Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết được một số yếu tố thuộc văn bản (VB) nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn nghị luận; văn nghị luận trung đại.

- Nắm bắt được mục đích, quan điểm của người viết văn nghị luận; bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội trong VB nghị luận; yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, tiếng Việt, viết, nói và nghe nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) như sau:

 

doc 34 trang Phan Thành 05/07/2023 4801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN
LỚP
10
BÀI 9. KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
000000000000000000000000000000000000
TÊN BÀI DẠY: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Biết được một số yếu tố thuộc văn bản (VB) nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn nghị luận; văn nghị luận trung đại.
- Nắm bắt được mục đích, quan điểm của người viết văn nghị luận; bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội trong VB nghị luận; yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, tiếng Việt, viết, nói và nghe nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) như sau:
+ Nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB; nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả; vai trò của các yếu tố biểu cảm trong VB nghị luận.
+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội (qua VB và từ VB); nêu được ý nghĩa hay tác động của VB đối với quan niệm sống của bản thân.
+ Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong VB.
+ Viết được một bài luận về bản thân.	
+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
3.Về phẩm chất: Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; đề cao tinh thần yêu chuộng công lý, bình đẳng, bác ái, hòa bình; niềm tin vào sức mạnh đoàn kết, tương ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV; Phiếu học tập. 
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu PowerPoint. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (5 tiết)
VĂN BẢN 1: VĂN BẢN HỊCH TƯỚNG SĨ (2.5 tiết) 
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận tích cực trước khi vào bài học.
Nội dung: Tìm hiểu các tri thức nền liên quan tới văn bản.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: HS theo dõi bảng mô tả nhân vật theo màn hình chiếu.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày cá nhân.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá câu trả lời, giới thiệu về lịch sử nhà Trần.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của văn bản nghị luận: mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận, yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại văn nghị luận
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập số 1
Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại văn nghị luận trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại văn nghị luận:
+ Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng cuộc sống.
+ Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng, cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề, hiện tượng ấy.
+ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải tình cảm cảm xúc của người viết nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.
Phiếu học tập số 1:
Mục đích
Quan điểm
Yếu tố biểu cảm
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
Mục tiêu
- Nhận biết được một số yếu tố của văn bản nghị luận: mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận, yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích, đánh giá được chủ đề, thông điệp mà văn bản gửi đến người đọc 
- Phân tích, đánh giá được thái độ tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết, đánh giá được sức mạnh biểu đạt của giọng điệu, cảm xúc trong văn bản chính luận.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK bên cạnh văn bản. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
+ Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung đều là những tấm gương trung nghĩa đời trước.
+ Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn bày tỏ tình cảm của bản thân:
“ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn phải buổi gian nan”; “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”; “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”	
+ Giọng điệu ở phần ba giống như giọng điệu của người cùng cảnh ngộ đồng thời cũng là người trên nói với kẻ dưới.
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số yếu tố của văn bản nghị luận: hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, cách sắp xếp luận điểm, mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận, yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận, bối cảnh lịch sử và văn hóa xã hội liên quan đến sự ra đời của văn bản.
- Biết kết nối những gì đã đọc với suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân.
b) Nội dung: Tìm hiểu chủ đề, bố cục, các luận điểm chính của văn bản Hịch tướng sĩ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+ Nhóm 1: câu hỏi 1 (SGK trang 95)
+ Nhóm 2: câu 2
+ Nhóm 3: câu 3
+ Nhóm 4: câu 4 (SGK trang 96)
+ Nhóm 5: câu 5
+ Nhóm 6: câu 6
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi Sau khi đọc 
- Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận và trả lời 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
Câu 1: (Phiếu học tập số 2)
STT
LUẬN ĐIỂM
LÍ LẼ VÀ BẰNG CHỨNG
1
Những tấm gương trung nghĩa đời trước
Lí lẽ: từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh muôn thuở, bất hủ cùng trời đất.
Bằng chứng: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng 
2
Lòng căm thù của Trần Quốc Tuấn trước tội ác ngang ngược của giặc
Lí lẽ: ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn phải buổi gian nan; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da 
Bằng chứng: sứ giặc ngênh ngang ngoài đường sỉ mắng triều đình.
3
Phê phán biểu hiện sai của binh sĩ, khẳng định thái độ đúng đắn trước tình cảnh hiện tại của đất nước
Lí lẽ: ân tình chủ- tớ, so sánh với gương nhân nghĩa thời trước; phê phán thái độ thờ ơ, chỉ lo hưởng thụ; khẳng định thái độ đúng đắn là phải luôn cảnh giác trước giặc ngoại xâm
Bằng chứng: “thái ấp ta vững bền...bách niên giai lão”
4
Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược” để đánh giặc cứu nước
Lí lẽ: học theo sách “Binh thư yếu lược là theo đạo thần chủ”
Bằng chứng: “rửa nhục” “đứng trong trời đất”
Câu 2: (Bảng kiểm 1)
Tác dụng của các yếu tố biểu cảm:
- Tác động đến tướng sĩ: cảm phục gương trung nghĩa, khơi gợi cảm kích ân tình chủ tướng, nhận ra sai lầm của bản thân, khơi gợi lòng căm thù giặc và ý thức trách nhiệm với đất nước, khơi dậy ý chí rèn luyện binh thư.
- Tác động tới người đọc: trân trọng lòng yêu nước và biết ơn những tướng sĩ thời xưa, trân trọng lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc, khơi dậy suy ngẫm về trách nhiệm của bản thân.
Câu 3: (Rubric 1)
- Mục đích viết của phần 1: nêu gương trung nghĩa để nhắc nhở về trách nhiệm
- Mục đích viết của phần 2: Khơi dậy lòng căm thù giặc, giúp bình sĩ thấu hiểu tấm lòng chủ tướng
- Mục đích viết của phần 3: nhắc lại ân tình để khơi gợi lòng trung thành, đạo lý; giúp binh sĩ thấy được sai lầm của bản thân
- Mục đích viết của phần 4: kêu gọi binh sĩ chuyên tâm học tập binh thư để đánh giặc cứu nước
=> Mục đích viết của VB: khơi dậy lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu cho đất nước và tinh thần rèn luyện binh thư.
Câu 4:
Các luận điểm trong văn bản Hịch tướng sĩ được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, phần trước là tiền đề- cơ sở cho phần sau triển khai nhằm hướng tới thực hiện mục đích viết của văn bản là thuyết phục binh sĩ theo quan điểm của tác giả:
- Luận điểm 1: nêu cơ sở nhận thức, chân lí lịch sử: nêu gương người xưa để ngợi ca lòng trung nghĩa.
- Luận điểm 2: nêu cơ sở thực tiễn, khẳng định tình cảnh hiện tại của nước nhà, thể hiện lòng căm thù giặc
- Luận điểm 3: phân tích những sai lầm của binh sĩ và hậu quả, phân tích lẽ phải cần đi theo và lợi ích
- Luận điểm 4: Kết luận, khẳng định binh sĩ cần chuyên tâm học Binh thư yếu lược.
Câu 5:
Quan điểm của Trần Quốc Tuấn: trách nhiệm của binh sĩ là chuyên tâm rèn luyện, bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ trách nhiệm của nam nhi đối với đất nước và đạo thần chủ, lợi ích cá nhân và dòng tộc; là sự hài hòa giữa cái riêng và cái chung, lợi ích cá nhân và lợi ích xã tắc.
Câu 6:
Hào khí Đông A thể hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù bảo vệ đất nước. Điểm đặc biệt của hào khí Đông A là tinh thần đoàn kết vua tôi, tướng lính, quân dân. Trong Hịch tướng sĩ, sự đồng lòng đó thể hiện qua việc tác giả lập luận vừa trên lập trường của người trên với kẻ dưới, vừa trên lập trường những người đồng cảnh ngộ; sự gắn bó vận mệnh binh sĩ với vận mệnh quốc gia, đem vinh nhục cá nhân gắn liền với vinh nhục xã tắc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời nhanh các câu hỏi
b) Nội dung: câu hỏi trắc nghiệm
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho câu hỏi trắc nghiệm.
1. Theo em, đề tài tác giả khai thác trong văn bản là gì?
2. Mục đích của Trần Quốc Tuấn trong văn bản?
3. Giọng điệu tác giả thể hiện trong văn bản
4. Tác động của văn bản “Hịch tướng sĩ”” đối với người nghe.
VĂN BẢN 2: VĂN BẢN NAM QUỐC SƠN HÀ – BÀI THƠ THẦN KHẲNG ĐỊNH
CHÂN LÍ ĐỘC LẬP CỦA ĐẤT NƯỚC (2 tiết) 
Hoạt động 1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học 
b. Nội dung: HS nghe 1 đoạn nhạc Dòng máu Lạc Hồng và nêu cảm nhận về nội dung, giai điệu, cảm xúc mà bài hát gợi ra.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS nghe và nêu cảm nhận
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu 
 - Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt ý
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn nghị luận
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời dựa trên việc tìm hiểu tri thức ngữ văn trước đó. 
 Đọc và ghi lại cảm nhận của bạn về bài thơ Nam quốc sơn hà (đề tài, giọng điệu tác giả, tác động tới người nghe)
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc bài thơ và ghi vào phiếu học tập số 3
- Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi
- Nhận xét, kết luận: GV nhận xét câu trả lời và kết luận (Phiếu học tập số 3)
- Đề tài lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm
- Giọng điệu tác giả hào hùng, có sức hiệu triệu mạnh mẽ
- Người nghe được cổ vũ, khích lệ, dâng trào niềm tự hào về đất nước.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản (1a), nhận biết và phân tích cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả (1b).
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội, nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân. 
b) Nội dung: đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, đọc lướt và tìm hiểu khái quát về văn bản
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (SGK – trang 98) bằng hình thức nhóm
* Nhóm 1: câu 1
* Nhóm 2: câu 2
* Nhóm 3: câu 3
* Nhóm 4: câu 4
* Nhóm 5: câu 5
- Thực hiện nhiệm vụ: 
- Báo cáo, thảo luận: HS đọc văn bản và thảo luận, chuẩn bị câu trả lời.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần làm việc của các nhóm và kết luận nội dung và hướng dẫn HS ghi bài
Câu 1: GV hướng dẫn HS dựa vào nhan đề và nội dung chính của VB để xác định luận điểm. Để xác định luận điểm, GV hướng dẫn HS chia bố cục VB, xác định câu chủ đề của từng phần. Sau đó, GV hướng dẫn HS đọc quét, đọc lướt để tìm bằng chứng, lí lẽ tương ứng với các luận điểm. Sau đây là gợi ý về hệ thống luận điểm VB:
 – Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. 
– Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ. 
– Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm. 
– Luận điểm 4: Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân ta nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. 
(Bảng kiểm 3)
Câu 2: VB được viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết về bài thơ Nam quốc sơn hà. Quan điểm ấy là: bài thơ Nam quốc sơn hà là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc. 
Câu 3: Các luận điểm trong VB được triển khai theo trình tự phát triển ý của bài thơ Nam quốc sơn hà. Cách sắp xếp ấy giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được mạch lập luận của tác giả tương ứng với mạch triển khai ý của bài thơ Nam quốc sơn hà, từ đó tăng tính thuyết phục cho quan điểm của người viết. 
Câu 4: Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương” trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ được thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà → GV kết luận về tác dụng của việc phân tích bối cảnh văn hoá xã hội trong VB để hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa của VB nghị luận.
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội, nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân. 
b) Nội dung: trả lời câu hỏi số 5 phần Sau khi đọc
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
– Em hãy cho biết một VB được xem là tuyên ngôn độc lập cần có đặc điểm gì? 
– Bài thơ Nam quốc sơn hà có đáp ứng được các tiêu chí của một bản tuyên ngôn độc lập hay không?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV
- Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra câu trả lời khi kết hợp những thông tin đã đọc và HS khác tiến hành nhận xét ngắn gọn, bày tỏ thêm quan điểm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời và hướng dẫn HS ghi nhận nội dung chính vào bài học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử để nhận xét, đánh giá ý nghĩa thời sự của văn bản.
- Phân tích được ý nghĩa, tác động của văn bản trong việc thay đổi nhận thức, tình cảm, cách nhìn của bản thân đối với những hiện tượng trong đời sống (lòng yêu nước, ý chí quyết thắng bảo vệ chủ quyền dân tộc)
b) Nội dung: Suy ngẫm về lòng yêu nước và thực hiện sản phẩm sáng tạo thể hiện suy nghĩ của mình
c) Sản phẩm: Câu trả lời; ý tưởng cho tranh minh họa, clip, sơ đồ tư duy, kịch bản 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS thảo luận theo nhóm
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để phác thảo ý tưởng và phân công nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày ý tưởng
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, góp ý, hướng dẫn bài tập thực hành ở nhà. (Rubric 2)
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM (0,5 tiết)
VĂN BẢN 3: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi)
GV có thể dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi trong phần Sau khi đọc.
Câu 1: Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua các hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng lá rơi đầy 
HS ghi ra giấy những hình dung, tưởng tượng của mình về “những ngày thu đã xa” do các hình ảnh vừa tìm được gợi ra, sau đó chia sẻ với các bạn.
Câu 2: Hình ảnh mùa thu nay khác mùa thu xưa ở: cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng (trời thu thay áo mới, trong biếc ); không gian rộng mở, đầy sức sống (núi đồi, gió thổi rừng tre phấp phới ); tràn ngập âm thanh vui tươi (nói cười thiết tha).
HS tuỳ ý lí giải nguyên nhân của sự khác biệt đó, miễn là hợp lí. Có thể định hướng: Vì tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác thu xưa: đang đứng giữa núi đồi của chiến khu Việt Bắc với tâm trạng vui tươi, phấn chấn, đầy tin tưởng vào nền độc lập của dân tộc.
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp. Các dạng của phép điệp trong đoạn thơ là: điệp từ (đây, là, của, chúng ta); điệp ngữ (của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng / Những ngả đường /Những dòng sông ).
Hiệu quả biểu đạt của phép điệp trong đoạn thơ: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.
Câu 4: Có thể định hướng:
Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ độc lập dân tộc. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Mở rộng (ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ) 
a) Mục tiêu: 
– Nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB; nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả; vai trò của các yếu tố biểu cảm trong VB nghị luận.
– Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội (qua VB và từ VB); nêu được ý nghĩa hay tác động của VB đối với quan niệm sống của bản thân. 
b) Nội dung: Đọc mở rộng TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ 
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (SGK – trang 104) bằng hình thức nhóm
- Nhóm 1: câu 1
- Nhóm 2: câu 2
- Nhóm 3: câu 3
- Nhóm 4: câu 4
- Nhóm 5: câu 5
- Nhóm 6: bài tập sáng tạo
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản và thảo luận, chuẩn bị câu trả lời.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý:
Câu 1. Văn bản viết ra nhằm mục đích vạch trần thực trạng người da đen bị ngược đãi, bất công và bỏ rơi ở Mỹ; bày tỏ ước mơ, khát vọng công bằng, tự do cho người da đen đồng thời kêu gọi đấu tranh hòa bình và đoàn kết nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh dân quyền của nước Mỹ.
Quan điểm của Martin Luther King là cổ vũ tinh thần yêu chuộng công lý, bình đẳng, bác ái, hòa bình; thể hiện niềm tin vào sức mạnh đoàn kết, tương ái; trân trọng khát vọng về tương lai hòa hợp, tự do và bình đẳng của những người yếu thế bị phân biệt đối xử trong xã hội.
Câu 2. Xác định các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tác giả nêu trong văn bản và vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.
- Nêu nguyên tắc về bình đẳng đã được tuyên cáo trong Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ; khẳng định một nền tự do mới và bình đẳng thật sự cho tất cả công dân Mỹ
- Thực trạng người da đen bị ngược đãi ở Mỹ, 
- Khát vọng công lý và tự do cho người da đen của King, 
- Giấc mơ tương lai nước Mỹ bình đẳng bác ái 
- Lời kêu gọi dấn thân, tin tưởng vào giấc mơ ấy của King.
(bảng kiểm 4)
Câu 3. Có thể thay đổi trật tự giữa các luận điểm trong văn bản trên được không? Từ đó hãy nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản.
Trật tự giữa các luận điểm nếu bị thay đổi sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống lập luận của văn bản, logic lập luận và tính thống nhất của các yếu tố luận điểm, luận cứ. Về hình thức, thay đổi trật tự CVS luận điểm còn ảnh hưởng tới mạch cảm xúc, tính chất trùng điệp của đoạn văn và giọng điệu tác giả.
Câu 4. Bạn hãy tìm hiểu thêm về “giấc mơ của nước Mỹ”. Từ đó hãy lí giải nguyên nhân tác giả chọn “tôi có một giấc mơ” làm ý tưởng chủ đạo xuyên suốt văn bản.
Giấc mơ của nước Mỹ là khát vọng chung của quốc gia, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, gồm tập hợp các lý tưởng như dân chủ, nhân quyền, quyền tự do, cơ hội và bình đẳng và công lý cho tất cả.. trong một xã hội có ít rào cản.
“Giấc mơ của nước Mỹ” đã trở thành đặc tính quốc gia, niềm tin chung của người Mỹ, có ý nghĩa như một lời hứa của quốc gia dành cho mỗi công dân Hoa Kỳ. Martin Luther King khi chọn “Tôi có một giấc mơ” làm lý tưởng chủ đạo xuyên suốt văn bản của mình, ông đã gợi nhắc cho chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ nhớ về lời hứa này, như một món nợ mà quốc gia phải trả cho người da đen đang sống với tư cách công dân tự do trên đất nước này.
Câu 5. Bạn hãy xác định và phân tích vai trò của một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.
Có sự tăng cấp biểu đạt trong các câu trả lời của tác giả, sự sắp xếp các từ, cụm từ hoặc mệnh đề theo thứ tự tăng dần mức độ quan trọng; mỗi ý kiến đều vượt trội hơn những ý kiến trước; đoạn văn có cấu trúc trùng điệp làm dâng trào cảm xúc.
Nghệ thuật tương phản đối lập tô đậm khoảng cách phi lý do kì thị phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng tạo ấn tượng và cảm xúc trăn trở, nhức nhối.
Câu văn đầy cảm xúc hào sảng, phấn chấn, tràn đầy hi vọng, tin tưởng vào tương lai của cuộc đấu tranh. Ngữ điệu ôn hòa nhưng thôi thúc mạnh mẽ. Giọng hào hùng, tha thiết, ngân vang, có khả năng hiệu triệu.
Dấu ấn văn hóa và tôn giáo trong văn bản góp phần thiết lập niềm tin ở những người cùng tôn giáo và khẳng định tình yêu của tác giả đối với đất nước.
Sử dụng các trích dẫn lịch sử, kinh thánh và các ví dụ cụ thể để làm cơ sở cho các lập luận Sử dụng phép ẩn dụ để làm nổi bật các khái niệm tương phản.
Bài tập sáng tạo: Một số điểm giống nhau và khác nhau về bối cảnh ra đời của các bản “tuyên ngôn độc lập” trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Giống nhau
Ra đời từ bối cảnh chống xâm lăng nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhân dân và chính quyền đoàn kết, thống nhất ý chí đánh giặc cứu nước.
Khác nhau
Nam quốc sơn hà ra đời trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần thứ 2, diễn ra trên sông Như Nguyệt do tướng Lý Thường Kiệt phụng lệnh vua Lý Nhân Tông.
Bài thơ nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
Bài thơ ra đời khi lịch sử dựng nước và giữ nước chưa lâu nên việc khẳng định chủ quyền chủ yếu dựa trên phương diện địa lý (bờ cõi).
Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi Bình Định vương Lê Lợi tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến 10 năm chống quân xâm lược nhà Minh (1418-1427).
Bài cáo do Nguyễn 
Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn nhằm tuyên bố chiến thắng và mở ra triều đại nhà Hậu Lê.
Bài cáo ra đời ở thế kỉ XV khi nước ta đã có một chiều dài và bề dày lịch sử nhất định, nên tác giả khẳng định độc lập chủ quyền trên nhiều phương diện hơn so với Nam quốc sơn hà (quốc hiệu, văn hiến, triều đại, anh hung hào kiệt...). 
PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (1 tiết)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt 
a) Mục tiêu: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
b) Nội dung: Tìm hiểu phần tri thức tiếng Việt. 
c) Sản phẩm: Phần ghi chú, câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức tiếng Việt, tóm tắt lại các lỗi thường gặp về mạch lạc và liên kết, đề xuất cách sửa tương ứng. GV nhấn mạnh: ngoài những lỗi giống như lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn, trong VB còn có những lỗi khác như: lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tuỳ tiện. Đối với từng loại lỗi, GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ để xác định lỗi và cách chỉnh sửa. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tự đọc và ghi chú. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày tóm tắt hoạt động. 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần). 
2. Hoạt động 2: Thực hành tiếng Việt 
a) Mục tiêu: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
b) Nội dung: HS làm bài tập trong SGK 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia nhóm cho HS tự thực hiện các câu hỏi phần thực hành tiếng Việt trong SGK, sau đó lên bảng trình bày. 
+ Nhóm 1,2: Câu 1 
+ Nhóm 3,4: Câu 2 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm về các câu sai và đề xuất sửa. 
- Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý 
Bài tập 1: Yêu cầu HS chỉ ra và nêu cách sửa lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tuỳ tiện trong các trường hợp đã cho.
GV hướng dẫn HS đọc kĩ hai đoạn trích, đối chiếu với các loại lỗi đã học, sau đó, chỉ ra lỗi và nêu cách sửa.
Câu a: VB mắc lỗi tách đoạn tuỳ tiện.
Cách sửa: không tách đoạn ngay sau câu “Xuân Diệu trở lại” vì chưa triển khai hết ý quan niệm về thời gian của Xuân Diệu.
Câu b: VB mắc lỗi không tách đoạn. Ý thứ nhất triển khai cái nguy hiểm của mặt ghềnh, ý thứ hai triển khai cái nguy hiểm của những cái hút nước nên cần tách đoạn để rõ ý.
Cách sửa: Tách đoạn ngay sau câu “Câu văn trải dài sự hiểm nguy”.
Bài tập 2: Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp đã cho và nêu cách sửa:
VB mắc lỗi lạc chủ đề (hai đoạn văn không tập trung vào một chủ đề): đoạn (1) trình bày tính chất và trữ lượng của nước trên Trái Đất và viết câu chuyển đoạn đặt ra vấn đề chúng ta phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước thế nhưng đoạn (2) lại triển khai nội dung xung đột vì nguồn nước giữa các quốc gia.
Cách sửa: Viết lại đoạn (2) bàn về việc chúng ta phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước.
Bài tập Từ đọc đến viết
Lưu ý chung:
– GV hướng dẫn HS sưu tầm hình ảnh đúng chủ đề Tuổi trẻ và đất nước. GV có thể chuẩn bị sẵn một số hình ảnh minh hoạ chủ đề để HS dễ hình dung.
– Với yêu cầu “Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để giới thiệu những hình ảnh ấy đến các bạn trong lớp”, GV nhắc HS đoạn văn cần đảm bảo hai yêu cầu: giới thiệu được nội dung của những hình ảnh sưu tầm được; chỉ ra sự mạch lạc và liên kết (liên kết về nội dung và hình thức) trong đoạn văn ấy
PHẦN VIẾT (4 tiết) 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi và tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào bài học.
b) Nội dung: HS xem một đoạn video mẫu do GV trình chiếu.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi: Đoạn video trên đã cho em biết những điều gì về người thuyết trình?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS xem kĩ đoạn video mẫu.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời theo cá nhân.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của học sinh. GV cho HS tìm hiểu phần ghi chú SGK về kiểu bài viết bài luận về bản thân.
2. Hoạt động: Khám phá kiến thức 
Hoạt động 2.1. Đọc văn bản tham khảo 
Mục tiêu: 
- Gíup HS nhận biết được cách trình bày những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân (tính cách, đam mê, quan điểm sống ) thông qua việc đọc văn bản tham khảo.
- HS nắm được những yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân.
b) Nội dung: Đọc ngữ liệu tham khảo: “Bài luận về đam mê của bản thân”.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS đọc ngữ liệu tham khảo; chia HS thành các nhóm để tìm hiểu ngữ liệu theo các câu hỏi gợi ý:
+ Nhóm 1: Câu hỏi 1
+ Nhóm 2: Câu hỏi 2
+ Nhóm 3: Câu hỏi 3
+ Nhóm 4: Câu hỏi 4, 5
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, viết câu trả lời vào biên bản thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trả lời.
- Kết luận, nhận định: Sau khi HS thảo luận, trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, giảng giải.
 + Câu 1: Bố cục bài viết cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân: Bố cục được chia theo 3 phần rõ ràng.
+ Câu 2: Các bằng chứng được nêu trong bài luận có đặc điểm cụ thể, xác thực, tiêu biểu, làm bật lên được đặc điểm của bản thân người viết là có đam mê, có những ý tưởng thực tế để đưa văn chương gần hơn với cuộc sống.
+ Câu 3: Để bài luận xác thực, đáng tin cậy, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể, chi tiết về không gian và thời gian.
+ Câu 4: Giọng điệu khiêm tốn, say mê, nhiệt huyết khi nói về những ý tưởng và kế hoạch của mình. Ngôn ngữ bình dị, chân thành.
+ Câu 5: Thông điệp bài viết đưa ra là “văn học gắn với cuộc sống, việc đọc sách là nhịp cầu kết nối những tâm hồn”. Đây là một thông điệp có ý nghĩa, lan toả giá trị sống tích cực đến người đọc.
Hoạt động 2.2. Thực hành viết theo quy trình
a) Mục tiêu: Giúp HS biết cách viết một bài luận giới thiệu về bản thân theo mục đích, yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể.
b) Nội dung: HS viết bài luận theo đề bài: “Các câu lạc bộ ở trường bạn đang tổ chức tuyển thành viên. Bạn hãy viết bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ bạn thích”.
c) Sản phẩm: Bài viết của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao đề bài cho HS dựa vào SGK. HS chia thành 4 nhóm thảo luận, làm bài chung.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Bước 1: Chuẩn bị viết
 GV hướng dẫn HS đọc, xác định yêu cầu của đề để lựa chọn được đề tài phù hợp, lựa chọn được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân mình; xác định được mục đích viết và người đọc để có cách triển khai thích hợp và hiệu quả; hướng dẫn HS thu thập tư liệu chuẩn bị cho bài viết.
+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
+ Bước 3:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_bai_9_khat_vong_doc_lap_va_tu_do_nam_hoc.doc