Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn đọc hiểu tác phẩm VHDG và VHTĐVN

 3. Thái độ: Trân trọng giá trị văn học dân tộc, có ý thức phát huy, bảo tồn và sáng tạo văn học viết.

 4. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực hợp tác

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- SGK, giáo án, vở ghi, tài liệu tham khảo

C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:

 Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, nêu tình huống, làm việc theo nhóm.

 

docx 4 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 tháng 8 năm 2020
Văn học
Tiết 1, 2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn đọc hiểu tác phẩm VHDG và VHTĐVN
 3. Thái độ: Trân trọng giá trị văn học dân tộc, có ý thức phát huy, bảo tồn và sáng tạo văn học viết.
 4. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- SGK, giáo án, vở ghi, tài liệu tham khảo
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, nêu tình huống, làm việc theo nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HOC:
Bước 1: Hoạt động Khởi động
Chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “Tiếp sức”: lần lượt các thành viên trong đội thay nhau kể tên các tác phẩm văn học Việt Nam đã đọc, đã học trong chương trình ngữ văn THCS. Đội nào kể được nhiều hơn đội ấy thắng. Thành viên nào trong đội không kể được bị loại. Đội nào bị loại nhiều hơn đội ấy thua.
Bước 2: Hoạt động Hình thành kiến thức
	Từ kết quả của trò chơi GV dẫn dắt vào nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HV tìm hiểu các bộ phận cấu thành của VHVN
? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN.
I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.
- VHVN có hai bộ phận: + VHDG
 + VH viết 
-> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
? Thế nào là VHDG. 
? Thể loại. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
? Sự khác nhau giữa VHDG và VH viết.
Hoạt động 2: GV Hướng dẫn HV tìm hiểu quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
? Nhìn một cách tổng quát VH viết Việt Nam được chia làm mấy thời kỳ lớn.
? Nêu những nét chính về văn học trng đại Việt Nam.
? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ.
? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn. nét chính của mỗi giai đoạn là gì.
Tiết 2
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HV tìm hiểu những phương thức phản ánh con người Việt Nam trong văn học.
Lớp chia 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 phương diện phản ánh con người VN trong văn học cùng những biểu hiện của nó.
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học.
? Con người Việt Nam với quốc gia dân tộc được phản ánh như thế nào trong văn học.
- Yêu nước: yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc tự do của tổ quốc....
? Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong văn học, con người VN có ý thức ra sao về bản thân.
? Vậy, nhìn chung khi xây dựng mẫu người lý tưởng con ngưới VN được văn học xây dựng ra sao.
Văn học dân gian:
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: SGK.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Văn học viết: 
 a. Chữ viết của VHVN:
- VH viết: + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
 + Chữ Quốc ngữ.
 b. Hệ thống thể loại của VH viết: SGK 
 II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:
- Chia làm 3 thời kỳ:
+ Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
+ Đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945
+ CMT8 năm 1945 cuối thế kỷ XX
 1. Văn học trung đại: 
- VH có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.
- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo.
Văn học hiện đại:
- VHHĐ có: 
+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.
+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.
+ Thi pháp: lối viết hiện thực. 
+ Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: (Tâm hồn)
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....
+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....
+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc (Yêu nước).
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.
+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
3.Con người Việt Nam trong qhệ với XH (Nhân đạo)
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc.
4.Con người VN và ý thức về bản thân (Đạo lý).
- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này
 + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. 
 + giai đoạn cuối XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.
- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa.... 
Bước 3: Hoạt động Luyện tập thực hành:
Vẽ sơ đồ tư duy các bộ phận hợp thành của nền văn học VN.
Nêu một số nội dung chủ yếu của VHVN.
- Trình bày tiến trình lịch sử của Văn học VN.
Bước 4: Hoạt động Vận dụng, mở rộng: 
Sắp xếp các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS thành 2 bộ phận và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam.
E. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
+ Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan văn học Việt Nam.
+ Sơ đồ hóa các bộ phận của văn học Việt Nam.
- Soạn bài mới “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_12_tong_quan_van_hoc_viet_nam_na.docx