Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 4, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học, đồng vị
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS trình bày được :
Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
* Trọng tâm:
Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học
Cách tính số p, e, n
2.Kĩ năng: Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Tích hợp bảo vệ môi trường
- Đề phòng hiểm họa do rò rỉ của các nhà máy điện nguyên tử
-Tia phóng xạ gây ô nhiễm môi trường không khí,đất ,nước
5. Định hướng năng lưc cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính tóan hóa học.
- Năng lực tư duy sáng tạo
Ngày soạn: / /20 Tiết 04: BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-ĐỒNG VỊ Số Tiết:1/2 A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS trình bày được : - Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. * Trọng tâm: - Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) Þ nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học - Cách tính số p, e, n 2.Kĩ năng: Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. 3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh 4. Tích hợp bảo vệ môi trường - Đề phòng hiểm họa do rò rỉ của các nhà máy điện nguyên tử -Tia phóng xạ gây ô nhiễm môi trường không khí,đất ,nước 5. Định hướng năng lưc cần hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực tính tóan hóa học. - Năng lực tư duy sáng tạo B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: Thảo luận nhóm 2.Thiết bị: GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập HS: Đọc trước bài C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 10A2 10A4 10A5 10A6 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày thành phần cấu tạo của nguyên tử ? Đặc điểm của từng loại hạt? - Làm bài 5 3. Bài mới: Hoạt động 1 ( 3 phút): Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Ta đã biết hạt nhân nguyên tử tạo nên từ các hạt proton và nơtron và có kích thước rất nhỏ bé. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề liên quan xung quanh số đơn vị điện tích hạt nhân * Thực hiện nhiệm vụ học tập Lắng nghe ,phân tích tái hiện kiến thức, kích thích tìm hiểu + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Hoạt động 2 (35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức Muc tiêu: Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm: Nhóm 1,4. Phiếu học tập số 1 1. Nêu mối liên hệ giữa số đvđthnZ ; số p ; số e? 2. Vậy nếu hạt nhân có Z p Þ đthn bằng ?Số đvđthn bằng ? 3. Áp dụng làm bài tập sau:(miệng) 1 nguyên tử có 7p trong hạt nhân .Hãy xác định số e ; số đvđthn của ntử trên ? Nhóm 2,5: Phiếu học tập số 2 1. Công thức tính số khối 2. Khái niệm số khối 3. làm bài tập: ngtử Na có 11p ; 12n. A=? Nhóm 3,6: Phiếu học tập số 3 1. Khái niệm: NTHH; Số hiệu nguyên tử? 2. Kí hiệu nguyên tử - Bao quát chung quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Có thể giúp đỡ hs nếu hs gặp khó khăn - Gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả I. Hạt nhân nguyên tử 1.Điện tích hạt nhân Lắng nghe, nhận nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ học tập + làm việc độc lập + hợp tác nhóm +Học qua tài liệu + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận: Nhóm 1,4: 1. Số đvđthnZ = Số p = số e 2. + Điện tích hạt nhân bằng Z+ + Số đvđthn bằng Z 3. Z = số e = số p = 7 Nhóm 2,5: 2. Số khối A: Số khối (**) 1.A= Z+ N Z: số hạt p N: số hạt n 2. Số khối là tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron của 1 hạt nhân ntử Lưu ý: - Khi biết Z và A Z Þ Số p ; số n ( Biết số lg 3 loại hạt ) AÞ Số n = N =A –Z Þ Số đvđthn Z và số khối Ađặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử 3. A = 11 + 12 = 23 Nhóm 3,6: II.Nguyên tố hoá học . Định nghĩa NTHH là những ntử có cùng điện tích hạt nhân vd: Tất cả các ntử có cùng số đvđthn là 12 Þ chúng đều thuộc ntố Mg. Chúng đều có 12p ; 12 e 2. Số hiệu nguyên tử Số hiệu ntử của 1 ntố chính là số đvđthn nguyên tử của ntố đó kí hiệu : Z -Số đvđthn = SHNT =Số p =Số e 3. Kí hiệu nguyên tử Cho biết: +tên ntố +Số hiệu ntử và số khối Þsố p;số n ;số e - Chú ý lắng nghe * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1:Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35 . Điện tích hạt nhân của X là a:\ 17+ b:\ 18+ c:\ 87+ d:\ 34+ Câu 2:\ Tổng số hạt proton , nơtron , electron của một nguyên tố thuộc nhóm VIIIA là 28 . Nguyên tử khối của nó là : a:\ 18 b:\ 19 c:\ 20 d:\ Đáp số khác Câu 3:\ Trong kí hiệu X thì : a:\ A là số khối b:\ Z là số điện tích hạt nhân c:\ X là kim loại có tính khử mạnh d:\ Cả a , b ,c đúng Câu 4 : Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử X là 13. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 3 a) Số hiệu nguyên tử của X là A : 3 B : 4 C : 5 D : 9 b) Số khối của nguyên tử X là A : 8 B :10 C : 11 D : Tất cả đều sai Câu 5: Tổng số hạt prôton, nơtron và electron trong một nguyên tử Y bằng 82 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt . Số khối của Y là: a/56 b/58 c/62 d/ 80 Câu 6: Tổng số hạt prôton, nơtron và electron trong một nguyên tử Z bằng 34 trong đó số nơtron nhiều hơn số prôton là 1 hạt . Số khối của Z là: a/11 b/35 c/19 d/ 23. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + làm việc độc lập + hợp tác nhóm + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận: * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng, tìm tòi, sáng tạo - Mục tiêu: + Phát triển năng lực tư duy sáng tạo chô học sinh Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tia phóng xạ gây đột biến gen nên gây bệnh ung thư cho người ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ,động thực vật - Đề phòng hiểm họa do rò rỉ của các nhà máy điện nguyên tử -Tia phóng xạ gây ô nhiễm môi trường không khí,đất ,nước - Biện pháp xử lý chất thải nhà máy điện nguyên tử * Thực hiện nhiệm vụ học tập + làm việc độc lập + hợp tác nhóm + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận: * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức - Làm bài tập 1, 2/trang 13 và 4/14 sách giáo khoa và 1.15/trang 6 SBT Chuẩn bị phần đồng vị, khối lượng nguyên tử Ngày tháng năm 201 TỔ TRƯỞNG CM Lã Trọng Thắng
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_4_bai_2_hat_nhan_nguyen_tu_nguye.doc