Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Năng lực hoá học

Nhận thức hoá học 1. Biết được trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào.

2. Phân biệt được lớp electron và phân lớp electron

3.Nêu được các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 4. Hiểu được cấu tạo của vỏ nguyên tử.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 5. Xác định được số lớp electron và số phân lớp electron trong nguyên tử. Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các lớp và phân lớp

Phẩm chất chủ yếu

Chăm chỉ 6. Tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập

Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác 7. Phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng tiếp nhận công việc.

 

docx 5 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: NGUYÊN TỬ
( BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ)
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau bài học này HS có thể:
Năng lực hoá học
Nhận thức hoá học
1. Biết được trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào.
2. Phân biệt được lớp electron và phân lớp electron
3.Nêu được các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
4. Hiểu được cấu tạo của vỏ nguyên tử.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
5. Xác định được số lớp electron và số phân lớp electron trong nguyên tử. Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các lớp và phân lớp
Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
6. Tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
7. Phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng tiếp nhận công việc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
- Phiếu giao việc, nội dung và hình ảnh liên quan đến bài học được chuẩn bị sẵn trên phần mềm power point.
- Laptop có cài đặt phần mềm dạy học trực tuyến zoom.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Máy tính hoặc điện thoại có kết nối intenet, có cài sẵn ứng dụng zoom.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Huy động kiến thức của học sinh tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về vỏ nguyên tử.
2. Nội dung:
- Học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm về nguyên tử. Thành phần cấu tạo của nguyên tử. Kích thước, khối lượng của các hạt trong nguyên tử
3. Sản phẩm:
 - HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tử
- HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về sự chuyển động của các electron trong nguyên tử,sự chuyển động của các electron trong mỗi nguyên tử và sự phân bố của chúng trong nguyên tử như thế nào 
- Dự kiến học sinh có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về nguyên tử, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo cho HS như: các electron có nằm ở cùng một vị trí hay nó được phân bố nhiều vị trí khác nhau trong nguyên tử, không biết có electron nào gần hạt nhân,electron nào nằm xa hạt nhân không? Nếu có vì sao như vậy?
4. Tổ chức thực hiện:
- GV soạn câu hỏi trắc nghiệm trên word hoặc pp dưới hình thức trắc nghiệm 4 lựa chọn.
- Gọi học sinh bất kì trả lời và nhận xét.
- GV gợi ý một số vấn đề về nguyên tử, cấu tạo vỏ nguyên tử.
- Đặt ra vấn đề: Vậy vỏ nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: 
- Biết được trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào.
- Hiểu được cấu tạo của vỏ nguyên tử.
- Phân biệt được lớp electron và phân lớp electron
- Nêu được các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng tiếp nhận công việc.
2. Nội dung
Nhiệm vụ 1: Học sinh được yêu cầu tìm hiểu sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. Sự phân bố của các electron như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Học sinh được yêu cầu phân biệt lớp, phân lớp và các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron
Nhiệm vụ 3: Học sinh được yêu cầu xác định số e tối đa trong một lớp, một phân lớp.
3. Sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Các trong nguyên tử rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân và không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. Sự phân bố các electron trong nguyên tử theo những quy luật xác định.
Nhiệm vụ 2: 
 1. Lớp electron
 *Các electron ở cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Thứ tự của lớp n : 1 2 3 4 ....
Tên của lớp : K L M N ....
 2. Phân lớp electron
- Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Lớp K (n=1)
Lớp L
(n=2)
Lớp M
(n =3)
Lớp N (n=4)
Số p/l
1s
2s 2p
3s 3p 3d
4s 4p 4d 4f
- Kí hiệu các phân lớp : s, p, d, f.
- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự lớp đó.
- Electron ở càng xa hạt nhân hơn có mức năng lượng càng cao và liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân hơn,dễ tách ra khỏi vỏ nguyên tử
Nhiệm vụ 3:
1. Số electron tối đa trong 1 phân lớp.
Phân lớp
Số electron tối đa
s
2
p
6
d
10
f
14
2. Số electron tối đa trong 1 lớp.
Lớp
Số phân lớp
Số electron tối đa
1 (K)
1s
2
2 (L)
2s 2p
8
3 (M)
3s 3p 3d
18
4 (N)
4s 4p 4d 4f
32
4. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: 
	- Từ kết quả của hoạt động 1, giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt.
	- Học sinh sinh huy động các kiến thức đã học trước đó và trong sgk, giơ tay phát biểu.
	- Học sinh trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
	- Giáo viên cùng tập thể lớp kết luận.
Nhiệm vụ 2, 3
	- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
	- Học sinh thảo luận nhóm qua nhóm họp zalo, hình thức thảo luận do mỗi nhóm quyết định.
	- Kết quả thảo luận được tổng hợp thành file word, powerpoint hoặc viết trên giấy rồi chụp ảnh gửi lên lớp học. Các nhóm cử đại diện trình bày và thảo luận.
	- Giáo viên và học sinh tổng kết lại kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
- Mở rộng, khắc sâu kiến thức về lớp electron và phân lớp electron, sự phân bố các electron trên lớp và phân lớp. Cách tính e tối đa của lớp thứ n.
2. Nội dung
Học sinh được yêu cầu trả lời các nội dung sau dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm
- Các câu hỏi về số electron tối đa trong một lớp, phân lớp, mức năng lượng của các electron.
- Xác định số lớp electron của nguyên tử ; ; ; .
3. Sản phẩm
Học sinh trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm.
4. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên biên soạn câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm bốn lựa chọn.
- Học sinh sử dụng điện thoại hoặc máy tính để tham gia.
- Kết quả thực hiện được dựa vào kết quả mà 
- Giáo viên đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh dựa trên bảng thành tích.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu
- Mở rộng kiến thức cho HS. 
- Giúp HS tăng thêm niềm đam mê khoa học, nghiên cứu. 
2. Nội dung
-Nêu một số hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử của: E.RUTHERFORD – BOHR – A.SOMMERFELD. 
-Khái niệm về Obitan nguyên tử,hình dạng của các obitan s và p, số lượng obitan trên mỗi phân lớp s,p,d,f và trên mỗi lớp K,L, M, N,...
3. Sản phẩm
- Phần trả lời các bài tập, các tư liệu tìm kiếm trên Internet .
4. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, ....) để biết thêm thông tin, tư liệu. 
- Học sinh có thể tìm hiểu cá nhân hoặc hợp tác nhóm.
-HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau,kịp thời động viên,khích lệ học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_4_cau_tao_vo_nguyen_tu.docx