Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Định hướng chọn đúng ngành, đúng nghề - Đinh Thị Mỹ Duyên

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Định hướng chọn đúng ngành, đúng nghề - Đinh Thị Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng, yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn ngành chọn nghề để học hoặc làm;

- Có thái độ đúng khi chọn nghề - không chọn nghề theo cảm tính, theo d¬ư luận xã hội hoặc ý kiến của ngư¬ời khác.

2. Năng lực

Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh có khả năng:

- Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng làm việc nhóm;

- Phát hiện ra được những tố chất, thế mạnh, điểm yếu của bản thân để đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai;

- Tự chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.

3. Phẩm chất

- Có sự quan tâm nghiêm túc và thái độ đúng đắn đối với việc chọn đúng ngành đúng nghề trong tương lai;

- Có ý thức trong việc tự rèn luyện, nâng cao phát triển năng lực bản thân để có được cơ hội việc làm tốt trong tương lai.

- Biết tôn trọng những ngư¬ời lao động ở mọi ngành nghề và làm việc, cống hiến hết mình dù ở bất cứ vị trí nào của đời sống xã hội.

II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

1. Quy mô tổ chức: theo đơn vị lớp (lớp 10/1)

2. Địa điểm tổ chức: trong lớp học.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trò chơi;

- Phương pháp thảo luận nhóm;

- Phương pháp tranh luận;

- Phương pháp thuyết giảng.

IV. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Tài liệu: Phiếu bài tập trắc ngiệm tính cách; phiếu bài tập đặt mục tiêu và lập kế hoạch .;

- Đồ dùng, văn phòng phẩm: A4, A0, bìa màu, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính, hồ dán .

2. Chuẩn bị của HS

- Tìm hiểu, chuẩn bị những kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề hoạt động, ví dụ như : nghề nghiệp trong xã hội; hiểu rõ được các điều kiện và năng lực của bản thân; suy nghĩ về kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân. ;

- Chuẩn bị vấn đề tranh luận, hoạt động nhóm;

- Thực hiện bài trắc nghiệm tìm hiểu bản thân.

 

docx 16 trang yunqn234 30485
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Định hướng chọn đúng ngành, đúng nghề - Đinh Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG
TỔ TIẾNG ANH 
Họ và tên giáo viên:
Đinh Thị Mỹ Duyên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ THÁNG 3
TÊN CHỦ ĐỀ: ĐỊNH HƯỚNG CHỌN ĐÚNG NGÀNH, ĐÚNG NGHỀ
Loại hình tổ chức: Tổ chức tại lớp; Lớp: 10/1
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung chủ đề: Thảo luận về những yếu tố cần thiết để chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng, yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn ngành chọn nghề để học hoặc làm;
- Có thái độ đúng khi chọn nghề - không chọn nghề theo cảm tính, theo dư 	luận xã hội hoặc ý kiến của người khác.
2. Năng lực
Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh có khả năng: 
- Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng làm việc nhóm;
- Phát hiện ra được những tố chất, thế mạnh, điểm yếu của bản thân để đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai;
- Tự chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
3. Phẩm chất
- Có sự quan tâm nghiêm túc và thái độ đúng đắn đối với việc chọn đúng ngành đúng nghề trong tương lai; 
- Có ý thức trong việc tự rèn luyện, nâng cao phát triển năng lực bản thân để có được cơ hội việc làm tốt trong tương lai. 
- Biết tôn trọng những người lao động ở mọi ngành nghề và làm việc, cống 	hiến hết mình dù ở bất cứ vị trí nào của đời sống xã hội.
II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
1. Quy mô tổ chức: theo đơn vị lớp (lớp 10/1)
2. Địa điểm tổ chức: trong lớp học.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp trò chơi;
- Phương pháp thảo luận nhóm;
- Phương pháp tranh luận;
- Phương pháp thuyết giảng.
IV. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Tài liệu: Phiếu bài tập trắc ngiệm tính cách; phiếu bài tập đặt mục tiêu và lập kế hoạch ...;
- Đồ dùng, văn phòng phẩm: A4, A0, bìa màu, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính, hồ dán ....
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu, chuẩn bị những kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề hoạt động, ví dụ như : nghề nghiệp trong xã hội; hiểu rõ được các điều kiện và năng lực của bản thân; suy nghĩ về kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân... ;
- Chuẩn bị vấn đề tranh luận, hoạt động nhóm;
- Thực hiện bài trắc nghiệm tìm hiểu bản thân.
V. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng tóm tắt tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục
Hoạt động (45 phút )
Mục tiêu
Nội dung
Hình thức/
phương pháp giáo dục
Phương 
án đánh giá
Hoạt	động 1:
Chiếu Video 
(5 phút)
- Tạo không khí hứng thú và gợi sự liên tưởng của học sinh đến chủ đề hoạt động.
- Bước đầu mở ra vấn đề cho HS nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn đúng ngành đúng nghề trong tương lai.
- Đưa học sinh đến với tiết trải nghiệm một cách tự nhiên.
 - Chiếu video ngắn giới thiệu chung về tình trạng chọn sai ngành, sai nghề phổ biến trong giới trẻ hiện nay.
(Video có độ dài khoảng 2-3 phút)
- HS quan sát và cùng xem video
GV quan sát và sau đó dẫn dắt vào vấn đề.
Hoạt động 2:
Khởi động 
(5 phút)
 - Tạo không khí hứng thú cho HS để chuẩn bị bước vào hoạt động tiếp theo.
Tổ chức trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
GV đưa ra các thông tin về ngành nghề: 
1.Bác sĩ 2. Bộ đội 3. Ca sĩ 4.Thợ cắt tóc
5. Công an 6. Nhiếp ảnh 7. Diễn viên 8. Đầu bếp
9. Phóng viên 10. Giáo viên. 11. HDVDL 12. Kỹ sư
13. IT 14. Make up 15. MC 16. Diễn viên múa
17. Người mẫu 
18. Thợ làm nail 19. Pha chế 20. Nhân viên Spa 
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi đội cử ra 1-2 đại diện tham gia trò chơi
Các bạn đại diện sẽ được xem danh sách về các nghề nghiệp và có nhiệm vụ diễn tả bằng hành động để gợi ý cho nhóm của mình đoán xem đó là nghề gì. 
Các bạn còn lại trong nhóm sẽ ghi lại các ngành nghề mà mình đoán được.
 Hai đội sẽ có tổng thời gian tham gia là 3 phút. Sau 3 phút đội nào có thể ghi được nhiều tên nghề nghiệp hơn sẽ là đội chiến thắng.
Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.
GV quan sát, nhận
xét và cho điểm	các nhóm. 
Hoạt động 3:
Thảo luận những yếu tố cần cân nhắc để chọn đúng ngành đúng nghề, phù hợp với bản thân.
(15 phút)
- Nắm được những kiến thức, yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghề phù hợp và đúng đắn.
- HS có thể tự giải quyết những thắc mắc của bản thân bấy lâu nay liên quan đến việc chọn ngành chọn nghề.
 Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn nghề chọn ngành: 
-Đam mê, sở thích
-Năng lực bản thân
-Tính cách
-Giới tính
 - Nhu cầu thị trường việc làm của xã hội.
Thảo luận
nhóm,
tranh luận giữa các nhóm.
 GV quan sát, đặt câu hỏi, hỗ trợ, các nhóm. Từ đó GV định hướng,
đưa ra một số lời khuyên
cho học sinh.
Hoạt động 4: 
“Tôi là ai?”
(10 phút) 
- Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu, tố chất của bản thân.
- Phân tích, định hướng, lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Thực hiện bài trắc nghiệm tìm hiểu bản thân (HS đã được hướng dẫn làm tại nhà)
-Làm việc cá nhân
-Bài trắc nghiệm tính cách cá nhân.
Hoạt động 5:
“Tôi của tương lai”
(5 phút)
- GV hiểu được suy nghĩ, ước mơ của học sinh từ đó động viên, định
 hướng cho các em có thể biến ước mơ thành hiện thực.
- Tạo hứng thú,
động lực để các em thực hiện ước mơ của
mình.
- Gv đánh giá hoạt động.
- Gv chỉ đánh giá, định hướng không áp đặt học sinh vào bất cứ ngành nghề nào, cho học sinh chiêm nghiệm, khám phá.
- Trình chiếu, kết hợp đánh giá, định hướng.
-Bài thu hoạch của HS.
Hoạt động 6:
Đánh giá hoạt động trải nghiệm
(5 phút)
- Các em có thể định hướng được những vấn đề trọng tâm trong việc lựa chọn đúng ngành đúng nghề, phù hợp với bản thân.
- GV đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động trải nghiệm của HS. GV chỉ đưa ra lời khuyên và phương pháp giúp các em tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân chứ không áp đặt HS vào bất kì ngành nghề nào.
- Thuyết giảng
GV trao thưởng.
1. Hoạt động 1: Chiếu Video (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú và gợi sự liên tưởng của học sinh đến chủ đề hoạt động;
- Bước đầu mở ra vấn đề cho HS nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn đúng ngành đúng nghề trong tương lai;
- Đưa học sinh đến với tiết trải nghiệm một cách tự nhiên. 
b) Nội dung hoạt động:
- Chiếu video với độ dài khoảng từ 2-3 phút có nội dung liên quan đến hoạt động trải nghiệm.
c) Sản phẩm học tập:
- Học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc chọn đúng ngành đúng nghề trong tương lai.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Kĩ năng cần đạt
- GV chiếu đoạn video có nội dung liên quan đến chủ đề tiết sinh hoạt trải nghiệm.
- HS xem video và đoán chủ đề của tiết sinh hoạt trải nghiệm.
- Kĩ năng quan sát và phán đoán.
2. Hoạt động 2: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo không khí hứng thú cho HS để chuẩn bị bước vào hoạt động tiếp theo.
b) Nội dung hoạt động:
- Tổ chức trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
c) Phương pháp:
- Làm việc nhóm
d) Sản phẩm học tập:
- HS nhận diện, miêu tả được các ngành nghề.
- HS có thể hình dung được những ngành nghề mình có thể làm trong tương lai.
e) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Kĩ năng cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 2 đội. 
GV cung cấp thông tin về các ngành nghề cho học sinh.
Phổ biến luật chơi: 
+ Mỗi đội cử ra 1-2 đại diện tham gia trò chơi.
+ Các bạn đại diện sẽ được xem danh sách về các nghề nghiệp và có nhiệm vụ diễn tả bằng hành động để gợi ý cho nhóm của mình đoán xem đó là nghề gì. 
+ Các bạn còn lại trong nhóm sẽ ghi lại các ngành nghề mà mình đoán được. 
+ Hai đội sẽ có tổng thời gian tham gia là 3 phút. Sau 3 phút đội nào có thể ghi được nhiều tên nghề nghiệp hơn sẽ là đội chiến thắng.
+ Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Kĩ năng tự tin
trước lớp
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể
Kĩ năng quan sát, nhận diện vấn đề
Sau khi kết thúc trò chơi, GV sẽ 
dẫn dắt vào chủ đề : “Xã hội hiện nay có rất cơ hội việc làm và ngành nghề cho các em lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai học xong cũng có thể được làm đúng công việc mình mong muốn. Vậy làm sao để chọn đúng ngành, đúng nghề vừa có thể nuôi sống bản thân, gia đình; vừa đúng với đam mê của bản thân và nhu cầu của xã hội? Chúng ta sẽ đi vào chủ đề ngày hôm nay: Định hướng chọn đúng ngành, đúng nghề” 
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Kĩ năng quan sát, lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Thảo luận những yếu tố cần cân nhắc để chọn đúng ngành đúng nghề, phù hợp với bản thân (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được những kiến thức, yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định lựa chọn ngành chọn nghề phù hợp và đúng đắn.
- HS có thể tự giải quyết những thắc mắc của bản thân bấy lâu nay liên quan đến việc chọn ngành chọn nghề.	 
b) Nội dung hoạt động: 
HS thảo luận các nội dung:
1. Theo em những yếu tố nào có ảnh hưởng trong việc chọn đúng ngành đúng nghề?
2.. Trong các yếu tố đó, theo em yếu tố nào là quan trọng nhất?
c) Phương pháp: 
- Làm việc nhóm, cử đại diện nhóm lên thuyết trình.
d) Sản phẩm học tập: 
- HS nhận biết và nắm được những yếu tố cần thiết để chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân trong tương lai.
- HS có thể phần nào tự giải quyết những thắc mắc, câu hỏi của bản thân trong việc lựa chọn ngành nghề bấy lâu nay.
e) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Kĩ năng cần đạt
- GV đặt câu hỏi gợi mở và mời vài em HS đưa ra câu trả lời riêng của bản thân:
+ Theo em những yếu tố nào có ảnh hưởng trong việc chọn đúng ngành, đúng nghề? Tại sao?
+ Trong các yếu tố đó, theo em yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?
- Sau đó, GV phát cho mỗi nhóm một bản thông tin chứa các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đúng ngành nghề và yêu cầu các em làm việc nhóm, chọn ra 4 yếu tố quan trọng nhất.
Sau khi các nhóm lên thuyết trình, GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung. 
 - HS tham gia trả lời câu hỏi của GV.
- HS tham gia thảo luận nhóm và trình bày.
Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng tranh luận.
- Kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
- Gv dẫn dắt đi vào hoạt động 4:
Để lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân thì các em phải hiểu rõ về bản thân mình, mình thích gì, mình muốn một công việc như thế nào, có những thế mạnh hay yếu điểm gì cũng như các điều kiện khách quan và nhu cầu lao động của xã hội. 
Sau đó, GV phân tích hình ảnh cây nghề nghiệp.
Rất nhiều bạn trẻ vì không hiểu rõ bản thân thật sự mong muốn gì, những điểm nổi trội hay yếu điểm gì; hoặc chỉ biết nghe theo ý kiến người khác, không đủ bản lĩnh để tự đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp riêng của bản thân nên đã lãng phí 4 năm “mài quần” trên giảng đường đại học để rồi đến khi nhận ra mình không hợp với môi trường đại học hoặc ngành nghề mình đang chọn thì lại không có bản lĩnh để từ bỏ thi lại hoặc chọn một ngành nghề khác. Hay một số trường hợp đáng thương hơn, một số bạn trẻ học xong tốt nghiệp đại học có được tấm bằng trong tay, xin được việc làm đúng như ngành nghề mình học nhưng rốt cuộc đi làm rồi mới nhận ra mình không hợp với công việc đấy. Rốt cuộc giờ từ bỏ để đi học lại thì sợ phí thời gian, thi không đậu; hằng ngày đến chỗ làm với tâm trạng chán nản, không có động lực phấn đấu, để rồi cuối cùng nhận ra một điều rằng tuổi trẻ mình đã trôi qua một cách thầm lặng và vô nghĩa.
 Vậy nên, hiểu rõ mình là ai chính là việc bạn hiểu về tính cách, năng lực lẫn điều kiện của bản thân, gia đình. Đánh giá chúng một cách trung thực, rõ ràng nhất để có thể đưa ra lựa chọn ngành nghề, môi tường học tập phù hợp.
- HS chú ý lắng nghe
- Kĩ năng quan sát, phân tích, nắm bắt vấn đề.
4. Hoạt động 4: “Tôi là ai?” (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu rõ hơn về ưu khuyết điểm của bản thân để từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.
b) Nội dung hoạt động:
- GV chiếu bảng câu hỏi trắc nghiệm khám phá tính cách bản thân.
- HS thực hiện bài test về tìm hiểu bản thân (Phụ lục 1) (HS đã hoàn thành ở nhà)
c) Phương pháp: Thuyết giảng, đàm thoại, hoạt động cá nhân
d) Sản phẩm học tập: 
- HS hình dung ra được mình phù hợp với những ngành nghề và công việc nào trong tương lai.
e) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Kĩ năng cần đạt
 - GV phát phiếu trắc nghiệm tính cách cá nhân và cho các em chuẩn bị trước ở nhà.
- GV hướng dẫn cho HS cách làm:
+ Với mỗi câu hỏi HS được chọn các câu trả lời phù hợp với bản thân mình. (Phụ lục 1)
+ Sau khi đã trả lời xong hết tất cả các câu hỏi, HS chọn ra 4 đáp án mà mình chọn nhiều nhất và đối chiếu với bản thông tin được cung cấp (Phụ lục 2 )xem mình thuộc kiểu người nào. 
+ Sau đó từ bảng thông tin này HS có thể ghép các kí tự kí hiệu tính cách khác nhau (Phụ lục 3) để khám phá ra được mình có thể thuộc kiểu tuýp người nào, phù hợp với môi trường làm việc và công việc gì.
Ví dụ: 
Câu trả lời
A
B
C
D
E
F
G
H
Số lần
2
3
4
1
3
2
3
2
Trong bảng trên, các câu trả lời B,C,E,G được chọn nhiều nhất nên bạn HS tham gia khảo sát sẽ thuộc kiểu người ISTJ. 
HS sẽ đối chiếu với bảng thông tin đặc trưng tính cách (Phụ lục 3) để khám phá xem mình có khả năng sẽ thuộc kiểu người nào và có thể phù hợp với những công việc gì.
- Thực hiện bài test về tìm hiểu bản thân (HS đã hoàn thành ở nhà) (Phụ lục 1)
- Căn cứ vào bảng kết quả GV đưa và xác định xem mình thuộc kiểu người nào, phù hợp với những ngành nghề công việc nào.
Kĩ năng nhận thức, giải quyết vấn đề. 
- Kĩ năng quan sát, lắng nghe
5. Hoạt động 5: “Tôi của tương lai” (5 phút)
a) Mục tiêu: GV hiểu được suy nghĩ, ước mơ của học sinh từ đó động viên, định hướng cho các em có thể biến ước mơ thành hiện thực; Tạo hứng thú, động lực để các em thực hiện ước mơ của mình.
b) Nội dung hoạt động: HS viết hoặc vẽ về nghề nghiệp mơ ước trong tương lai, đồng thời biết được tại sao mình lại thích/ chọn ngành nghề đó; bản thân có những tố chất gì để thành 	công trong công việc được chọn.
c) Phương pháp thực hiện: Thuyết giảng, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV phát phiếu học tập trước cho học sinh với nội dung:
+ Em muốn làm nghề gì trong tương lai?
+ Bản thân em có những yếu tố gì phù hợp với công việc đó?
+ Em cần làm gì để thực hiện điều đó?
- Sau đó, GV sẽ mời một vài em học sinh nói lên ước mơ và con đường thực hiện của mình.
- Học sinh lắng nghe, đặt câu hỏi thắc mắc nếu có.
- Kĩ năng quan sát, lắng nghe, giải quyết vấn đề.
6. Hoạt động 6: Đánh giá hoạt động trải nghiệm (5 phút)
	a) Mục tiêu:
- Đánh giá năng lực, kĩ năng, trải nghiệm của học sinh qua quá trình hoạt động;
- Củng cố, định hướng lại những vấn đề trọng tâm cho các em trong việc lựa chọn nghề.
b) Nội dung hoạt động:
- GV đánh giá hoạt động.
- GV chỉ đánh giá, định hướng không áp đặt học sinh vào bất cứ ngành nghề nào, cho học sinh chiêm nghiệm, khám phá.
c) Phương pháp thực hiện: Thuyết giảng, trình chiếu.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV đánh giá hoạt động.
GV chỉ đánh giá, định hướng không áp đặt học sinh vào bất cứ ngành nghề nào, cho học
sinh chiêm nghiệm, khám phá.
- Học sinh lắng nghe, đặt câu hỏi thắc mắc nếu có.
- Kĩ năng quan sát, lắng nghe, giải quyết vấn đề.
Phụ lục 1
BÀI TEST TÌM HIỂU BẢN THÂN
Câu 1: Nếu mô tả về mình, bạn là người
A. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói.
B. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói.
C. Chú ý các tiểu tiết.
D. Chú ý bức tranh toàn cảnh và những việc có thể xảy ra.
E. Quyết định mọi việc rất khách quan.
F. Quyết định mọi việc theo giá trị riêng của chúng và cảm nhận của bạn
G. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi
H. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch.
Câu 2: Trong những buổi hợp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn 
A. Thích là tâm điểm của sự chú ý.
B. Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
C. Thích những giải pháp thực tế.
D. Thích những ý tưởng sáng tạo
E. Thường tranh luận cho vui
F. Cố gắng tránh tất cả các tranh luận và đối đầu
G. Rất chú trọng đến thời gian và luôn đúng giờ
H. Ít quan tâm đến thời gian và thường trễ hẹn.
Câu 3: Quan điểm sống của bạn là
A. Hành động trước khi suy nghĩ.
B. Suy nghĩ thật “chín” trước khi hành động.
C. Chỉ tin vào kinh nghiệm thực tế.
D. Chỉ tin vào bản năng mà thôi
E. Xem trọng trung thực và cân bằng
F. Xem trọng sự hoà thuận và tình thương
G. Làm việc trước, chơi sau
H. Chơi trước và làm việc sau.
Câu 4: Trong công việc, bạn 
A. Thích “đóng vai chính”.
B. Thích “ẩn mình” sau “hậu trường”.
C. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất acr các sự việc.
D. Chỉ chú ý những điều mới lạ
E. Nguồn động viên chính là thành tích đạt được
F. Cảm thấy “ấm lòng” vì sự công nhận của sếp
G. Quyết định mọi việc khá dễ dàng
H. Có thế ra quyết định khá khó khăn.
Câu 5: Nhìn chung bạn có khuynh hướng 
A. Thoải mái và nhiệt tình.
B. Độc lập và kín đáo.
C. Có óc thực tế - thấy điều cụ thể trước mắt.
D. Có óc sáng taọ - thấy điều có thể làm được
E. Bị thuyết phục bởi những lập luận có lí
F. Bị thuyết phục bởi cảm giác của bản thân
G. Chỉ cảm thấy thoải mái khi mọi việc đã có kế hoạch rõ ràng
H. Thích tự do và ứng biến tuỳ lúc
Phụ lục 2
Câu A: bạn thuộc tuýp ngừoi hướng ngoại (E)
- Bạn rất năng động và là ngừoi của xã hội, bạn quan tâm đến mọi việc xảy ra quanh mình
Câu B: bạn thuộc tuýp ngừoi hướng nội (I)
- Bạn rất kín đáo và cẩn thận. Bạn giao tiếp không nhiều lắm nhưng nội dung giao tiếp thật sâu sắc
Câu C: bạn là người nhạy bén, sắc sảo (S)
- Bạn thường chú ý đến tất cả các sự việc và tiểu tiết xung quanh
Câu D: bạn là người có trực giác mạnh (N)
- Bạn quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự việc. Bạn là người giàu trí tưởng tượng và sáng tạo
Câu E: bạn là ngừơi thiên về lý trí (T)
- Bạn quyết định mọi việc rất khách quan và không dựa vào quan điểm cá nhân
Câu F: bạn là ngừơi thiên về cảm tính (F)
 Bạn thường dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân và cảm giác của mình để quyết định mọi việc
Câu G: bạn thuộc tuýp người quy củ và quyết đoán (J)
- Bạn thích một môi trường làm việc có tổ chức và ngăn nắp
Câu H: bạn là người thích quan sát (P)
- Bạn rất linh hoạt, ham hiểu biết và có một chút tinh thần “nổi loạn”
Phụ lục 3
ENFJ
Bạn là người dễ cảm thông và độc đáo. Bạn thích làm việc trong môi trường ngăn nắp. Bạn rất có trách nhiệm. Khi làm bất cứ việc gì, bạn thường dồn hết tâm trí của mình vào đó. 
Þ Bạn có thể trở thành một : 
+ Chuyên viên quảng cáo, biên tập tạp chí, nhà sản xuất các chương trình TV, nhân viên marketing, nhà văn, nhà báo
ENFP
Thật tuyệt vời! Bạn rất thông minh và luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bạn nói khá nhiều và là người khá thoải mái. Bạn rất nhiệt tình, có nhiều sáng kiến. Bạn thường dễ dàng vượt qua mọi khó khăn.
Þ Nghề nghiệp phù hợp với bạn:
+ Nhân viên quảng cáo, chuyên viên phát triển phần mềm, nhà báo, nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo
ENTJ
Bạn khá thân thiện với mọi người. Tuy nhiên bạn là người rất kiên quyết và thẳng tính. Vì vậy bạn có thể làm tổn thương người khác. Bạn rất quyết đoán và ngăn nắp.
Þ Bạn có thể trở thành một : 
+ Giám đốc điều hành, tư vấn viên, chuyên viên nhà đất, nhân viên marketing, nhà phân tích tài chính
ENTP
Bạn rất có duyên. Mọi người đều thích bạn vì bạn là người thân thiện và thoải mái. Khả năng phân tích của bạn khá tốt.
Þ Bạn nên làm những công việc: đầu tư ngân hàng, người viết quảng cáo, hoạch định chiến lược, phát thanh viên.
ESFJ
Bạn rất năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn là người ngăn nắp và có trách nhiệm. Bạn không thích sự thay đổi.
Þ Bạn có thể là một chuyên gia kinh doanh bất động sản, bác sĩ thú y, giáo viên, y tá, nhân viên kinh doanh, nhân viên du lịch.
INFP
Bạn khá trầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá ngạy cảm nên cũng dễ bị tổn thương. Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởng tượng
Þ Những nghề thích hợp với bạn: nhà nghiên cứu, nhà tâm lí học, thông dịch viên, thủ thư, thiết kế thời trang, biên tập viên.
INTJ
Bạn thích sự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có óc phân tích và lôgic. Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thức của mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo.
Þ Những nghề thích hợp với bạn: 
+ nhà văn tự do, kiến trúc sư, quản trị mạng, phát triển phần mềm 
INTP
Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo. Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi.
Þ Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, nhà kinh tế học, nhạc sĩ, .
ISFJ
Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có có tổ chức và kiên quyết. Bạn rất quan tâm đến người khác. Bạn thích cuộc sống ổn định và giúp đỡ người khác
Þ Những nghề thích hợp với bạn: 
+ Thủ thư, người trang trí nội thất, chăm sóc khách hàng, nhân viên kế toán, giáo viên
ISFP
Bạn rất tốt bụng và dễ cảm thông. Bạn là người chu đáo và trung thực. Bạn khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên bạn rất thích ứng với sự thay đổi
Þ Bạn có thể trở thành:
+ Nhân viên thiết kế, chăm sóc khách hàng, đầu bếp, nha sĩ
ISTJ
Bạn là người trầm lặng. Bạn rất cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ. Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn làm việc chăm chỉ và rất có trách nhiệm. 
Þ Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: môi giới bất động sản, quản lý dữ liệu, kế toán, văn phòng
ISTP
Bạn là một người rất thực tế. Bạn thích sự độc lập và yên tĩnh. Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là ngừoi theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.
Þ Những nghề thích hợp với bạn: IT, cảnh sát, lính cứu hoả, dược sĩ 
Phụ lục 4
Trong tương lai, tôi muốn trở thành: 
Tôi muốn làm nghề này vì: 
Tôi có khả năng làm được công việc này vì:
Để làm được công việc này tôi cần: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_lop_10_chu_de_dinh_huong_chon.docx