Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hidrocllorua. Axit Clohidric. Muối Clorua - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hidrocllorua. Axit Clohidric. Muối Clorua - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Trình bày được công thức phân tử, tính chất vật lý của hidroclorua, tính chất hóa học của axit clohidric.

- Phân biệt dược dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.

- Chứng minh được tính chất hóa học của dung dịch HCl là tính axit và tính khử.

2. Kỹ năng.

- Viết được công thức cấu tạo, công thức phân tử của HCl dựa vào cấu hình electron.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của axit clohidric.

- Dự đoán được tính chất hóa học của một axit.

- Giải được các bài tập liên quan đến HCl.

3. Phẩm chất, thái độ.

- Tích cực phát biểu trong giờ học.

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.

- Rèn luyện cho học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.

4. Năng lực chung

4.1 Năng lực tự học, tự chủ.

4.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

4.3. Năng lực sáng tạo.

4.4. Năng lực giải quyết vấn đề.

5. Năng lực đặc thù

5.1. Năng lực nhận thức hóa học.

5.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống.

5.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm, kết hợp với phương pháp đàm thoại, gợi mở, tìm tòi, dạy học giải quyết vấn đề và sử dụng bài tập hóa học.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Phiếu học tập, bảng phụ.

- Các dụng cụ, hóa chất để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và thử tính chất.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Sách giáo khoa.

- Xem trước bài “Hidro clorua – axit clohidric – muối clorua”

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sỉ số, trang phục.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tính chất hóa học của Clo và viết phương trình phản ứng chứng minh.

 

docx 8 trang yunqn234 9080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hidrocllorua. Axit Clohidric. Muối Clorua - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết PPCT: 40, 41
Ngày dạy: 22/01/2021
Lớp: 10CB2
BÀI 23: HIDROCLLORUA
 AXIT CLOHIDRIC
 MUỐI CLORUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được công thức phân tử, tính chất vật lý của hidroclorua, tính chất hóa học của axit clohidric.
- Phân biệt dược dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Chứng minh được tính chất hóa học của dung dịch HCl là tính axit và tính khử.
2. Kỹ năng.
- Viết được công thức cấu tạo, công thức phân tử của HCl dựa vào cấu hình electron.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của axit clohidric.
- Dự đoán được tính chất hóa học của một axit.
- Giải được các bài tập liên quan đến HCl.
3. Phẩm chất, thái độ.
- Tích cực phát biểu trong giờ học.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
- Rèn luyện cho học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.
4. Năng lực chung 
4.1 Năng lực tự học, tự chủ.
4.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
4.3. Năng lực sáng tạo.
4.4. Năng lực giải quyết vấn đề.
5. Năng lực đặc thù 
5.1. Năng lực nhận thức hóa học.
5.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống.
5.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm, kết hợp với phương pháp đàm thoại, gợi mở, tìm tòi, dạy học giải quyết vấn đề và sử dụng bài tập hóa học.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Các dụng cụ, hóa chất để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và thử tính chất.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa.
- Xem trước bài “Hidro clorua – axit clohidric – muối clorua”
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sỉ số, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất hóa học của Clo và viết phương trình phản ứng chứng minh. 
3. Hoạt động dạy học.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: VÀO BÀI
Mục tiêu: HS hoạt động chủ động, tích cực, hiệu quả có hứng thú vòa chủ đề bài học.
 - Giáo viên hỏi học sinh trong dạ dày chúng ta có một loại axit. Vậy các em có biết đó là axit gì không? Vậy axit clohyđric có tác dụng như thế nào đối với cơ thể chúng ta thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ‘BÀI 23 HYĐRO CLORUA - AXIT CLOHYĐRIC VÀ MUỐI CLORUA’.
HS: Axit clohidric
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO PHÂN TỬ
Mục tiêu: Trình bày và vẽ được công thức cấu tạo của HCl.
10p
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của Cl và H. Từ đó viết công thức electron và công thức cấu tạo của HCl.
- Yêu cầu học sinh dựa vào độ âm điện giải thích liên kết trong phân tử HCl là liên kết gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa nêu tính chất của hyđro clorua về trạng thái, màu sắc, mùi vị.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh xem về tính dễ tan của khí HCl trong nước. Yêu cầu học sinh giải thích tại sao nước lại phun vào bình và tại sao nước từ màu hồng tím chuyển sang mất màu?
- Học sinh viết cấu hình electron:
Cl (z = 17): 1s22s22p63s23p5
H (z = 1): 1s1
- Công thức electron của HCl:
- Công thức cấu tạo của HCl: H - Cl.
- Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.
- Học sinh trả lời: là chất khí, không màu, mùi xốc.
- Học sinh trả lời: do khí HCl tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan. Do dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch màu hồng chuyển sang mất màu.
I. HIĐRO CLORUA
1. Cấu tạo phân tử
- Công thức electron: 
- Công thức cấu tạo: H - Cl.
 - Hợp chất cộng hoá trị, phân tử có cực 
2. Tính chất
- Hidro Clorua là chất khí, không màu, mùi xốc, độc.
 -Tỉ khối 
Þ Nặng hơn không khí.
 - Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl làm quỳ hóa đỏ.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CỦA AXIT CLOHIDRIC
Mục tiêu: 
- Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit clohidric.
- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất của HCl.
20p
- GV cho HS quan sát bình đựng HCl đặc (hoặc dùng khí HCl đã điều chế sẵn, cho nước vào), yêu cầu HS nêu trạng thái và các đặc điểm vật lý nhìn thấy được
- Giáo viên hỏi học sinh tại sao axit HCl bốc khói trong không khí ẩm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của một axit?
- Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:
Fe + HCl →
Cu + HCl →
CuO + HCl →
Fe(OH)3 + HCl →
CaCO3 + HCl →
Na2SO4 + HCl →
- Giáo viên hỏi học sinh trong phản ứng điều chế Clo, HCl thế hiện tính gì?
- Vì mức oxi hóa nguyên tố Clo trong phân tử HCl có số oxi hóa là -1 nên HCl có tính khử mạnh, khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4 đưa mức oxi hóa Clo từ -1 lên Clo 0.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng và xác định số oxi hóa?
MnO2 + HCl →
KMnO4 + HCl →
GV đặt vấn đề: Có 1 nhận định cho rằng HCl vừa có tính axit, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Vậy nhận định đó có đúng hay sai?
GV khẳng định và giải thích, nhận định đó là đúng bởi vì HCl thể hiện tính oxi hóa là do H+ quyết định chứ không phải Cl-.
- Học sinh trả lời: là chất lỏng, không màu, mùi xốc, dễ bay hơi.
- Học sinh trả lời: do khí HCl thoát ra tạo với hơi nước trong không khí tạo thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
- Học sinh trả lời:
 + Làm quỳ hóa đỏ.
 + Tác dụng với kim loại.
 + Tác dụng với oxit bazơ.
 + Tác dụng với bazơ.
 + Tác dụng với muối.
- Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng:
- Học sinh trả lời: thể hiện tính khử.
- Học sinh viết phương trình phản ứng và xác định số oxi hóa:
HS: Không đúng.
II. AXIT CLOHIĐRIC
1. Tính chất vật lý
- Chất lỏng, không màu, mùi xốc, dễ bay hơi.
- Khối lượng riêng D= 1,19g/cm3 , C% = 37%
- Dung dịch HCl đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm.
2. Tính chất hóa học
- Axit clohyđric là một axit mạnh có đầy đủ tính chất của một axit.
a. Tính axit.
- Làm quỳ hóa đỏ.
- Tác dụng với kim loại (KL đứng trước H2) tạo ra muối clorua và H2.
PTTQ:
2M + 2nHCl à 2MCln + nH2
(n là hóa trị thấp nhất của M)
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo ra muối clorua và nước.
- Tác dụng với muối tạo ra muối clorua hay axit mới.
b. Tính khử.
- Do trong phân tử HCl có số oxi hoá -1 nên HCl thể hiện tính khử mạnh.
à Axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh thì HCl bị oxi hóa thành Cl2.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ HCl
Mục tiêu: Nêu được các phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nguyên tắc điều chế axit clohyđric trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng?
- Phương pháp này gọi là phương pháp sunfat.
- Giáo viên nêu nguyên tắc điều chế axit clohyđric trong công nghiệp.
- Học sinh trả lời: cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đậm đặc đun nóng rồi cho hất thụ vào nước.
- Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng:
- Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng:
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm.
- Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đậm đặc đun nóng rồi cho hấp thụ vào nước.
- Ở nhiệt độ cao hơn thì tạo ra Na2SO4 và khí HCl.
2. Trong công nghiệp.
- Đốt khí H2 trong khí quyển Cl2.
- Hiện này, trong công nghiệp người ta cũng áp dụng công nghệ sản xuất HCl đi từ Na2SO4 và H2SO4.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU MUỐI CLORUA VÀ NHẬN BIẾT ION CLORUA
Mục tiêu: Nêu được muối clorua là muối như thế nào? Nêu dược một sồ ứng dụng của muối clorua quan trọng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa cho biết tính tan của muối clorua?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa cho biết ứng dụng của muối clorua.
- Ứng dụng quan trọng của muối clorua là muối nào?
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh xem HCl tác dụng với AgNO3. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, nhận xét và rút ra cách nhận biết ion clorua.
- Học sinh trả lời: đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong nước như: AgCl; ít tan như PbCl2, CuCl.
- Học sinh trả lời:
 + KCl dùng làm phân kali.
 + ZnCl2 chất chống mục gỗ.
 + NaCl dùng làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.
- Học sinh trả lời: muối NaCl
- Học sinh trả lời:
 + Xuất hiện kết tủa trắng.
 + Để nhận biết ion clorua ta dung thuốc thử dung dịch AgNO3.
IV. MUỐI CLORUA - CÁCH NHẬN BIẾT ION CLORUA (Cl–).
1. Muối Clorua.
- Đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong nước như: AgCl; ít tan như PbCl2, CuCl.
2. Ứng dụng.
 + KCl dùng làm phân kali.
 + ZnCl2 chất chống mục gỗ.
 + NaCl dùng làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.
 + AlCl3 dùng làm chất xúc tác tổng hợp hữu cơ.
 + BaCl2 dùng để trừ sâu bệnh.
3. Nhận biết ion clorua.
- Thuốc thử: dung dịch AgNO3
 - Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch axit HCl hay dung dịch muối Clorua tạo kết tủa trắng AgCl
HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ
- Mục tiêu: xác định, khoanh vùng ccas kiến thức trọng tâm đã học trong bài.
 - Nhắc lại tính chất của khí hyđro clorua.
 - Nhắc lại tính chất vật lý và tính chất hóa học của axit clohyđric
 - Nêu được cách điều chế axit clohyđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 - Ứng dụng muối clorua.
 - Cách nhận biết ion clorua.
 - Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau :
 Câu 1: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím:
 A. Hóa đỏ. B. Hóa xanh. C. Không đổi màu. D. Mất màu.
 Câu 2: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết gì?
Liên kết công hóa trị.
Liên kết cộng hóa trị, có cực.
Liên kết cộng hóa trị, không có cực.
Liên kết ion.
Câu 3: Tính tan của khí HCl là:
Tan ít trong nước.
Tan nhiều trong nước.
Không tan trong nước.
Tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 4: Tính chất hóa học của axit clohyđric là:
Tính axit yếu.
Tính bazơ mạnh.
Tính bazơ yếu
Tính axit mạnh và tính khử.
Câu 5: Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
2HCl + Mg → MgCl2 + H2
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đăc, đun nóng.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.
HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.
Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.
Câu 8: Hiện nay trong công nghiệp người ta sản xuất HCl từ phương pháp nào?
Đốt khí H2 trong khí quyển Cl2.
Từ quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ.
Từ tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng (phương pháp sunfat)
Từ phương pháp khác.
Câu 9: Ứng dụng của muối clorua là:
Dùng làm phân kali.
Chống mục gỗ.
Dùng làm muối ăn.
Tất cả đều đúng.
Câu 10: Tính tan của muối clorua là:
Đều tan nhiều trong nước.
Muối AgCl tan nhiều trong nước.
Muối CuCl, PbCl2 không tan trong nước.
Đa số muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, CuCl và PbCl2 ít tan trong nước.
HOẠT ĐỘNG 7: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- HS về nhà học bài và làm bài tập 1,3,6,7 SGK/Tr.106.
- Xem trước bài : ‘FLO - BROM - IOT.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của Giáo viên hướng dẫn
 Đồng Tháp, ngày tháng 01 năm 2021
 Sinh viên thực tập
 Trần Thanh Vũ 	 Phạm Minh Hải 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_23_hidrocllorua_axit_clohidric_mu.docx