Giáo án môn Tin học Lớp 10 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
2. Kỹ năng:
Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.
3.Phẩm chất:
Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Sgk, Sbt, giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm ngôn ngữ lập trình, phân loại ngôn ngữ lập trinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Gv: Đặt câu hỏi
Cho thuật toán sau:Tính diện tich mãnh vườn bên trong có cái giếng
Trường: Tổ: . Họ và tên giáo viên .. Tên bài dạy NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. 2. Kỹ năng: Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ sang ngôn ngữ máy. 3.Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Sgk, Sbt, giáo án. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm ngôn ngữ lập trình, phân loại ngôn ngữ lập trinh b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Gv: Đặt câu hỏi Cho thuật toán sau:Tính diện tich mãnh vườn bên trong có cái giếng Thuật toán: B1: Nhập a, b, R B2: S := ab – 3.14R2 B3: Thông báo kết quả S và kết thúc. Với thuật toán trên khi đưa vào máy tính có thể hiểu và thực hiện được chưa? HS:Trả lời chưa thực hiện được -Ta cần diễn tả thuật toán bằng Ngôn ngữ sao cho máy tính có thể thực hiện được. Kết quả diễn tả thuật toán như vậy cho ta một chương trình. - Ngôn ngữ để viết chương trình gọi là NNLT Gv: Nhận xét =>Minh họa trên máy chiếu bằng NNLT Pascal về VD trên. Gv: Đặt câu hỏi Máy tính có những NNLT nào ?0977133744 Hs:Dựa SGK trả lời Gv: Nhận xét rồi chốt vấn đề để hiểu rõ hơn chúng ta đi tìm hiểu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm NN máy, NN hợp ngữ, NNLT Bậc cao b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv: -Giao dự án Hs về nhà tự tìm hiểu rồi lên trình bày - Chia lớp thành 3 nhóm : Nhóm 1: Tìm hiểu về NN máy? Nhóm 2: Tìm hiểu về Hợp ngữ? Nhóm 3: Tìm hiểu về NNLT Bậc cao? Hs: Thảo luận ở nhà ghi trên giấy A0 rồi từng nhóm lên trình bày. Gv: Y/c nhóm 1 lên trình bày về NN máy? Hs: Lên bảng trình bày về NN máy Gv: Y/c các nhóm khác góp ý-> chốt vấn đề Gv: Y/c nhóm 2 lên trình bày về NN hợp ngữ? Hs: Lên bảng trình bày về NN hợp ngữ Gv: Y/c các nhóm khác góp ý-> chốt vấn đề Gv: Y/c nhóm 1 lên trình bày về NNLT Gv: Y/c nhóm 2 lên trình bày về NN hợp ngữ? Hs: Lên bảng trình bày về NN hợp ngữ Gv: Y/c các nhóm khác góp ý-> chốt vấn đề Gv: Y/c nhóm 1 lên trình bày về NNLT bậc cao? Hs: Lên bảng trình bày về NNLT Bậc cao? Gv: Y/c các nhóm khác góp ý-> chốt vấn đề Đưa ra một số NNLT bậc cao để Hs biết. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 1. Ngôn ngữ máy - Là ngôn ngữ duy nhất mà máy có thể hiểu được và thực hiện. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện được phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng 1 chương trình dịch - Lệnh viết ở dạng mã nhị phân hoặc hexa nên không thuận lợi. -VD: 0000 00101100 Lệnh này thực hiện đọc giá trị bắt đầu từ địa chỉ 00101100 2. Hợp ngữ - Sử dụng một số từ đơn giản để thực hiện lệnh trong các thanh ghi - Chương trình viết bằng hợp ngữ được dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch. -VD 1: ADD AX, BX Lệnh này thực hiện cộng giá trị ở 2 thanh ghi và lưu vào thanh ghi AX 3. Ngôn ngữ bậc cao - Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy tính. - Có nhiều NNBC như: PASCAL, Python, C++, JAVA, BASIC.... - Mỗi chương trình viết bằng NNBC được dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch. -VD: b=float(input()) b=float(input()) x= -b/a print(x) 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv:Chốt lại các ý chính của bài học Thế nào là ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. Chương trình dịch. - Y/c Hs làm bài tập luyện tập sau Hs: Làm bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1:Ngôn ngữ nào sau đây máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được? A. Ngôn ngữ Pascal B. Ngôn ngữ bậc cao. C. Hợp ngữ. D. Ngôn ngữ máy. Câu 2: Ngôn ngữ máy là gì ? A. là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể mô tả thuật toán để giao cho máy tính thực hiện B. là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy D. Một phương án khác Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất về ngôn ngữ bậc cao ? A. là loại ngôn ngữ mô tả thuật toán dưới dạng văn bản theo những quy ước nào đó và hoàn toàn không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể B. là loại ngôn ngữ mà máy tính không thực hiện trực tiếp được . Trước khi thực hiện phải dịch ra ngôn ngữ máy . C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy. D.là loại ngôn ngữ có thể mô tả được mọi thuật toán Câu 4: Hợp ngữ là A. Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Anh B.Ngôn ngữ máy tính có thể trực tiếp hiểu được C. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể D.Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Việt 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv: Đưa ra câu hỏi thảo luận của 3 nhóm như sau Vì sao phải phát triển các NNLT bậc cao? Hs: Trả lời Phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao là vì để phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sản xuất máy tính, để tạo ra môi trường làm việc dễ dàng cho các nhà lập trình và đông đảo người dùng. Cũng nhờ đó mới phát triển nhanh nguồn nhân lực lập trình nói riêng và ứng dụng tin học nói. chung. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: - Cần nắm: Thế nào là chương trình, NNLT? Khái niệm NN máy, Hợp ngữ, NNLT bậc cao. - Trả lời các câu hỏi: 1-2/46 (SGK) 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Tiết sau: Giải bài toán trên máy tính -Chuẩn bị: Để giải bài toán trên máy tính cần thực hiện qua những bước nào? Trong các bước đó bước nào quan tọng nhất ? Vì sao?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_tin_hoc_lop_10_bai_4_ngon_ngu_lap_trinh.docx