Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Hành trình nhận thức bản thân - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Tiên

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Hành trình nhận thức bản thân - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Tiên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được kỹ năng tự nhận thức bản thân;

- Học sinh nắm được vai trò của tự nhận thức bản thân.

2. Năng lực:

- Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân;

- Phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân;

- Nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức bản thân.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng bản thân và tránh xa những mối quan hệ tiêu cực;

- Có ý thức rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với kế hoạch đường đời và có ý chí vượt qua khó khăn.

II. QUY MÔ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

1. Quy mô tổ chức: theo đơn vị lớp;

2. Địa điểm tổ chức: trong lớp học.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trò chơi;

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp tranh luận

IV. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tài liệu

- Đồ dùng, văn phòng phẩm: A4, A0, bút lông, keo dán

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ;

- Chuẩn bị vấn đề thảo luận, hoạt động nhóm.

 

docx 11 trang yunqn234 15154
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 3: Hành trình nhận thức bản thân - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÕ CHÍ CÔNG
TỔ TOÁN – TIN
Họ và tên giáo viên:
Phạm Thị Tiên
Ngày soạn 23/3/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ THÁNG 3
HÀNH TRÌNH NHẬN THỨC BẢN THÂN
Loại hình tổ chức: Tổ chức tại lớp; Lớp 10/3
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được kỹ năng tự nhận thức bản thân;
- Học sinh nắm được vai trò của tự nhận thức bản thân.
2. Năng lực:
- Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân;
- Phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân;
- Nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức bản thân.
3. Phẩm chất
- Tôn trọng bản thân và tránh xa những mối quan hệ tiêu cực;
- Có ý thức rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với kế hoạch đường đời và có ý chí vượt qua khó khăn.
II. QUY MÔ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
1. Quy mô tổ chức: theo đơn vị lớp;
2. Địa điểm tổ chức: trong lớp học.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp trò chơi;
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp tranh luận
IV. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu 
- Đồ dùng, văn phòng phẩm: A4, A0, bút lông, keo dán 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ;
- Chuẩn bị vấn đề thảo luận, hoạt động nhóm.
V. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng tóm tắt tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục.
Hoạt động
Mục tiêu
Nội dung
Hình thức/ phương pháp giáo dục
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động 
(5 phút)
+ Ổn định lớp;
+ Tạo hứng thú, tăng năng lượng cho học sinh;
GV đưa ra một vở kịch.
GV Giới thiệu kỹ năng tự nhận thức bản thân.
+ Học sinh diễn lại vở kịch đó.
+ Học sinh phân tích nội dung vở kịch.
GV nhận xét, đánh giá vai diễn của từng nhân vật.
+ GV cho điểm cộng các học sinh nêu được quan điểm sau khi xem được vở kịch.
Hoạt động 2. Kỹ năng tự nhận thức bàn thân là gì?
(5 phút)
Hình dung được kỹ năng tự nhận thức bản thân.
GV giới thiệu khái niệm: Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
+ GV tổ chức hoạt động “Ai nhanh hơn?”
+ GV nghe học sinh nói lên những điểm mạnh, điểm nổi bật của học sinh, giải thích kỹ năng tự nhận thức bản thân là gì?
GV cho điểm cộng các học sinh nêu được các đặc điểm của bản thân.
Hoạt động 3. Tại sao chúng ta cần có kỹ năng tự nhận thức bản thân?
(15 phút)
Nắm được vai trò của tự nhận thức bản thân. Có cái nhìn thực tế và khách quan về ưu-nhược điểm của mình. Xác định được những việc cần làm để hoàn thành một nhiệm vụ. Cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân. Có thể dễ dàng tâm sự, bộc lộ nội tâm. Nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác.
+ Phân tích ý nghĩa và giá trị của kỹ năng tự nhận thức bản thân.
+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy và điểm yếu để khắc phục.
+Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó khăn thách thức nào để có thể đặt mục tiêu cuộc sống cho có ích.
Tranh luận về hai vấn đề:
+ “Người thành công là người tự nhận thức được bản thân”
+ “Người tự nhận thức được bản thân chưa chắc là người thành công”.
GV ghi điểm cho các nhóm. Từ đó GV định hướng đưa ra một số lời khuyên cho học sinh.
Hoạt động 4. Bạn là ai? 
(15 phút).
+ Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
+ Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
Cho học sinh tự tìm hiểu và xác định được những ưu điểm, hạn chế của bản thân. Từ đó lập kế hoạch rèn luyện để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
GV cho HS chơi trò chơi “Trò 3×3”. Cho học sinh viết vào giấy 3 điều các em thích ở bản thân, 3 điều các em không thích ở bản thân và 3 điều các em muốn cải thiện ở bản thân hơn. Ba điểm mạnh của bản thân, 3 điểm yếu của bản thân và người khác đánh giá sao về bạn?
-Cho một thành viên đại diện của mỗi nhóm đứng lên chia sẻ về đặc điểm 3×3 của một thành viên khác của nhóm đó và hỏi các nhóm khác, người đó là ai? Nếu có người trả lời đúng, hỏi bạn học sinh ấy: “Tại sao lại biết bạn đó là bạn A?” ⇒ trả lời được câu hỏi “Người khác thấy gì ở tôi?” ⇒ Khẳng định lại rõ hơn mình là ai qua góc nhìn của người khác.
GV ghi điểm cho các nhóm. Từ đó GV định hướng đưa ra một số lời khuyên cho học sinh.
Hoạt động 5. Đánh giá hoạt động trải nghiệm 
(5 phút)
Tổng kết lại toàn bộ bài học, nhận xét chung về tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia bài giảng và khi tham gia hoạt động nhóm.
Giáo viên chốt lại các vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở sau:
+ Để có kỹ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần biết rõ: Bạn là ai, là “cái gì”?
+ Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao? Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
+ Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào? Bạn thường chưa thành công trong những lĩnh vực nào?
+ Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì? Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu? Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì? Bạn có sở thích gì?
+Bạn cũng cần biết: người khác đánh giá về bạn ra sao? Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn có trùng hợp nhau không? Có điểm gì khác biệt? Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bạn là gì? +Bạn sẽ khắc phục những điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn?
+ Bạn hãy tập xác định: những môn học nào bạn học khá nhất, môn nào bạn cần cố gắng nhiều hơn? Trong thời gian qua, thành công lớn nhất của bạn là gì?
Từ những điều trên bạn hãy đưa ra kết luận về bản thân mình và xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân.
+ GV đưa bộ câu hỏi để học sinh tìm hiểu rõ hơn về bản thân mình. 
+ Từ đó chốt lại chủ đề hoạt động trải nghiệm.
GV trình chiếu Các video tự quay của phụ huynh gửi lời động viên đến các em học sinh.
+ GV tổng kết cuối bạn nhóm nào hoàn thành tốt nhiệm vụ và trao quà.
GV tổng kết trao thưởng cho các nhóm.
Giáo viên dẫn dắt vào vấn đề:
1. Hoạt động 1. Khởi động (thời lượng 5 phút)
a) Mục tiêu: 
- Ổn định lớp;
- Tạo hứng thú, tăng năng lượng cho học sinh;
b) Nội dung hoạt động: Giới thiệu kỹ năng tự nhận thức bản thân.
c) Phương pháp: Xem kịch “Gia đình tôi” và bình luận.
d) Sản phẩm của học tập: Học sinh nêu lên được quan điểm của bản thân.
e) Tổ chức thực hiện:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kỹ năng cần đạt
GV giới thiệu nhóm kịch.
Sau khi kết thúc vở kịch:
GV hỏi cả lớp:
+ Nội dung của vở kịch là gì?
+ Nhân vật Bo trong vở kịch đó như thế nào các em?
GV: Để chọn được một nghề cho tương lai thích hợp cho chúng ta thì rất là khó, vì vậy trước tiên chúng ta phải biết bản thân chúng ta thích gì, ghét gì, mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào từ đó chúng ta mới tìm được một nghề chúng ta yêu và chúng ta làm được. Như vậy Kỹ năng nhận thức bản thân rất quan trọng trong nhận thức của chúng ta, để có thể tiếp cận vấn đề, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm qua các hoạt động sau.
+ Các HS trong nhóm kịch lên diễn.
Các HS còn lại theo dõi.
+ Vở kịch xoay quanh nội dung chọn việc cho bạn Bo.
+ Nhân vật Bo trong kịch chưa xác định được những ưu, khuyết điểm của mình, chưa biết bản thân mình thật sự muốn và cần gì? Nên đưa ra rất nhiều nghề cho bạn chọn.
+ Kỹ năng tự tin đứng trước đám đông.
+ Kỹ năng diễn xuất.
+ Kỹ năng nêu lên quan điểm.
+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng giao tiếp, nhận diện vấn đề.
2. Hoạt động 2. Kỹ năng tự nhận thức bản thân (thời lượng 5 phút)
a) Mục tiêu: Hình dung được kỹ năng tự nhận thức bản thân.
b) Nội dung hoạt động: Giới thiệu được khái niệm: Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
c) Phương pháp: Trao đổi vấn đáp.
d) Sản phẩm của học tập: Học sinh nêu lên được quan điểm của bản thân.
e) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kỹ năng cần đạt
Giáo viên tổ chức hoạt động “Ai nhanh hơn?”
+ Giáo viên nghe học sinh nói lên những điểm mạnh, điểm nổi bật của học sinh, giải thích kỹ năng tự nhận thức bản thân là gì?
+ Chốt hoạt động: Những đặc điểm mà các em vừa liệt kê là những gì các em tự nhận thức được. Tổng hòa tất cả đặc tính trên của các em về sở thích, tính cách, sở trường, sở đoản, đều thuộc về cá nhân mỗi người và vì nó nằm bên trong mỗi người nên mỗi người phải tự ý thức chúng và tự khám phá. Đó là những kỹ năng buổi học hôm nay nhắc đến, cung cấp cho các em các cách đơn giản để sau này các em có thể độc lập nhận diện chính mình.
Dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo: Vậy tại sao chúng ta cần có kỹ năng tự nhận thức bản thân? Chúng ta sẽ sang phần tiếp theo để hiểu rõ hơn.
+ HS nêu lên điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
+ HS lắng nghe
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
3. Hoạt động 3. Tại sao chúng ta cần có kỹ năng tự nhận thức bản thân (thời lượng 15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy;
- Nhận ra điểm yếu để khắc phục;
- Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó khăn – thách thức nào để có thể đặt muc tiêu cuộc sống cho phù hợp và khả thi.
b) Nội dung hoạt động: Tranh luận về hai vấn đề:
- “Người thành công là người tự nhận thức được bản thân”
- “Người tự nhận thức được bản thân chưa chắc là người thành công”.
c) Phương pháp: Thảo luận nhóm, tranh luận giữa các nhóm.
d) Sản phẩm của học tập: Học sinh trình bày ý kiến của nhóm và bảo vệ quan điểm ý kiến của nhóm mình.
e) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kỹ năng cần đạt
+ GV giao hai nhiệm vụ cần tranh luận:
- “Người thành công là người tự nhận thức được bản thân”
- “Người tự nhận thức được bản thân chưa chắc là người thành công”.
+ GV quan sát theo dõi phần tranh luận từ đó nhận xét đánh giá phần tranh luận của các nhóm.
+ GV định hướng cho học sinh về hai vấn đề trên.
Người thành công là người tự nhận thức được bản thân có nghĩa là người biết được bản thân mình có điểm mạnh và điểm yếu là gì và biết sử dụng và phát điểm mạnh điểm yếu đó một cách hợp lý tại thời điểm tốt nhất. 
Người tự nhận thức được bản thân chưa chắc là người thành công có nghĩa là người biết bản thân mình như thế nào nhưng không biết cách phát huy và sử dụng điểm mạnh, điểm yếu hợp lý.
Như vậy 
Tự nhận thức là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để thành công. Cách bạn cư xử và phản ứng với các tình huống bên ngoài được điều khiển bởi quá trình suy nghĩ bên trong. Sự tự nhận thức giúp phát hiện những dấu hiệu suy nghĩ tiêu cực và những thói quen không lành mạnh. Điều này giúp đưa ra quyết định và hành vi phản ứng tốt hơn.
+ HS làm việc theo nhóm chọn ra quan điểm và đưa lí lẽ, dẫn chứng để tranh luận với các nhóm, trình bày trên giấy roki để thực hiện quan điểm của mình.
+ HS quan sát, bổ sung đặt câu hỏi chất vấn với đội bạn. 
+ HS quan sát chú ý lắng nghe.
+ Kỹ năng làm việc nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp, tranh luận.
+ Kỹ năng trả lời vấn đáp.
4. Hoạt động 4. Bạn là ai? (thời lượng 15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân;
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
b) Nội dung hoạt động: Cho học sinh tự tìm hiểu và xác định được những ưu điểm, hạn chế của bản thân. Từ đó lập kế hoạch rèn luyện để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
c) Phương pháp: Hoạt động nhóm, chơi trò chơi 3x3.
d) Sản phẩm của học tập: Học sinh bước đầu tự nhận thức được bản thân.
e) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kỹ năng cần đạt
+ GV cho HS chơi trò chơi “Trò 3×3”. Cho học sinh viết vào giấy 3 điều các em thích ở bản thân, 3 điều các em không thích ở bản thân và 3 điều các em muốn cải thiện ở bản thân hơn. Ba điểm mạnh của bản thân, 3 điểm yếu của bản thân và người khác đánh giá sao về bạn?
+ Cho một thành viên đại diện của mỗi nhóm đứng lên chia sẻ về đặc điểm 3×3 của một thành viên khác của nhóm đó và hỏi các nhóm khác, người đó là ai? Nếu có người trả lời đúng, hỏi bạn học sinh ấy: “Tại sao lại biết bạn đó là bạn A?” ⇒ trả lời được câu hỏi “Người khác thấy gì ở tôi?” ⇒ Khẳng định lại rõ hơn mình là ai qua góc nhìn của người khác.
+ HS trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm còn lại nghe và trả lời.
Văn nghệ: tiết mục “Con đường tôi”
Trình bày: Ngọc Thùy và Tâm Thông.
+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
+ Kỹ năng suy luận.
5. Hoạt động 5. Đánh giá hoạt động trải nghiệm. (thời lượng 5 phút).
a) Mục tiêu: Tổng kết lại toàn bộ nội dung hoạt động trải nghiệm, nhận xét chung về tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia bài giảng và khi tham gia hoạt động nhóm.
b) Nội dung hoạt động: Giáo viên tổng kết các vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở sau:
- Để có kỹ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần biết rõ: Bạn là ai, là “cái gì”?
- Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao? Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
- Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào? Bạn thường chưa thành công trong những lĩnh vực nào?
- Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì? Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu? Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì? Bạn có sở thích gì?
- Bạn cũng cần biết: người khác đánh giá về bạn ra sao? Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn có trùng hợp nhau không? Có điểm gì khác biệt? Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bạn là gì? Bạn sẽ khắc phục những điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn?
- Bạn hãy tập xác định: những môn học nào bạn học khá nhất, môn nào bạn cần cố gắng nhiều hơn? Trong thời gian qua, thành công lớn nhất của bạn là gì?
- Từ những điều trên bạn hãy đưa ra kết luận về bản thân mình và xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân.
c) Phương pháp: Thuyết giảng, trình chiếu.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kỹ năng cần đạt
+ GV đánh giá hoạt động.
+ GV tổng kết nội dung hoạt động ngày hoạt động trải nghiệm.
+ GV trình chiếu các video của phụ huynh gửi để động viên học sinh.
HS lắng nghe, đặt câu hỏi thắc mắc nếu có.
Kỹ năng quan sát, lắng nghe.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
1. PHIẾU HỌC TẬP.
Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công
Họ và tên: 
Lớp: 
Câu 1: Hãy viết ra 3 điểm mạnh của bản thân.
 ..
Câu 2: Hãy viết ra 3 điểm yếu của bản thân.
Câu 3: Hãy viết ra 3 điều các em thích ở bản thân. 
Câu 4: Hãy viết ra 3 điều các em không thích ở bản thân.
 ..
Câu 5: Hãy viết ra 3 điều em muốn cải thiện ở bản thân hơn. 
Câu 6: Hãy viết ra 3 điều người khác đánh giá về bạn.
2. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ.
Nhóm
Điểm HĐ1
Số điểm bằng số đáp án đưa ra hợp lý
Điểm HĐ2
Số điểm bằng số lần phát biểu
Điểm HĐ 3
- Thang điểm 10: Trình bày lưu loát, đầy đủ, hợp lý, sáng tạo, tự tin.
- Thang điểm 9: Trình bày còn rụt rè, thiếu tự tin, đầy đủ, hợp lý.
- Thang điểm 8: Trình bày thiếu tự tin, thông tin đưa ra có chỗ chưa hợp lý.
Điểm HĐ 4
Số điểm bằng số lần trả lời đúng.
1
2
3
4
Tổng
3. NỘI DUNG VỞ KỊCH
Hoàn cảnh: Trong 1 bữa ăn tối của gia đình gồm có ba, mẹ, chị (anh) và Bo.
Mẹ nói: Bo sau này con định làm nghề gì?
Bo nhanh nhảu nói: Dạ batender ạ.
Chị: Úi chao, chậm chạp như mày mà làm nghề đó sao được. Hay là Bo làm phóng viên đi, đi nhiều để giảm bớt mỡ với Bo cũng học tốt văn mà.
Ba: Không được. Nghề phóng viên rất khó khăn và nguy hiểm, con hãy chọn một ngành nghề thuộc văn phòng cho nhàn nhạ bản thân.
Bo: Vậy con làm văn thư vậy?
Mẹ: thôi thôi con ơi, nghề đó không hợp với con đâu? Con theo ba làm ra làm quản lý nhà hàng của mình cũng được rồi.
Bo: Vậy con làm đầu bếp nhé.
Chị với ba: Mập vậy mà làm đầu bếp nữa chỗ nào đi qua con.
Bo: Vậy con không làm gì hết ạ, làm nghề này cũng không được, nghề kia cũng không được.
Ba: Nãy giờ, ba thấy con không kiên định với nghề mình chọn. Vậy con có hiểu bản thân con có ưu khuyết điểm gì và con cần gì và muốn gì chưa? 
Bo: Dạ chưa
Mẹ: Vậy ăn xong con và chị hãy đến lớp học trải nghiệm “Hành trình nhận thức bản thân” cùng các bạn lớp 10/3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_10_thang_3_hanh_trinh_nh.docx