Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 20: Làm văn tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Như Nhị Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 20: Làm văn tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Như Nhị Lan

A. Mức độ cần đạt:

Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn

B. Trọng tâm kiến thức , kỹ năng, thái độ:

1. Kiến thức

- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng

- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.

3. Thái độ

- Hình thành ở HS có kĩ năng sử dụng văn thuyết minh .

C. Phương pháp dạy học:

- Nói, vấn đáp, diễn giảng.

-Thuyết giảng.

-Vấn đáp.

-Phân tích – tổng hợp.

D. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, soạn bài của lớp:

 

docx 7 trang yunqn234 5220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 20: Làm văn tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Như Nhị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	 Lớp dạy: 10.8
Tiết PPCT: 	 GVHD: Nguyễn Kim Thủy
 Ngày dạy: 4/2/2020 GSTT : Huỳnh Như Nhị Lan
LÀM VĂN : TÍNH CHUẨN XÁC
HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mức độ cần đạt:
Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn 
Trọng tâm kiến thức , kỹ năng, thái độ:
1. Kiến thức
- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 
2. Kĩ năng
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn. 
3. Thái độ 
- Hình thành ở HS có kĩ năng sử dụng văn thuyết minh .
C. Phương pháp dạy học:
- Nói, vấn đáp, diễn giảng. 
-Thuyết giảng.
-Vấn đáp.
-Phân tích – tổng hợp.
D. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, soạn bài của lớp:
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
GV cho HS trình bày đôi nét về văn bản thuyết minh.
 Gv chốt vấn đề và dẫn vào bài
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Nó đáp ứng nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức tự nhiên và xã hội, để có thể vận dụng vào phục vụ lợi ích của người đọc, người nghe. Vì thế những kiến thức trong văn bản thuyết minh phải thật chính xác, và điều ấy sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
- Có thái độ tích cực, hứng thú, với bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I : Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
GV: Em hiểu thế nào là tính chuẩn xác?
TL: tính chuấn xác chính là nêu đúng ý nghĩa nội dung của sự sự vật được nói đến trong văn bản thuyết minh.
GV:Tại sao VB thuyết minh lại cần có tính chuẩn xác?
Tl: Khi văn bản thuyết đưa sai về nội dung hoặc ý nghĩa của sự vật sự việc, sẽ làm người đọc tiếp thu sai kiến thức.
GV: Vậy thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh? Chúng ta cần chú ý đến các điểm gì để đảm bảo tính chuẩn xác của VB thuyết minh?
TL: - Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết
- Cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,...
- Luôn chú ý thời điểm xuất bản các tài liệu để cập nhật thông tin mới
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, phát phiếu học tập có ghi câu hỏi hướng dẫn phân tích
Nhóm 1: câu a
TL: Chưa chuẩn xác vì nếu so sánh mục lục ta sẽ thấy
+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có VHDG
+ Chương trình Ngữ văn 10 về VHDG không chỉ có ca dao ,tục ngữ
+ Chương trình Ngữ Văn 10 không có câu đố
Nhóm 2: câu b
Chưa chuẩn xác vì “ Thiên cổ hùng văn “ là áng văn của nghìn đời chứ không phải là hùng văn viết cách đây nghìn năm
 Nhóm 3: câu c
VB trên không sử dụng thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó không nói đến NBK với tư cách một nhà thơ
Nhóm 4: Những lưu ý để đảm bảo tính chuẩn xác ?
-Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết
- Cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,...
- Luôn chú ý thời điểm xuất bản các tài liệu để cập nhật thông tin mới
GV: Theo em, thế nào là tính hấp dẫn của Vb thuyết minh?
TL: Trong văn bản thuyết minh, tính hấp dẫn là sự thu hút, sự lôi cuốn người đọc, nghe chú ý vào đối tượng thuyết minh nói riêng và văn bản thuyết minh nói chung. văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe
-GV: Các biện pháp làm cho VB thuyết minh có tính hấp dẫn??
TL:
- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động ;
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí nhớ người đọc
- Câu văn biến hoá, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
GV: Thông qua những điều đã học các em rút kinh nghiệm gì khi viết bài văn thuyết minh.
TL:Thông qua những điều đã học giúp cho học sinh tình hiểu rõ ràng, chính xác, nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan chính xác đúng các sự việc. Và giúp học sinh nắm rõ vấn đề trong đời sống và xã hội và nhìn nhận theo cái nhìn khách quan để hiểu rõ vấn đề.
III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
 LUYỆN TẬP: Học sinh tự học, thảo luận nhóm đã chia trước đó, và đưa ra câu trả lời
GV: Yêu cầu học đọc đoạn và trả lời câu hỏi
TL: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát.
Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm
I -Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
Tính chuẩn xác
trong ăn bản thuyết minh: nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan. Vì vậy bài viết (bài nói) cần chuẩn xác. Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất đối với văn bản thuyết minh
2. Để văn bản thuyết minh có tính chính xác, cần lưu ý
- Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết
- Cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,...
- Luôn chú ý thời điểm xuất bản các tài liệu để cập nhật thông tin mới
Luyện tập :
*Câu a: Chưa chuẩn xác vì nếu so sánh mục lục ta sẽ thấy
+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có VHDG
+ Chương trình Ngữ văn 10 về VHDG không chỉ có ca dao ,tục ngữ
+ Chương trình Ngữ Văn 10 không có câu đố
* Câu b : Chưa chuẩn xác vì “ Thiên cổ hùng văn “ là áng văn của nghìn đời chứ không phải là hùng văn viết cách đây nghìn năm
* Câu c: VB trên không sử dụng thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó không nói đến NBK với tư cách một nhà thơ
Những lưu ý để đảm bảo tính chuẩn xác:
-Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết
- Cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,...
- Luôn chú ý thời điểm xuất bản các tài liệu để cập nhật thông tin mới
II -Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh là sự thu hút, sự lôi cuốn người đọc, nghe chú ý vào đối tượng thuyết minh nói riêng và văn bản thuyết minh nói chung.
2. Biện pháp làm cho Vb thuyết minh hấp dẫn :
- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động ;
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí nhớ người đọc
- Câu văn biến hoá, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
Luyện tập :
Câu 1:
"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát. 
Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm.
 Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.
 Câu 2:
Khi gắn hồ Ba Bể với cái truyền thuyết Pò Giá Mải thì hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn hơn, lung linh hơn và dễ nhớ hơn
GV: Cho học sinh tự thảo luận bàn 3 phút để trả lời câu hỏi.
TL: Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán.
- Từ ngữ: giàu tính hình tượng (kết hợp biện pháp so sánh):
+ Mùi phở có sức huyền bí quyến rũ- mây khói chùa Hương.
+ Bó hành xanh- lá mạ.
+ Làn khói từ nồi nước dùng- một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu.
- Sự kết hợp các giác quan và liên tưởng:
+ Các giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác.
+ Liên tưởng: qua các so sánh.
+ Biểu cảm trực tiếp: trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được.
Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán.
- Từ ngữ: giàu tính hình tượng (kết hợp biện pháp so sánh):
+ Mùi phở có sức huyền bí quyến rũ- mây khói chùa Hương.
+ Bó hành xanh- lá mạ.
+ Làn khói từ nồi nước dùng- một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu.
- Sự kết hợp các giác quan và liên tưởng:
+ Các giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác.
+ Liên tưởng: qua các so sánh.
+ Biểu cảm trực tiếp: trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được.
IV. HOẠT ĐỘNG 4:VẬN DỤNG 
: GV giao bài tập
Viết một đoạn văn ( 200 chữ) thuyết minh về một thắng cảnh của quê hương em. Chỉ ra những câu văn tiêu biểu thể hiện tính chính xác và tính hấp dẫn.
HS tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD, vận dụng kiến thức đã học để hoàn chỉnh đoạn văn thuyết minh theo yêu cầu.
 V. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO 
+ Sưu tầm những đoạn văn thuyết minh tiêu biểu liên quan đến đời sống xã hội, liên quan tác phẩm văn học trung đại đã học
+ Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet.
3. Cũng cố: 
Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
Thế nào là tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh ?
4. Dặn dò: Xem lại bài và soan bài mới: Khái quát lịch sử Tiếng Việt
E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_20_lam_van_tinh_chuan_xac_hap_da.docx