồm kính hiển vi, kính lúp, mô hình, tranh ảnh và các dụng cụ thí nghiệm.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học (7 phút)
	a. Mục tiêu
-Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học. 
- Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
	- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu: 
+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát.
	+ Xây dựng giả thuyết.
	+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
	+ Điều tra, khảo sát thực địa.
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung: Học sinh thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
	c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện 
	1. GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
Câu 4. Có thể lưu giữ kết quả quan Ghi chép lại những thông tin cần thiết (vị trí, đặc điểm, tính chất, các số liệu,...), chụp ảnh, quay phim,...
2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.
	3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung.
	4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức.
TỔNG KẾT KIẾN THỨC
3. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học
- Tiến trình nghiên cứu sinh học cần thực hiện theo các bước: 
+ Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;
+ Xây dựng giả thuyết; 
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm; điều tra, khảo sát thực địa; 
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu tin sinh học (7 phút)
	a. Mục tiêu
- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học.
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
	c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện 
	1. GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. 
Câu 5. Tại sao tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
Câu 6. Hãy đưa ra nhận xét về tầm quan trọng của tin sinh học trong đời sống ngày nay.
2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.
	3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung.
	4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức.
TỔNG KẾT KIẾN THỨC
II. TIN SINH HỌC
- Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng máy tính để phân tích và lưu giữ các dữ liệu sinh học. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Cá nhân dựa vào kiến thức vừa học, hoàn thành phiếu học tập sau.
Câu 1: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp có thải khí carbon dioxide.
Câu 2: Việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giải thuyết trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như thế nào?
	2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi
	3. Gv cho một số nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung và đánh giá.
	4. Gv hoàn thiện, công bố đáp án.
Câu 1: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp có thải khí carbon dioxide. 
- Đặt một chậu cây và một cốc nước vôi trong vào trong lồng kín. 
- Quan sát sự thay đổi của cốc nước vôi trong.
Câu 2: Trong nghiên cứu khoa học, việc đặt câu hỏi nghiên cứu là rất quan trọng, dựa vào đó mà người nghiên cứu có thể xác định đúng các vấn đề mà mình muốn tìm hiểu khi thực hiện công trình nghiên cứu. Đi kèm với các câu hỏi nghiên cứu.
Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút)
Giao nhiệm vụ về nhà.
	a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế. 
	b. Nội dung: Nghiên cứu một vấn đề tại địa phương.
	“Hãy chọn một vấn đề cần nghiên cứu ở địa phương em và áp dụng tiến trình nghiên cứu để làm rõ vấn đề đó.”
	c. Sản phẩm: Bài báo cáo.
	d. Tổ chức thực hiện: GV gợi ý và hướng dẫn cho HS lựa chọn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương và vận dụng kiến thức đã học về tiến trình nghiên cứu để nghiên cứu vấn đề đó. Cần đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình, đặc biệt là tính chính xác của các nguồn thông tin.
----------------HẾT----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_bai_2_cac_phuong_phap_nghien_cuu_va_hoc.docx