Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa khử - Phạm Minh Hải

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa khử - Phạm Minh Hải

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Khoanh vùng, khắc sâu được những khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.

- Nhắc lại được khái niệm của phản ứng oxi hóa – khử và quy tắc xác định số oxi hóa trong đơn chất và hợp chất

- Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử.

- Lập được phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

2. Kỹ năng.

- Nhận biết được phản ứng oxi hóa – khử và xác định được số oxi hóa của các chất trong phản ứng.

- Phân biệt được chất khử và chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa trong phương trình phản ứng oxi hóa – khử.

- Cân bằng được phương trình phản ứng oxi hóa – khử.

- Đề xuất được những biện pháp để ngăn cản sự oxi hóa – khử các đồ vật trong gia đình.

3. Phẩm chất, thái độ.

- Tích cực phát biểu, cùng nhau xây dựng bài học.

- Có niềm say mê, yêu thích bộ môn hóa học.

- Phát huy khả năng tư duy của bản thân, kích thích sự hứng thú với bộ môn hóa học.

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.

4. Năng lực chung.

4.1 Năng lực tự chủ, tự học: tích cực phát biểu, xây dựng bài học.

4.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực tronng giao tiếp.

4.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng kiến thức đã học để phát hiện vấn đề trong tự nhiên và đề xuất các giải pháp.

5. Năng lực đặc thù

5.1. Năng lực nhận thức hóa học: đưa ra được mối quan hệ giữa các khái niệm (chất oxi hóa và chất khử, quá trình oxi hóa và quá trình khử), lập phương trình hóa học.

5.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống: đề xuất những giải pháp giúp ngăn cản tối đa sự oxi hóa – khử của các vật thể trong cuộc sống hằng ngày.

5.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học: vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hóa học trong cuộc sống.

 

docx 10 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 7130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa khử - Phạm Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM MINH HẢI – HH312
BÀI 19: LUYỆN TẬP
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (TIẾT 1)
Môn: Hóa học ; Lớp 10
b b & a a
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Khoanh vùng, khắc sâu được những khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.
- Nhắc lại được khái niệm của phản ứng oxi hóa – khử và quy tắc xác định số oxi hóa trong đơn chất và hợp chất
- Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử.
- Lập được phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết được phản ứng oxi hóa – khử và xác định được số oxi hóa của các chất trong phản ứng.
- Phân biệt được chất khử và chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa trong phương trình phản ứng oxi hóa – khử.
- Cân bằng được phương trình phản ứng oxi hóa – khử.
- Đề xuất được những biện pháp để ngăn cản sự oxi hóa – khử các đồ vật trong gia đình.
3. Phẩm chất, thái độ.
- Tích cực phát biểu, cùng nhau xây dựng bài học.
- Có niềm say mê, yêu thích bộ môn hóa học.
- Phát huy khả năng tư duy của bản thân, kích thích sự hứng thú với bộ môn hóa học.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
4. Năng lực chung.
4.1 Năng lực tự chủ, tự học: tích cực phát biểu, xây dựng bài học.
4.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực tronng giao tiếp.
4.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng kiến thức đã học để phát hiện vấn đề trong tự nhiên và đề xuất các giải pháp.
5. Năng lực đặc thù 
5.1. Năng lực nhận thức hóa học: đưa ra được mối quan hệ giữa các khái niệm (chất oxi hóa và chất khử, quá trình oxi hóa và quá trình khử), lập phương trình hóa học. 
5.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống: đề xuất những giải pháp giúp ngăn cản tối đa sự oxi hóa – khử của các vật thể trong cuộc sống hằng ngày.
5.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học: vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa, giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng oxi hóa – khử.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
- Xem lại các kiến thức đã học ở chương 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Ma trận: Hoạt động học (thời gian), phẩm chất, năng lực, nội dung, Phương pháp và kỹ thuật
Hoạt động học
(dự kiến 
thời gian)
NL chung
NL đặc thù
Nội dung
Phương pháp
và kĩ thuật
Hoạt động 1
(4 phút)
4.3
5.2
5.3
Hoạt động trải nghiệm, kết nối
- Trực quan kết hợp nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2
(10 phút )
4.1
4.2
5.1
Hệ thống các khái niệm về phản ứng oxi hóa khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình, báo cáo.
Hoạt động 3
(9 phút)
4.2
5.1
Hệ thống lại các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
- Phát vấn
- Nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3
(18 phút)
4.1
4.2
5.1
5.3
Luyện tập
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình, báo cáo.
Hoạt động 4
(3 phút)
4.1
5.1
5.3
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Cá nhân.
- Thuyết trình, báo cáo.
B. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sỉ số, trang phục, 
Lớp
Vắng
Tiết
10.1
1
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình dạy học.
3. Tiến trình dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI (4 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Phương thức, tổ chức hoạt động
- Phương pháp: trực quan kết hợp nêu và giải quyết vấn đề.
- Tổ chức: 
GV treo hình ảnh đinh sắt bị gỉ sét và phát vấn câu hỏi cho HS: dựa vào hình trên, ta biết rằng đây là hiện tượng bị gỉ sét ở đinh sắt vậy các em có thể cho Thầy biết do hiện tượng gì mà đinh sắt lại bị gỉ sét như vậy? Em có thể viết phương trình chứng minh hiện tượng đó hay không?
HS trả lời câu hỏi của GV đặt ra: Do hiện tượng oxi hóa – khử ở đinh sắt với không khí ở môi trường gây ra. 
Phương trình phản ứng: 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- GV nhận xét, kết luận phần trình bài của HS và đặt vấn đề: từ phương trình chứng minh sự gỉ sét đinh sắt thì ta có thể biết được chất nào là chất khử và chất là chất oxi hóa hay không? Vậy để củng cố lại những kiến thức đã học ở các bài trước, Thầy mời cả lớp cùng nhau hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức mà chúng ta đã được học trong chương 4 và vận dụng để giải một số bài tập thông qua BÀI 19 LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (TIẾT 1).
- Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua hoạt động, giáo viên quan sát khả năng tiếp thu và giải quyết vấn đề của cá nhân học sinh. Từ vấn đề tăng sự tìm tòi kiến thức mới của học sinh.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: HỆ THỐNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ, CHẤT KHỬ, CHẤT OXI HÓA, QUÁ TRÌNH KHỬ VÀ QUÁ TRÌNH OXI HÓA (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Nhắc lại được các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử.
- Liệt kê lại được các quy tắc xác định số oxi hóa để vận dụng các quy tắc đó xác định số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử.
b. Phương thức, tổ chức hoạt động.
- Phương pháp: 
Hoạt động nhóm: HS hoàn thành các phiếu học tập mà GV chuyển giao.
- Tổ chức: Trong phần khởi động khi nãy, chúng ta muốn biết quá trình oxi hóa – khử sắt thì chất nào nhường và chất nào nhận electron thì chúng ta sẽ củng cố lại một số khái niệm.
GV chia 2 bàn là một nhóm cùng nhau thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
– LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 
Yêu cầu: Hãy ghép các ý ở 3 cột trong bảng lại với nhau cho phù hợp
CỘT I
CỘT II
CỘT III
A. Chất oxi hóa.
Bị oxi hóa
1. Là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
B. Chất khử.
Bị khử
2. Nhận electron.
C.Quá trình khử.
Sự oxi hóa
3. Quá trình nhường electron.
D. Quá trình oxi hóa.
Sự khử
4. Quá trình thu (nhận) electron
E. Phản ứng oxi hóa – khử.
5. Nhường electron.
Tổ chức: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu HS gợi nhớ lại những kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa và quá trình khử để cùng nhau thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV gọi (nhóm tự cử) đại diện trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận lại các vấn đề để HS viết vào tập. GV có thể hướng dẫn HS mẹo để dễ nhớ các khái niệm mà không bị nhầm lẫn như:
Đối với chất “ Khử cho – O nhận”, “Khử tăng – O giảm nhưng phải bảo đảm chất – trình ngược nhau”.
Đối với quá trình “ Sự gì – bị nấy”
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học mà trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
- Đại diện vài nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung (nếu có).
- HS viết những ý trọng tâm vào tập.
A- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
1. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron và có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
2. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron và có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Ä Trong phản ứng oxi hóa – khử bao giờ cũng có chất khử và chất oxi hóa.
3. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
4. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
Ä Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng trong cùng một phản ứng.
Ø Ghi nhớ: 
- Đối với chất “ Khử cho – O nhận”, “ Khử tăng – O giảm nhưng phải bảo đảm chất – trình ngược nhau”.
- Đối với quá trình “Sự gì – bị nấy”.
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự dịch chuyển electron giữa các chất.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Với những kiến thức đã được học, học sinh trình bày được các khái niệm.
- Học sinh gặp khó khăn khi phân biệt chất khử và chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
 - Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành phiếu học tập số 1, khắc sâu kiến thức về những khái niệm chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa.
- Đánh giá kết quả hoạt động: 
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân GV cần quan sát kĩ để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua kết quả của một số HS và bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3: HỆ THỐNG LẠI CÁC BƯỚC CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (9 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Nhắc lại được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- Tiếp tục vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử
b. Phương thức, tổ chức hoạt động.
- Phương pháp: 
Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập mà GV chuyển giao.
- Tổ chức: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS gợi nhớ và trình bày lại các bước để cân bằng 1 phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- GV nhận xét, kết luận lại cho HS viết vào tập.
- HS thảo luận câu hỏi mà GV phát vấn.
Bước 1: Xác định số oxi hóa thay đổi của các nguyên tố trong phản ứng.
Bước 2: Viết quá trình khử và quá trình oxi hóa, cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng electron nhường bằng tổng electron nhận.
Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại.
5. Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
Bước 1: Xác định số oxi hóa thay đổi của các nguyên tố trong phản ứng.
Bước 2: Viết quá trình khử và quá trình oxi hóa, cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng electron nhường bằng tổng electron nhận.
Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP (18 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về các khái niệm, xác định được các số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử. 
- Xác định được chất khử, chất oxi hóa. Viết được quá trình khử và quá trình oxi hóa. Vận dụng để làm các bài tập có liên quan.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động nhóm: Hoàn thành các câu hỏi bài tập trong Phiếu học tập số 2, 3 và 4.
Tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc xác định số oxi hóa.
- GV nhận xét và bổ sung, sau đó yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Yêu cầu 2 nhóm đại diện lên bảng trình bày sản phẩm của mình. Gọi HS các nhóm nhận xét qua lại với nhau, bổ sung (nếu có).
- Để củng cố lại phần phân biệt chất khử và chất oxi hóa, quá trình khử và quá trình oxi hóa GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.
- GV nhận xét và kết luận lại bài làm của HS.
GV cho HS cân bằng các phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron (đủ các bước) thông qua phiếu học tập số 4.
HS trả lời câu hỏi của GV
- Đơn chất: số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.
- Hợp chất: tổng số oxi hóa các nguyên tố bằng 0.
- Quy ước số oxi hóa: H là +1; O là -2.
- Nhóm lẻ:
- Nhóm chẳn: 
- Các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét qua lại với nhau. Đồng thời viết bài vào vở.
- Học sinh nhận nhiệm vụ của GV và hoàn thành phiếu học tập.
a. Chất oxi hóa: Ag+ ; Chất khử: Fe2+.
- Quá trình oxi hóa: 
- Quá trình khử: 
b. Chất oxi hóa: Cl2 ; Chất khử: As.
- Quá trình oxi hóa: 
- Quá trình khử: 
B. BÀI TẬP.
Bài tập 1: Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố: 
a. Nitơ trong: NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.
b. Lưu huỳnh: H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2
Đáp án: 
a.
b. 
Bài tập 2: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:
a. 
b. 
Đáp án: 
a. Chất oxi hóa: Ag+ ; Chất khử: Fe2+.
- Quá trình oxi hóa: 
- Quá trình khử: 
b. Chất oxi hóa: Cl2 ; Chất khử: As.
- Quá trình oxi hóa: 
- Quá trình khử: 
Bài tập 3: Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron.
Đáp án: 
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào những kiến thức đã học HS đã làm được những bài tập mà GV đã chuyển giao.
- Học sinh gặp khó khăn viết quá trình khử và quá trình oxi hóa và cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
 - Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành phiếu học tập số 2, 3 và 4, củng cố những kiến thức phản ứng oxi hóa khử thông qua các dạng bài tập.
- Đánh giá kết quả hoạt động: 
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân GV cần quan sát kĩ để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua kết quả của một số HS và bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- HS tự giải quyết các câu hỏi bài tập mà GV chuyển giao, mở rộng kiến thức tìm tòi cho HS.
- GV động viên các HS tham gia nghiên cứu và chia sẻ kết quả với lớp (đặc biệt là HS yêu thích, HS khá giỏi).
b. Nội dung hoạt động
- HS về nhà vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đầy đủ các lý thuyết sau: chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, trình bày các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp).
d. Sản phẩm của hoạt động
- HS nộp sản phẩm, báo cáo trong tiết học sau.
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Yêu cầu: Hãy ghép các ý ở 3 cột trong bảng lại với nhau cho phù hợp
CỘT I
CỘT II
CỘT III
A. Chất oxi hóa.
Bị oxi hóa
1. Là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
B. Chất khử.
Bị khử
2. Nhận electron.
C.Quá trình khử.
Sự oxi hóa
3. Quá trình nhường electron.
D. Quá trình oxi hóa.
Sự khử
4. Quá trình thu (nhận) electron
E. Phản ứng oxi hóa – khử.
5. Nhường electron.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 
NHÓM LẺ
Yêu cầu: Xác định số oxi hóa của nitơ trong các phân tử và ion sau:
NHÓM CHẲN
Yêu cầu: Xác định số oxi hóa của Lưu huỳnh trong các phân tử và ion sau:
NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.
H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 
Yêu cầu: Xác định chất oxi hóa, chất khử, 
quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:
a. 
b. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 – LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 
Yêu cầu: Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. 
b. 
b b HẾT a a

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_19_luyen_tap_phan_ung_oxi_hoa_khu.docx