Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 15: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs trình bày được:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A;
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
* Trọng tâm
Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
- Trong một chu kì.
- Trong một nhóm A.
2.Kĩ năng:
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
Tiết 15 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ Ngày soạn: ..../ / A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hs trình bày được: - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. * Trọng tâm Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A - Trong một chu kì. - Trong một nhóm A. 2.Kĩ năng: - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức 4. Định hướng năng lực cần hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tính toán hóa học. B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: đàm thoại + gợi mở; hợp tác nhóm 2.Thiết bị: GV: Bảng 5. HS: học bài và nghiên cứu trước nội dung bài C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 10A2 10A4 10A5 10A6 2. Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm cơ bản nhất của ô ntố ? của chu kì ? Đặc điểm cơ bản nhất của nhóm ntố ? 3. Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) I. Hoạt động Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử, về cấu tạo của bảng tuần hoàn. Vậy cấu hình electron nguyên tử trong BTH có biến đổi tuần hoàn hay ko? * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu * Báo cáo kết quả và thảo luận HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Hoạt động 2 : ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức Mục tiêu: Hs trình bày được: - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập Hướng dẫn hs quan sát bảng 5 và yêu cầu nx về sự biến đổi cấu hình e lớp ngoài cùng trong các chu kì ? nx gì về số e lớp ngoài cùng của ntử các ntố trong các nhóm A ( IA→VIIIA) ? Từ (*) và (**) nx gì về cấu hình e ntử của các ntố thuộc các nhóm A qua các chu kì .? ( ta thấy cấu hình e lớp ngoài cùng của ntử các ntố có đặc điểm gì?) GV: Ta lại biết e lớp ngoài cùng quyết định tchh của ntố Þ ? Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng khi đthn ↑ Þ sự biến đổi gì ? Chia lớp thành nhóm: - Nhóm 1: Nghiên cứu về Cấu hình e lớp ngoài cùng cuả ntử các ntố nhóm A - Nhóm 2: Nghiên cứu Nhóm VIIIA - Nhóm 3: Nghiên cứu nhóm IA - Nhóm 4: Nghiên cứu nhóm VIIA - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả I.Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ntử của các ntố - Trong 1 chu kì ( trừ chu kì 1) số e lớp ngoài cùng tăng từ 1→8 và được lặp đi lặplại sau mỗi chu kì . (*) Đầu chu kì là kimloại kiềm (ns1) , cuối chu kì là khí hiếm (ns2np6) - Từ IA →VIIIA số e lớp ngoài cùng ↑ từ 1→ 8 (**) *Cấu hình e lớp ngoài cùng của ntử các ntố được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì , ta nói rằng chúng biến đổi một cách tuần hoàn - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng của ntử các ntố khi đthn ↑ chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các ntố * Thực hiện nhiệm vụ học tập Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập *Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên Nhóm 1: II.Cấu hình electron ntử các ntố nhóm A 1.Cấu hình e lớp ngoài cùng cuả ntử các ntố nhóm A - Các ntố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng ; có cùng kiểu cấu hình e lớp ngoài cùng ( cùng số e hoá trị) - giống nhau về tchh Nhóm 2: 2.Một số nhóm A tiêu biểu a) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm - Số e ngoài cùng là 8 . (ns2np6)( riêng He là 1s2) - Hầu hết không tham gia các pưhh - ở đk thường các khí hiếm đều ở tt khí và phân tử chỉ gồm 1 ntử Nhóm 3: b)Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm -Chỉ có 1e ở lớp ngoài cùng ( ns1) Þ Trong các pưhh ntử có khuynh hướng cho đi 1 e để đạt đến cấu hình bền vững của khí hiếm Do đó trong các hợp chất các kl kiềm chỉ có hoá trị I Kl kiềm là kl điển hình Tchh : + td mạnh với oxi→ oxit + td với các phi kim→muối +td với nước ở t0 thường → ddbazơ + hiđro Nhóm 4: c)Nhóm VII là nhóm halogen -Số e lớp ngoài cùng là 7(ns2np5) - Trong các pưhh ntử thu thêm 1e để đạt tới cấu hình e bền vững của khí hiếm - Dạng đơn chất các phân tử halogen gồm 2 ntử : F2 ;Cl2... - nhóm halogen là những pk điển hình -Tchh: + td với kim loại →muối + td với hiđro→ hợp chất khí HF; HCl; HBr; HI.(trong dd những hợp chất này là axit) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn của điện tích hạt nhân. của số hiệu nguyên tử. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. Câu 2 : Số thứ tự của nhóm A cho biết : số hiệu nguyên tử. số electron hoá trị của nguyên tử. số lớp electron của nguyên tử. số electron trong nguyên tử. Câu 3 : Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là sự giống nhau về số lớp electron trong nguyên tử. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. số electron trong nguyên tử. Cả A, B, C. Câu 4 : Electron hoá trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA là các electron A: s B: p C: d D:f Câu 5 : Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là : A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 3 và 4 Câu 6: Khi biết cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố nhóm A, ta có thể biết được các thông tin sau đây không? 1. Tính chất hóa học cơ bản 2. Cấu hình electron 3. Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn 4. Công thức oxit cao nhất 5. Kí hiệu nguyên tử 6. Công thức hợp chất với hiđro * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập 3 ;4;5;6;7 sgk Nghiên cứu trước nội dung bài mới Ngày tháng năm 201 TỔ TRƯỞNG CM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_15_su_bien_doi_tuan_hoan_cau_hin.doc