Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.

2. Kỹ năng:

 Thực hiện được một số bước để giải bài toán đơn giản trên máy tính.

3.Phẩm chất: Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Sgk, Sbt, giáo án.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước giải bài toán trên máy tính.

a) Mục tiêu:

 Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

 

docx 4 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 6: Giải bài toán trên máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ: .
Họ và tên giáo viên
 ..
Tên bài dạy
GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
2. Kỹ năng:
Thực hiện được một số bước để giải bài toán đơn giản trên máy tính.
3.Phẩm chất: Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Sgk, Sbt, giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước giải bài toán trên máy tính.
a) Mục tiêu:
 Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
Gv: Đặt vấn đề: Máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì?
Hs: Dựa SGK trả lời có 5 bước
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
- Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành theo 5 bước:
Bước 1: Xác định bài toán;
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
Bước 3: Viết chương trình;
Bước 4: Hiệu chỉnh;
Bước 5: Viết tài liệu;
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước giải bài toán trên máy tính
a) Mục tiêu: Biết các bước giải bài toán trên máy tính
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
Gv: Đưa ra Ví dụ :Tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương M và N
Với các giá trị:
	 M = 25;	 N = 5. 
	 M = 88;	 N = 121. 
	 M = 997;	 N = 29.
	 M = 2006; N=1998.
Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì?
Hs: Trả lời tìm Input và Output, mối quan hệ giữa chúng
Gv: Đặt câu hỏi
Với một bài toán có thể có bao nhiêu thuật toán để giải? Ví dụ: Xét bài toán "Tìm UCLN của 2 số nguyên dương"?
Hs:Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong những thuật toán đưa ra.
Gv: Chia lớp thành 5 nhóm:
+Nhóm 1:Tìm hiểu vì sao phải lựa chọn thuật toán.
+Nhóm 2: Viết thuật toán tính S=1+2+3+...+N với N nhập từ bàn phím
+Nhóm 3: Tìm hiểu viết chương trình?
+Nhóm 4: Vì phải phải hiểu chỉnh chương trình?
+Nhóm 5: Tìm hiểu viết tài liệu?
Hs:-Thảo luận ghi kết quả thảo luận trên giấy A0.
 -Đại diện từng nhóm lên trình kết quả thảo luận.
Gv:-Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt vấn đề
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
1. Xác định bài toán:
- Mỗi bài toán được đặc tả bởi hai thành phần: input, ouput.
- Xác định bài toán là xác định rõ hai thành phần đó và mối quan hệ giữa chúng.
VD: Xác định bài toán tim ÚCLN
+Input: M, N nguyên dương
 + Output: USCLN=?
2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán:
 a. Lựa chọn thuật toán:
- Là bước quan trọng nhất để giải một bài toán.
- Tiêu chí lựa chọn thuật toán:
 + Thời gian thực hiện
 + Độ phức tạp của thuật toán
 + Số lượng ô nhớ
- Ví dụ: Thuật toán tìm kiếm nhị phân và thuật toán tìm kiếm tuần tự trong dãy đã sắp xếp.
b. Diễn tả thuật toán:
- Có hai cách để diễn tả:
 + Trình bày bằng cách liệt kê.
 + Dùng sơ đồ khối.
- Ví dụ: Giải bài toán S = 1 + 2 + 3 + + N
Diễn tả thuật toán:
- Liệt kê:
B1: Nhập N
B2: S = 0; i = 1
B3: Nếu i > N thì thông báo S và kết thúc.
B4: S = S + i
B5: i = i + 1 và Quay lại B3
3. Viết chương trình:
- Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn tả đúng thuật toán.
- Nên chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với bài toán.
4. Hiệu chỉnh:
- Mục đích: Sửa các lỗi còn lại của chương trình.
- Cách hiệu chỉnh: 
 + Dùng các bộ input mà mình biết đáp án.
 + Chạy chương trình, so sánh kết quả thu được với kết quả đúng.
- Ví dụ: Kiểm chứng tính đúng đắn của thuật toán tính tổng.
- Trường hợp N= 0 thì S = 0
- N>0: S = 1 + 2 + + n
5. Viết tài liệu:
- Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv: Đặt câu hỏi
Nhóm 1,3:Thảo luận
-Viết thuật toán tìm USCLN của 2 số nguyên dương M,N được nhập từ bàn phím?
Nhóm 2,4: Với thuật toán trên cần bộ dữ liệu tiêu biểu nào để kiểm tra thuật toán
Hs: Thảo luận rồi lên bảng trình bày
Câu 1:
*Xác định bài toán:
Input: M,N nguyên dương
Output: Tìm USCLN(M,N)=?
*Ý tưởng:
-Nếu M=N thì USCLN=M 
-Nếu M>N thì USCLN(M-N,N);
-Nếu M<N thì USCLN(M,N-M);
*Xây dựng thuật toán:
B1:Nhập M,N nguyên dương
B3:Nếu M=N thì Thông báo USCLN(M,N)=M, rồi kết thúc.
B4:Nếu M>N thì M=M-N, quay lại B2
B5: N=N-M, quay lại B2
Câu 2: Với thuật toán trên cần các bộ dữ liệu tiêu biểu sau
+M=15, N=5
+M=5,N=5
+M=5, N=15
4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv: Ra bài tập về nhà
Câu 1: Viết thuật toán tìm BSCNN của 2 số nguyên dương M,N
Câu 2: Viết thuật toán giải hệ phương trình với hệ số nhập từ bàn phím
Câu 3: Em hãy đề xuất bộ dữ liệu tiêu biểu về giải hệ phương trình ở câu 2?
Hs:Ghi bài tập về nhà
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ:
- Để giải 1 bài toán trên máy tình cần thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Xác định bài toán;
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
Bước 3: Viết chương trình;
Bước 4: Hiệu chỉnh;
Bước 5: Viết tài liệu;
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới:
+ Tiết sau: Phần mềm máy tính
+Chuẩn bị: Xem bài mới
 Trả lời câu hỏi:
a.Thế nào là phần mềm hệ thống ? Phần mềm ứng dụng ?
 b.Hãy kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_10_bai_6_giai_bai_toan_tren_may_tinh.docx