Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

- Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron

- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

- Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

2. Kĩ năng

- So sánh được khối lượng của electron với proton và nơtron.

- So sánh được kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực tính toán hóa học.

3, Thái độ

Tích cực chủ động tinh thần hợp tác trong học tập

Kích thích sự hứng thú bộ môn, phát huy khả năng tư duy người học

II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan

- Phương pháp đàm thoại tìm tòi

 

doc 76 trang yunqn234 4931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:	 NGUYÊN TỬ
Tiết 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ - HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Ngày soạn: 20/08/2019
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức
Biết được :
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. 
Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. 
Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron
Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
2. Kĩ năng
So sánh được khối lượng của electron với proton và nơtron. 
So sánh được kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
Năng lực tính toán hóa học.
3, Thái độ
Tích cực chủ động tinh thần hợp tác trong học tập
Kích thích sự hứng thú bộ môn, phát huy khả năng tư duy người học
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Phiếu học tập, hình ảnh, máy chiếu.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh
Sách giáo khoa
Chuẩn bị các phiếu học tập
- Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích).
- Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) Þ nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Cách tính số p, e, n.
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
IV. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu chung
Hoạt động 1: Trải nghiệm, kết nối thành phần cấu tạo nguyên tử
Bằng mắt thường chúng ta không thể thấy nguyên tử. Bằng những công cụ hiện đại nào để phát hiện ra nguyên tử và thành phần cấu tạo nguyên tử? 
Tại sao phần lớn khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân? 
Phản ứng hạt nhân có những ứng dụng rộng rãi trong khoa học? 
Hoạt động 2: Hình thành các kiến thức
+ Nguyên tố hóa học
+ Các đại lượng để kí hiệu cho một nguyên tử
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm, kết nối (7phút)
Tìm hiểu thành phần cấu tạo nguyên tử
a. Mục tiêu hoạt động:
Nhằm mục đích phát hiện ra các thành phần cấu tạo nguyên tử
+ Vỏ nguyên tử
+ Hạt nhân nguyên tử
+ Khối lượng nguyên tử
b. Phương thức tổ chức
Học sinh xem một đoạn video clip mô phỏng về các thí nghiệm phát hiện ra
- electron
- hạt nhân nguyên tử
Học sinh trả lời nội dung một số câu hỏi:
1. Quan sát đường đi của tia âm cực
2. Tại sao có sự lệch hướng của đường đi tia âm cực?
3. Ở hình 1.4: Quan sát đường đi của tia 
 Khi chiếu vào lá Au
4. Từ đường đi của các tiathì kết luận gì về cấu tạo của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử?
c. Kết quả của hoạt động
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo nguyên tử
a. Mục tiêu: Hs năm được thành phần cấu tạo nguyên tử
Vỏ nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử
Khối lượng nguyên tử
b. Phương thức hoạt động
Thí nghiêm 1:
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm qua đoạn phim và hình mô phỏng.
HS: Thấy thành màn huỳnh quang trong ống phát sáng
GV:Chứng tỏ phải có chùm tia phát ra từ cực âm đập vào thành ống. Người ta gọi đó là những tia âm cực.
Thí nghiêm 2:
GV: Mô tả thí nghiệm tia âm cực.
HS: Thấy chong chóng quay, chứng tỏ tia âm cực là một chùm hạt có khối lượng và vận tốc lớn.
GV: Khi không có tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng.
Thí nghiêm 3:
GV: Hạt vật chất có trong tia âm cực có mang điện hay không? Mang điện dương hay mang điện âm.
HS: Thảo luận, nêu đặc tính của tia âm cực.
I.THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
1. Electron
a. Sự tìm ra electron (1897-Tôm-Xơn)
- Những hạt tạo thành tia âm cực là electron (kí hiệu :e)
- Đặc tính tia âm cực:
+ Là chùm hạt vật chất có m và v lớn
+ Truyền thẳng khi không có tác dụng của điện trường và từ trường
+ Là chùm hạt mang điện tích âm
b.Khối lượng và điện tích của electron.
-me =9,1094*10-31kg=0,00055u
-qe =-1,602*10-19C = 1- = -eo
Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
GV: Mô tả thí nghiệm Rơ-dơ-pho.Từ đó cho thấy điều gì?
HS: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương ở tâm hạt nhân.
2.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử 
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân.Xung quanh hạt nhân có các e tạo nên vỏ nguyên tử
-Vì me <<0,mnguyên tử = mhạt nhân
Hoạt động 3: Tìm hiểu vể hạt nhân nguyên tử
a. Mục tiêu: 
Hs nắm được số đơn vị điện tích hạt nhân= số proton
Số khối A= Z+N
b. Phương thức hoạt động
Hs thảo luận nhóm và trả lời những câu hỏi sau:
1.Nguyên tử Na có 11 proton trong hạt nhân Hỏi
a. Số đơn vị điện tích hạt nhân của Na?
b. Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton và số electron?
2. Nếu nguyên tử Na có 11p và 12n thì số khối của Na bằng bao nhiêu?
Củng cố:
Câu 1: Tæng sè h¹t proton, n¬tron, electron trong nguyªn tö cña mét nguyªn tè lµ 13. Sè khèi cña nguyªn tö lµ: 
 A.8 B.10 C.11 D. TÊt c¶ ®Òu sai
Câu 2: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là
A. 57 B. 56 C. 55 D. 65
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là : 
A.27 B.26 C.28 D. 23
II-HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1.Điện tích hạt nhân:
-Kí hiệu : Z+
-Sốđvđthn Z=Số Proton = Số electron
2.Số khối (A)
*ĐN:Là tổng số hạt Proton (Z)và tổng số hạt notron (n) của hạt nhân đó.
CT: A = Z + N N = A –Z
Hoạt động 4: Nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu:
Hs nắm được: 
Định nghĩa nguyên tố hóa học
Số hiệu nguyên tử
Kí hiệu nguyên tử
b. Phương thức hoạt động
GV: Tính chất hóa học của một nguyên tố phụ thuộc vào cái gì?
- Những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì tính chất hóa học sẽ ntn?
- Yêu cầu nêu định nghĩa về nguyên tố hóa học?
GV: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố natri. Chúng đều có 11p và 11e.
2. Số hiệu nguyên tử.
Yêu cầu HS nêu định nghĩa.
3. Kí hiệu nguyên tử
GV: Cho kí hiệu 
Yêu cầu HS giải thích.
VD: .Yêu cầu HS giải thích kí hiệu
III-NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC:
1.Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng đthn
VD: Tất cả những nguyên tử có cùng số đvđthn là 7 đều thuộc nguyên tố Flo.Chúng có 7P và 7e
2.Số hiệu nguyên tử (Z): 
-Là số đvđt hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố 
Số HNT = Số đvđthn = Số p= Số e
3.Kí hiệu nguyên tử:
 X là kí hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học
A: Số khối
Z: Số hiệu nguyên tử (Z = P = Số tt)
VD: 
Số HNT = Số đvđthn = Số p= Số e = 13
ĐTHN = 13+
Số khối A = 27 à N = A-Z = 14
Hoạt động 5: Củng cố
a. Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh
b. Phương thức hoạt động:
Hs thảo luận nhóm
Câu 1 . Một nguyên tử của 1 nguyên tố X có 75 proton và 110 notron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây của X:
A. B. C. D. 
Câu 2. Chọn phát biểu đúng:
A. Trong nguyên tử: số e = số p = điện tích hạt nhân 
B. Số khối là tổng số hạt proton và số hạt electron
C. Số khối là tổng số hạt proton và số hạt notron
D. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
Câu 3. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa 20 notron,19 proton, 19 electron 
A. B. C. D. 
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố A có số khối là 80, số hiệu nguyên tử 35. Chọn câu trả lời đúng vể cấu tạo nguyên tử:
A. Số p là 45, số notron là 45, số electron là 35
 B. Số p là 35, số nơtron là 45, số electron là 35
C. Số p là 45, số nơtron là 35, số electron là 35
D. Số p là 35, số nơtron là 35, số electron là 35
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử 
B. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử 
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử 
D. Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron trong hạt nhân.
c. Kết quả hoạt động
Hoạt động 6: Dặn dò:
Về nhà xem và đọc bài: Đồng vị
Rút kinh nghiệm: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TẬP VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ – BÀI TẬP SỐ HẠT
Ngày soạn: 23/08/2019
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức
Biết được :Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích của hạt.
Củng cố kiến thức về : định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử
Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số notron khi biết kí hiệu nguyên tử.
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực tính toán hóa học.
2. Kĩ năng
 Viết kí hiệu nguyên tử dựa vào: số hạt nguyên tử, hoặc từ kí hiệu nguyên tử xác địnhsố A, Z,...
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
Năng lực tính toán hóa học.
3, Thái độ
Tích cực chủ động tinh thần hợp tác trong học tập
Kích thích sự hứng thú bộ môn, phát huy khả năng tư duy người học
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Phiếu học tập, hình ảnh, máy chiếu.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh
Sách giáo khoa
Chuẩn bị các phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
a. Mục đích: Củng cố kiến thức về: định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học của nguyên tử
b. Phương thức hoạt động
Hs1: Hãy viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau:
1. Mangan (Mn) có 25p; 30n.
2. Kali (K) có 19e; 20n.
3. Nhôm (Al) có điện tích nhân là 13+ ; 14n.
4. Clo (Cl) có 18n; 17p.
5. Cacbon (C) có A = 12 ; 6p.
Hs2: Trả lời nhanh
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n. 
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân . 
 D. Số p bằng số e.
Câu 2: Nguyên tử có :
A. 13p, 13e, 14n.	B. 13p, 14e, 14n. 
C. 13p, 14e, 13n.	D. 14p, 14e, 13n.
Câu 3: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. B. C. D. 
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức về:
Thành phần cấu tạo nguyên tử
Nguyên tố hóa học, đồng vị
b. Phương thức hoạt động
Hs hoàn thành phiếu học tập
1. Nêu thành phần cấu tạo nguyên tử
2.Thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử
3. Số khối:
4. Kí hiệu nguyên tố hóaho5c
5. Nguyên tử khối Trung bình
c. Kết quả: Hs trình bày
Gv: Nhận xét , bổ sung
c. Kết quả hoạt động
; 
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n. B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân . 
 D. Số p bằng số e.
Câu 2: Nguyên tử có :
A. 13p, 13e, 14n.	B. 13p, 14e, 14n. 
C. 13p, 14e, 13n.	D. 14p, 14e, 13n.
Câu 3: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. B. C. D. 
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử: Gồm hạt nhân + Vỏ nguyên tử
II. Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân
2. Số khối
A= Z + N
3. Kí hiệu nguyên tử
4. Khối lượng nguyên tử trung bình
Nguyên tử khối trung bình : 
- Trong nguyên tử:
+ số hiệu nguyên tử( số đơn vị điện tích hạt nhân) = số proton = số electron.
+ Số khối A =Z + N
- Kí hiệu nguyên tử 	
Hoạt động 3
a.Mục đích: rèn kĩ năng tính bài tập tổng số hạt, kĩ năng viết kí hiệu, xác định số A, Z
b. Phương thức hoạt động
Hs thảo luận nhóm, trình bày vào bảng phụ
Bài 1.Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố là 52 hạt, trong đó số hạt nơtron hơn số hạt proton là 1. Hãy xác định sốproton,notron,elctron trong nguyên tử
Bài 2: Nguyên tử X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm Z, A
Hoạt động 4: 
a.Mục đích: rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm 
b. Phương thức hoạt động
Hs thảo luận nhóm
Nhóm 1: làm bài 1,2
Nhóm 2: làm bài 3,4
Nhóm 3: làm bài 1,2
Nhóm 4: làm bài 3, 4
Câu 1. Kí hiệu nguyên tử thể hiện đầy đủ các 
đặc trưng cho nguyên tử vì nó cho biết:
A. Số khối A 	
B. Số hiệu nguyên tử Z
C. Nguyên tử khối của nguyên tử	 
D. Số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân
Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử 
B. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử 
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử 
D. Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron trong hạt nhân.
Câu 3. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau
đây chứa 20 nơtron, 19 proton, 19 electron 
A. B. C. D. 
Câu 4. Tổng số các loại hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 16. Số khối của nguyên tố X là	
A.16 B.32 C. 48 D.11
Bài Tập :
Bài 1.Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố là 52 hạt, trong đó số hạt nơtron hơn số hạt proton là 1. Hãy xác định số proton,notron,elctron trong nguyên tử
 Z= P =e =17 
Bài 2: Nguyên tử X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm Z, A
Giải:
 2P + N = 115 
 2P - N = 25 
 P = Z = 35, N = 45.
Trắc nghiệm:
1. D; 2B; 3B; 4D; 5B; 6C
Hoạt động 4: Dặn Dò: 
Nội dung chuẩn bị bài mới ở nhà:
1. Thế nào là đồng vị
2. Cách tính khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị
Rút kinh nghiệm: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ KHỐI – NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH
Ngày soạn: 26/08/2019
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức
Hiểu được : 
Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
2. Kĩ năng
Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
Tính% số nguyên tử
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Thái độ
Tích cực chủ động
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Phiếu học tập, hình ảnh, máy chiếu.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh
Sách giáo khoa
Chuẩn bị các phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu chung
Hoạt động 1: Trải nghiệm, kết nối vào bài
Hoạt động 2: hình thành kiến thức
Khái niệm về đồng vị
Tính khối lượng nguyên tử khối trung bình
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm, kết (7phút)
Tìm hiểu khái niệm đồng vị
a. Mục tiêu hoạt động:Dấu hiệu nhận biết các đồng vị thông qua:
Kí hiệu nguyên tử, số hiệu nguyên tử
b. Phương thức tổ chứa hoạt động
Cho các kí hiệu sau:
Nhận xét:
1. Số p, e, n trong từng nguyên tử
2. Những nguyên tử nào có cùng số p
3. Những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số notron thì được là gì với nhau?
Hs xây dựng định nghĩa đồng vị
III-Đồng vị:
-Đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số Proton nhưng khác nhau về số nơtron,do đó số khối A của chúng khác nhau.
Ví dụ: ; 
Hoạt động 2:Nguyên tử khối và khối lượng nguyên tử trung bình 
a. Mục tiêu:
Cung cấp cho học sinh công thức tính khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị
Hoạt động 2: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học.
1. Nguyên tử khối:
GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa nguyên tử khối.
GV: Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, notron, electron, nhưng do khối lượng của electron qua nhỏ nên có thể bỏ qua. Do đó khối lượng của nguyên tử bằng gi?
GV: Vì khối lượng của mỗi hạt proton, notron xấp xỉ bằng 1u nên nguyên tử khối coi như bằng số khối.
2. Nguyên tử khối trung bình.
GV: Vì hầu hết cac nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố đó là nguyên tử khối trung bình của các hỗn hợp các đồng vị tính theo phân trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.
Giả sử một nguyên tố có hai đồng vị X, Y .X , Y là nguyên tử khối của đồng vị X, Y.a,b là phần trăm số nguyên tử của đồng vị X, Y.Tính nguyên tử khối trung bình.
GV: Trong những tính toán không cần độ chính xác cao thì có thể dùng số khối thay cho nguyên tử khối
IV-Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
1.Nguyên tử khối:Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
-Do me<<0
mnguyên tử = mhạt nhân nguyên tử
VD: Xác định nguyên tử khối của P, biết P có Z = 15 và N = 16.
2.Nguyên tử khối trung bình ()
= ; a,b :Số % của đồng vị X,Y
-X: Nguyên tử khối của đồng vị X
-Y: Nguyên tử khối của đồng vị Y
VD1: Clo có 2 đồng vị:
 (chiếm 75,77%) 
và (chjếm 24,23%)
-Hãy tìm Cl =?
Hoạt động 3: Củng cố
Bài tập 1 : Tính khối lượng trung bình của :
a. Ni biết Ni gồm 4 đồng vị :
Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4- 5: LUYỆN TẬP ĐỒNG VỊ
Ngày soạn: 10/09/2019
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số khối, và nguyên tử khối trung bình.
Kĩ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình.
Phát triển năng lực:.
Năng lực tính toán hóa học.
3. Thái độ
Tích cực chủ động trong học tập
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
2. Học sinh
HS: Ôn lại bài 1 bài 2, làm trước bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 18.
IV. Tiến trình dạy học
1. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố kiến thức lí thuyết
b. Phương thức hoạt động:
GV: cho học sinh hệ thống câu hỏi để học sinh ôn lại lí thuyết đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
HS: thảo luận, trả lời
I. Kiến thức cần nắm vững
- Đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số Proton nhưng khác nhau về số nơtron,do đó số khối A của chúng khác nhau.
- Nguyên tử khối trung bình ()
= ; 
 a,b :Số % của đồng vị X,Y
 X: Nguyên tử khối của đồng vị X
 Y: Nguyên tử khối của đồng vị Y
Hoạt động 2: Rèn luyện củng cố kiến thức qua các dạng bài tập
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính:
% số nguyên tử của mỗi đồng vị
số khối của đồng vị
b. Phương thức hoạt động:
 Một số dạng bài tập luyện tập:
Phần tự luận:
Bài 1 : Một nguyên tố X có 2 đồng vị, có số nguyên tử tỉ lệ với nhau là 27: 23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Hạt nhân đồng vị (I) có 44n. Hạt nhân đồng vị (II) nhiều hơn (I) 2n. Xác định nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X. 
Bài 2 : Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Đồng có 2 đồng vị. Biết đồng vị 1 là chiếm 73%. Tìm đồng vị thứ 2. Hỏi khi có 54 nguyên tử đồng vị 2 thì sẽ có bao nhiêu nguyên tử 63Cu.
Bài 3 : Nguyên tố X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,10%. Tổng số khối của ba đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn trong X1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là = 28,0855.
a. Hãy tìm A1, A2 và A3
b. Nếu trong X1 có số nơtron bằng số proton. Hãy tìm số nơtron trong nguyên tử của mỗi đồng vị. 
Bài 4: Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35, 5. Clo có 2 đồng vị là và .
a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng củađồng vị có trong axit pecloric HClO4 ( với , )
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của đồng vị có trong kali clorat KClO3 (với , ).
Bài 5 : Trong tự nhiên Neon có hai đồng vị, nguyên tử lượng trung bình của hai đồng vị bằng 20,18, đồng vị thứ hai hơn đồng vị 2 hai notron, tìm số khối của mỗi đồng vị biết tỉ lệ số nguyên tử đồng vị 1 so với đồng vị 2 là 91 :9
Bài6 :Nguyên tử khối trung bình của Antimony(Sb) bằng 121,76.Sb có hai dạng 2 dạng đồng vị.Tính tỉ lệ % của mỗi đồng vị? 	
Hs thảo luận nhóm
Nhóm 1: làm bài tập 1,2
Nhóm 2: làm bài tập số 3,4
Nhóm 3: làm bài tập 5,6
Gv: nhận xét đánh giá chung và kết luận
Phần trắc nghiệm: 
Câu 1: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Br là 79,91. Trong tự nhiên Br có 2 đồng vị bền. Biết đồng vị chiếm 54,5%. Số khối của đồng vị thứ hai là:
A.80 B.81 C.82 D. 84 Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63, 54. Đồng có 2đồngvịvà .Thành phần % về khối lượng của trong CuCl2 là:
A.34,18% B.31,43% 
C.36,35% D.Tất cả đều sai.
Câu 3. Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2 .Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết phần trăm các đồng vị trong X là bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau.Nguyên tử khối trung bình của X là: A.12 B.12,5 C.13 D.1
Câu4. Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị nguyên tử khối trung bình của C là:
A. 12,500	 B.12,011 C.12,022 D. 12,055 
Hs thảo luận nhóm và trả lời
c. Kết quả hoạt động
Hoạt động 3: Dặn dò
Chuẩn bị nội dung bài tập cho tiết sau:
Về nhà làm bài tập trắc nghiệm trang 4,5 tài liệu bài tập hóa học 10
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 12/09/2019
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thích, khối lượng, điện tích của hạt.
Định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khôi, nguyên tử khối trung bình
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số khối, và nguyên tử khối trung bình....
Kĩ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình.
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực tính toán hóa học.
3. Thái độ
Tích cực chủ động trong học tập
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
2. Học sinh
IV. Tiến trình dạy học
1. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
Hoạt động 1: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua hệ thống bài tập
b. Phương thức hoạt động
Hs thảo luận nhóm
Bài 1:Cho các nguyên tử 
a. Xác định số proton, notron, elctron ở mỗi nguyên tử.
b. Nguyên tử X có số khối bằng 26 và có 14 notron. X là đồng vị của nguyên tử nào trong các nguyên tử trên.
Bài 2: Nguyên tử R có tổng số hạt là 126, trong hạt nhân nguyên tử R có tổng số hạt là 88.
a. Xác định proton, notron, electron, số khối của R.	
b. Viết kí hiệu nguyên tử R.
Bài 3 : Trong tự nhiên nguyên tố Cacbon có hai đồng vị ,nguyên tử khối trung bình của hai đồng vị là 12,011,tổng số hạt trong nhân của 2 đồng vị là 25.Tìm số khối mỗi đồng vị, biết tỉ lệ số nguyên tử đồng vị 1 và đồng vị 2 là 989 : 11
GV: chia học sinh làm 3 nhóm, thảo luận, mỗi nhóm giải 1 bài tập.
Nhóm 1: bài 1
Nhóm 2: bài 2
Nhóm 3: bài 3
HS :
Thảo luận, cử thành viên của nhóm lên trình bày bài của nhóm mình.
Các nhóm khác nhận xét, sửa sai
GV : nhận xét bài làm, các nhóm làm việc, cho điểm làm việc nhóm.
c. Kết quả hoạt động
Hoạt động 2: Kiểm tra 15 phút
Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
Ngày soạn: 14/09/2019
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N).
- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
Củng cố kiến thức về đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
2. Kĩ năng
Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Thái độ
Tích cực chủ động trong học tập
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: soạn giáo án bài 4, xem sgk, sách gv, sách thiết kế....
2. Học sinh: Xem trước bài 4 theo những câu hỏi đã được nêu ra từ bài 4
IV. Tiến trình dạy học
1. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
Hoạt động 1: Kết nối trải nghiệm
a. Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức bài cũ để hình thành kiến thức mới
b. Phương thức hoạt động
Gv: Nguyên tử Na có 11p. Cho biết nguyên tử Na có bao nhiêu lớp electron?
Hs: Nguyên tử Na có 3 lớp electron
Gv: Vậy 11 electron của nguyên tử phân bố như thế nào trong nguyên tử của nó?
c. Kết quả
Hs trả lời
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu:
Hình thành kiến thức về:
Lớp, phân lớp electron, số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp
b.Phương thức hoạt động
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời nội dung các câu hỏi sau:
1. Mức năng lượng electron trong một lớp?
2. Số phân lớp electron trong mỗi lớp?
3. Số electron tối đa trong mỗi lớp?
c. Kết quả hoạt động
Phiếu học tập số 1: 
Thứ tự lớp
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
Phiếu học tập số 2: 
Phân lớp
s
p
d
f
Số e tối đa
Phiếu học tập số 3: 
Lớp thứ n
Số phân lớp
Tên phân lớp
Số e tối đa trong phân lớp
Số e tối đa trong lớp
1
2
3
4
Hoạt động 3: 
a. Mục tiêu: 
Biết sự chuyển động electron trong
Nguyên tử
Biết được số electron tố đa trong một lớp và một phân lớp
b. Phương thức hoạt động
Hs thảo luận nhóm và điền vào các phiếu học tập 1,2,3
I. Sự chuyển động electron trong nguyên tử
-Các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
II.Lớp electron và phân lớp electron
III. Số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp.
Hoạt động 4: Củng cố
a. Mục tiêu:
Củng cố nội dung bài học qua hệ thống bài tập
b. Phương thức hoạt động
Hệ thống câu hỏi: 
Câu 1 : Thế nào là lớp và phân lớp electron. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron. Electron 3s thuộc về lớp và phân lớp nào ?
Câu 2 :Có bao nhiêu lớp electron. Hãy cho biết tên các lớp e?
Câu 3 : Có bao nhiêu phân lớp e. Hãy cho biết các kí hiệu phân lớp electron ? 
Câu 4 : Hãy xác định số obitan có trong phân lớp p và d.
Câu 5 : Hãy cho biết số phân lớp e, số obitan có trong lớp M và N.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 : Chọn câu sai
A. Trong một phân lớp các e có mức năng lượng bằng nhau
B. Trong một lớp các electron có mức năng lượng xấp xỉ nhau
C. Lớp M có 3 obitan tối đa 
D. Lớp N có 16 obitan
Câu 2 : Lớp L có số phân lớp electron là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 3: Phân lớp p có bao nhiêu obitan?
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 4 : Mệnh đề nào sau đây đúng:
A. Có n phân lớp trong lớp electron thứ n
B. Số obitan trong một phân lớp phụ thuộc vào đặc điểm của phân lớp đó.
C. Trong nguyên tử có 4 lớp, đó là: s, p ,d ,f
D. Số obitan trong lớp electron thứ n là n2 obitan
Hs thảo luận nhóm và trả lời
Hoạt động 5: Dặn dò: Xem nội dung bài cấu hình electron nguyên tử
Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
Ngày soạn: 20/09/2019
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_20.doc