Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Bài 1: Phương trình đường thẳng - Đặng Công Nguyên

Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Bài 1: Phương trình đường thẳng - Đặng Công Nguyên

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC ( 3 tiết)

1.Kiến thức

Học sinh biết:

- Các khái niệm về vtcp, vtpt, ptts, pttq; công thức góc giữa hai đường thẳng;

- Biết công thức tính góc giữa hai đường thẳng, biết công thức tính góc từ một điểm đến một đường thẳng

2. Kỹ năng:

Học sinh làm được:

- Viết được phương trình tham số, pt tổng quát

- Tính được góc giữa hai đường thẳng,

- Xét được vị trí tương đối của hai đường thẳng.

- Tính được góc giữa hai đường thẳng;

- Tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

3. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

4. Năng lực toán học:

- Tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán tính toán.

5. Phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

docx 11 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Bài 1: Phương trình đường thẳng - Đặng Công Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường: THPT Minh Long, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
 Tổ: Toán – Lý - Tin 
 Họ và tên gv: Đặng Công Nguyên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHƯƠNG III 
 PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
§1 PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
( 3tiết)
 ( Tiết 1)	
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC ( 3 tiết)
1.Kiến thức
Học sinh biết:
- Các khái niệm về vtcp, vtpt, ptts, pttq; công thức góc giữa hai đường thẳng;
- Biết công thức tính góc giữa hai đường thẳng, biết công thức tính góc từ một điểm đến một đường thẳng
2. Kỹ năng: 
Học sinh làm được:
- Viết được phương trình tham số, pt tổng quát
- Tính được góc giữa hai đường thẳng, 
- Xét được vị trí tương đối của hai đường thẳng.
- Tính được góc giữa hai đường thẳng;
- Tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
3. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4. Năng lực toán học: 
- Tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán tính toán.
5. Phẩm chất: 
- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên: Kế hoạch bài dạy,sgk,các phần mềm dạy học: powerpoint, google meet, zalo ( hỗ trợ), đường truyền internet.
Học sinh: Sgk,các thông tin đã biết về đường thẳng, đồ dùng học tập, làm các câu hỏi Gv giao về nhà, các phương tiện học tập khác, điện thoại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chuẩn bị ở nhà
Mục tiêu: HS ôn lại, nhớ lại kiến thức về đường thẳng đã học ở THCS.
Nội dung và phương thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên:
 - Giao nhiệm vụ trước cho học sinh làm việc tại nhà ( phương thức zalo)
Hoạt động của học sinh: 
 - Từng cá vào zalo lớp để nhận và thực hiện nhiệm vụ và gửi bài giải qua zalo giáo viên.
Sản phẩm: Lời giải các câu hỏi. 
Thảo luận và đánh giá sản phẩm
- Giáo viên chuyển sản phẩm của học sinh lên nhóm lớp để các bạn nhận xét.
- Giáo viên kết luận
 Hoạt động 2. Khởi động
Mục tiêu:Tạo sự hứng khởi cho học sinh đểvào bài mới bằngcách tạo tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài mới,từ đó các em có thể tự tìm ra kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết và các hoạt động hình thành kiến thức.
Nội dung: Hình ảnh đường thẳng trong thực tiễn, video hình ảnh
Kỹ thuật, phương thức tổ chức: thuyết trình, đặt vấn đề.
Sản phẩm:Tạo được cảm giác thích thú, tò mò, muốn khám phá.
Thực hiện hoạt động khởi động: 
Giáo viên: Giáo viên trình chiếu hình ảnh, video ( bằng phần mềm google meet) và nêu vấn đề.
Học sinh: Quan sát và nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 Mục tiêu: Học sinh nắm được 3 đơnvị kiến thức của bài:
- VTCP và PTTS của đường thẳng
- VTPT và PTTQ của đường thẳng
Nội dung: Đưa ra các phần lý thuyết vàcó ví dụ ở mức độ NB, TH.
Kỹ thuật, phương pháp tổ chức: Nêu và giải quyếtvấn đề ( tái hiện lại kến thức), vấn đáp gợi mở,
Sản phẩm:HS biết được các định nghĩa, nhớ và vận dụng được các công thức giải các bài tập mứcđộ NB,TH, VD
 Hoạt động 3: VTCP của đường thẳng
Mục tiêu:HS nắm được định nghĩa VTCP của đường thẳng.
Nội dung và phương thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên:
 - Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm hai vectơ cùng phương. 
 - Từ đó hiểu như thế nào là vectơ chỉ phương của đường thẳng.
- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và nêu định nghĩa.
Hoạt động của học sinh: 
 - Tái hiện lại kiến thức và thực hiện yêu cầu.
Sản phẩm:HS nêu được định nghĩa VTCPcủa đường thẳng.
Vectơ được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ nếu và giá của song song hoặc trùng với .
 Hoạt động 4: Phương trình tham số của đường thẳng.
 Mục tiêu: HS hình thànhdạng PTTS của đường thẳng.
 Nội dung và phương thức tổ chức: 
( Phần mềm chủ đạo powerpoint)
Hoạt động của giáo viên.
Chuyển giao nhiệm vụ: ( file poewrpoint)
-Trình chiếu hình ảnh đường thẳng đi qua một điểm và nhận làm vecto chỉ phương.
- Nêu câu hỏi đường thẳng có được xác định khi biết một điểm đi qua và một vecto chỉ phương?
- Tìm điều kiện cần và đủ để điểm M(x,y) thuộc đường thẳng.
- Giúp đỡ, hỗ trợ, quan sát học sinh ( Tính chất của hai vecto cùng phương , hai vecto bằng nhau)
Hoạt động của học sinh
- Tiếp nhận nhiệm vụ.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. 
- Đưa ra được điều kiện cần đủ để M thuộc đường thẳng.
Sản phẩm: Định nghĩa phương trình tham số
 Hoạt động 5: VTPT của đường thẳng
Mục tiêu: HS nắmđượcđịnh nghĩa VTPTcủađườngthẳng.
Nội dung và phương thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên:
 - Trình chiếu hình ảnh
. 
 - Từ đó hiểu như thế nào là vectơ pháp tuyến của đường thẳng?
 - Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm mối liên hệ về tọa độ của vectơ pháp tuyến và vectơ chỉ phương
- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và kết luận.
Hoạt động của học sinh: 
 - Từng cá nhân tái hiện lại kiến thức và thực hiện yêu cầu đưa ra khái niệm vectơ pháp tuyến và nhận xét
Sản phẩm: HS biếtđược định nghĩa VTPTcủa đường thẳng và mối liên hệ.
 Hoạt động 5: Phương trình tổng quát của đường thẳng.
 Mục tiêu: HS hình thành dạng PTTQ của đường thẳng.
 Nội dung và phương thức tổ chức:
 Giáo viên: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu câu hỏi đường thẳng có được xác định khi biết một điểm đi qua và một vecto pháp tuyến?
- Tìm điều kiện cần và đủ để điểm M(x,y) thuộc đường thẳng đi qua điểm và mộtVTPT 
- Trongmp Oxy,đường thẳng Dđi qua và có VTPT.Hãytìmđkcủa xvàyđểM(x; y) nằmtrênD?
- Giúp đỡ, hỗ trợ học sinh ( Tính chất của hai vecto vuông góc, biểu thức tọa độ tích vô hướng của hai vecto).
Hoạt động của học sinh: 
- Tiếp nhận nhiệm vụ.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. 
- Đưa ra được điều kiện cần đủ để M thuộc đường thẳng
Sản phẩm: Định nghĩa tổng quát của đường thẳng.
 Hoạt động 6: Luyện tập
Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải toán 
- Học sinh tính được góc giữa hai đường thẳng, biết xét vị trí tương đối của hai đường thẳng.
Nội dung và phương thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên ( chuyển giao nhiệm vụ)
- Giáo viên trình chiếu các nội dung luyện tập
 - Quan sát, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh.
 - Gọi tên từng học sinh đưa sản phẩm.
Nhiệm vụ học sinh
Tiếp nhận nhiệm vụ trao đổi cùng nhau qua điện thoại để thực hiện yêu cầu.
Sản phẩm và nhận xét.
Học sinh đưa sản phẩm của mình lên bằng điện thoại.
Nhận xét của học sinh với nhau, giáo viên nhận xét và kết luận.
 Hoạt động 7: Hướng dẫn làm việc ở nhà, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: 
- Học sinh học rèn luyện kĩ năng làm việc độc lâp. Phát huy và tập tìm tòi, tự học, tự làm chủ.
- Học sinh rèn luyện phẩm chất thật thà, làm việc có trách nhiệm, tinh thần tự giác.
- Tiếp nhận được những kiến thức mới, nâng cao.
- Thêm yêu nghiên cứu khoa học, toán học.
Nội dung và phương thức tổ chức:
 Hoạt động của giáo viên giáo viên ( chuyển giao nhiệm vụ)
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ ( nghe và thực hiện ở nhà)
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_10_chuong_3_phuong_phap_toa_do_trong_ma.docx