Giáo án Giáo dục quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng

Giáo án Giáo dục quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn

a. Tên lửa hành trình (Tomahowk).

- Đây là loại tên lửa được phóng đi từ đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm hoặc trên máy bay, được điều khiển bằng nhiều phương pháp, theo chương trình tính sẵn trên mục tiêu đã định.

- Dùng để đánh mục tiêu cố định như: nhà ga, nhà máy điện, cầu lớn, cơ quan lãnh đạo.

Các cuộc chiến tranh gần đây: Chiến tranh Kosovo 1999, Afganishtan 2001 (chiến dịch tự do bền vững); chiến tranh Irak 2003, nội chiến tại Lybia 2011; cuộc không kích của Mỹ vào Sirya 2014 Tiến công hỏa lực đường không trở thành phương thức tiến hành chiến tranh chủ yếu

b. Bom điều khiển.

- Bom CBU-24

- Bom CBU-55 (còn gọi là bom phát quang)

- Bom GBU-17

- Bom GBU-29/30/31/32/15JDAM - - - Bom hóa học

- Bom cháy

- Bom mềm

- Bom điện từ

- Bom từ trường

2. Một số biện pháp phòng chống thông thường

 a. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động

- Mục đích là nhằm phát hiện các hoạt động đánh phá của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh.

- Tín hiệu báo động được phát bằng còi ủ, loa truyền thanh, trên vô tuyến hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, kết hợp với các phương tiện thô sơ như trống mõ, kẻng.

 b. Nguỵ trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch

- Nêu cao tinh thần cảnh giác giữ bí mật mục tiêu và các khu sơ tán.

- Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch.

- Thực hiện nghiêm các qui định về phòng gian giữ bí mật do ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân qui định.

c. Làm hầm hố phòng tránh

 Để phòng tránh tác hại của bom đạn địch thì tuỳ theo tình hình cụ thể Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở từng địa phương tổ chức triển khai đào hầm hố, giao thông hào, đắp tường chắn cho lớp học, nhà xưởng, bệnh viện.

- Khi có báo động mọi ng¬ời không có nhiệm vụ cần nhanh chóng xuống hầm trú ẩn ở nơi gần nhất, một cách trật tự, không hoảng loạn, chạy đi chạy lại dễ làm lộ mục tiêu.

- Khi không kịp xuống hầm phải lợi dụng địa hình, địa vật, như¬ bờ ruộng, gốc cây, mô đất, rãnh nước.

 d. Sơ tán phân tán các nơi tập trung đông dân cư¬, các khu công nghiệp khu chế xuất, tránh tụ họp đông người

Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn địch gây ra, đây là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến, sản suất và đời sống của nhân dân, vì vậy mọi ng¬ười phải khắc phục khó khăn.

 e. Đánh trả

Việc đánh trả tiến công đường không của địch là góp phần cho phòng tránh được an toàn, do lực lượng vũ trang đảm nhiệm. Để duy trì cho lực lượng chiến đấu được liên tục lâu dài, công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu phải được toàn dân tham gia, tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người.

 g. Khắc phục hậu quả

- Tổ chức cứu th¬ương

- Tổ chức lực lượng cứu sập, cứu hoả, cứu hộ

- Đối với bom napan

- Đối với bom Phốtpho

- Chôn cất ng¬ười chết, phòng chống dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình có người bị nạn.

- Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường.

Khi phát hiện ra Bom, đạn còn sót lại trong lòng đất chúng ta phải làm gì?

 Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu và báo cáo với người có trách nhiệm.

 

doc 7 trang yunqn234 8600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨCC THẮNG
TỔ SINH – THỂ DỤC – GDQP
BÀI GIẢNG
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
BÀI 5 THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI 
Đối tượng: Học sinh lớp 10
Năm học: 2020 - 2021
Giáo viên: BÙI VĂN HÙNG
PHÚ YÊN, THÁNG 03 - 2021
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
TỔ SINH-TD-QP-AN
PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 
HIỆU TRƯỞNG
BÀI GIẢNG
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
BÀI 5 THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI 
Đối tượng: Học sinh lớp 10
Năm học: 2020 - 2021
Giáo viên: BÙI VĂN HÙNG
PHÚ YÊN, THÁNG 03 - 2021
PHẦN I: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được tác hại và cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom đạn.
- Học sinh hiểu được tác hại và cách phòng tránh thông thường đối với thiên tai. 
2. Về kỹ năng
- Biết cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom, đạn
- Biết cách phòng tránh thông thường đối với thiên tai.
3. Về thái độ
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhẫn trong hoạt động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập và sinh hoạt.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung
I. Bom, đạn và cách phòng tránh
1. Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn
2. Một số biện pháp phòng tránh thông thường
II – Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh
Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
Tác hại của thiên tai
Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
2. Trọng tâm
Một số biện pháp phòng tránh thông thường
Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
III. THỜI GIAN: 90 PHÚT 
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Tổ chức: Tập trung theo lớp học.
2. Phương pháp: 
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, trực quan, đặt vấn đề, nêu câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời, ghi chép những nội dung kết luận của giáo viên.
Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, thảo luận, ghi chép những ý chính.
V. ĐỊA ĐIỂM: Tại phòng học máy chiếu.
VI. VẬT CHẤT 
- Giáo án, SGK GDQP-AN 10, sách giáo viên GDQP-AN 10.
- Tranh ảnh, máy chiếu .
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật quân sự, các loại vũ khí liên tục được phát triển mạnh mẽ, trong đó các loại bom, đạn được sử dụng phổ biến và rộng rãi, sức công phá ngày càng mạnh.
Thiên tai là những hiện tương tự nhiên cực đoan gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, làm thiệt hại về tính mạnh, tài sản. Trong tự nhiên, thiên tai là hiện tượng gần như không thể ngăn cản và xảy ra thường xuyên.
Phòng tránh tác hại của một số loại bom đạn, thiên tai là điều kiện để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI (5 PHÚT)
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục , vật chất
2. Phổ biến các quy định 
3. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu tổng quát truyển thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta? (6 truyền thống)
4. Phổ biến ý định giảng bài 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn
a. Tên lửa hành trình (Tomahowk).
- Đây là loại tên lửa được phóng đi từ đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm hoặc trên máy bay, được điều khiển bằng nhiều phương pháp, theo chương trình tính sẵn trên mục tiêu đã định.
- Dùng để đánh mục tiêu cố định như: nhà ga, nhà máy điện, cầu lớn, cơ quan lãnh đạo....
Các cuộc chiến tranh gần đây: Chiến tranh Kosovo 1999, Afganishtan 2001 (chiến dịch tự do bền vững); chiến tranh Irak 2003, nội chiến tại Lybia 2011; cuộc không kích của Mỹ vào Sirya 2014 Tiến công hỏa lực đường không trở thành phương thức tiến hành chiến tranh chủ yếu
b. Bom điều khiển.
- Bom CBU-24
- Bom CBU-55 (còn gọi là bom phát quang)
- Bom GBU-17
- Bom GBU-29/30/31/32/15JDAM - - - Bom hóa học
- Bom cháy
- Bom mềm
- Bom điện từ 
- Bom từ trường
2. Một số biện pháp phòng chống thông thường
 a. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động
- Mục đích là nhằm phát hiện các hoạt động đánh phá của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh. 
- Tín hiệu báo động được phát bằng còi ủ, loa truyền thanh, trên vô tuyến hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, kết hợp với các phương tiện thô sơ như trống mõ, kẻng... 
 b. Nguỵ trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch
- Nêu cao tinh thần cảnh giác giữ bí mật mục tiêu và các khu sơ tán.
- Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch.
- Thực hiện nghiêm các qui định về phòng gian giữ bí mật do ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân qui định.
c. Làm hầm hố phòng tránh
 Để phòng tránh tác hại của bom đạn địch thì tuỳ theo tình hình cụ thể Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở từng địa phương tổ chức triển khai đào hầm hố, giao thông hào, đắp tường chắn cho lớp học, nhà xưởng, bệnh viện.
- Khi có báo động mọi ngời không có nhiệm vụ cần nhanh chóng xuống hầm trú ẩn ở nơi gần nhất, một cách trật tự, không hoảng loạn, chạy đi chạy lại dễ làm lộ mục tiêu.
- Khi không kịp xuống hầm phải lợi dụng địa hình, địa vật, như bờ ruộng, gốc cây, mô đất, rãnh nước. 
 d. Sơ tán phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp khu chế xuất, tránh tụ họp đông người
Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn địch gây ra, đây là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến, sản suất và đời sống của nhân dân, vì vậy mọi người phải khắc phục khó khăn.
 e. Đánh trả
Việc đánh trả tiến công đường không của địch là góp phần cho phòng tránh được an toàn, do lực lượng vũ trang đảm nhiệm. Để duy trì cho lực lượng chiến đấu được liên tục lâu dài, công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu phải được toàn dân tham gia, tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người.
 g. Khắc phục hậu quả
- Tổ chức cứu thương
- Tổ chức lực lượng cứu sập, cứu hoả, cứu hộ
- Đối với bom napan
- Đối với bom Phốtpho 
- Chôn cất người chết, phòng chống dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình có người bị nạn.
- Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường.
Khi phát hiện ra Bom, đạn còn sót lại trong lòng đất chúng ta phải làm gì?
 Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu và báo cáo với người có trách nhiệm.
II. THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
a) Bão
b) Lũ lụt
c) Lũ quét, lũ bùn đá
d) Ngập úng
e) Hạn hán và sa mạc hóa
2. Tác hại của thiên tai	
- Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, là trở lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tỉnh trong 5 năm (2002 - 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỷ đồng.
 - Thiên tai gây hậu quả về môi trường: tàn phá gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
- Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng an ninh như: phá huỷ các công trình quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội. 
3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
- Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Như chương trình trồng rừng đầu nguồn. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, chương trình hố chứa nước cắt lũ, chống hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải sản.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển.
- Công tác cứu hộ cứu nạn
Từng người và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.
 + Cấp cứu người bị nạn.
 + Làm vệ sinh môi trường.
 + Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.
 + Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi ngời thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
PHẦN III: KẾT THÚC HUẤN LUYỆN (5 phút)
1. Hệ thống, củng cố nội dung đã giảng dạy trong bài.
2. Hướng dẫn nội dung cần ôn luyện
3. Nhận xét đánh giá buổi học
4. Kiểm tra vật chất, trang bị, chuyển nội dung buổi học.
- Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_10_bai_5_thuong_t.doc