Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 10 - Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 10 - Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

- Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

- Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện năng lực giao tiếp, hợp tác tốt với các thành viên trong các hoạt động nhóm của chủ để.

+ Tự chủ và tự học: Thể hiện sự tự chủ, có chính kiến cá nhân khi thực hành. luyện tập tư duy phản biện; tự học hỏi, rút kinh nghiệm bản thân để biết điều chính tư duy theo hướng tích cực.

- Năng lực riêng:

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tìm các vấn đề có thể phản biện trong xã hội.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm và tự giác trong việc rèn luyện bản thân để hình thành tư duy tích cực, tư duy phản biện.

- Trung thực: Thể hiện sự trung thực, khách quan khi thu thập dẫn chứng, số liệu,. trong quá trình phản biện các vấn đề.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động tập thể phù hợp để rèn luyện tư duy phản biện, tư duy tích cực cho bản thân.

 

docx 27 trang Phan Thành 05/07/2023 7421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 10 - Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 đến tuần 13
Ngày soạn: / /2022
Ngày dạy: / /2022
Tiết 25 đến 37
	CHỦ ĐỀ 3: TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân 
- Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.	
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện năng lực giao tiếp, hợp tác tốt với các thành viên trong các hoạt động nhóm của chủ để.
+ Tự chủ và tự học: Thể hiện sự tự chủ, có chính kiến cá nhân khi thực hành. luyện tập tư duy phản biện; tự học hỏi, rút kinh nghiệm bản thân để biết điều chính tư duy theo hướng tích cực. 
- Năng lực riêng:
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tìm các vấn đề có thể phản biện trong xã hội.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm và tự giác trong việc rèn luyện bản thân để hình thành tư duy tích cực, tư duy phản biện. 
- Trung thực: Thể hiện sự trung thực, khách quan khi thu thập dẫn chứng, số liệu,... trong quá trình phản biện các vấn đề.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động tập thể phù hợp để rèn luyện tư duy phản biện, tư duy tích cực cho bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
- Hướng dẫn HS tìm đọc trước các sách, tài liệu về tư duy tích cực, tư duy phản biện.
- Đề nghị mỗi HS sưu tầm ít nhất một câu chuyện trong thực tiễn nói về những người đã thành công nhờ thay đổi tư duy theo hướng tích cực (GV sưu tầm một số câu chuyện như vậy để chia sẻ với HS).
- Giới thiệu cho HS một số website tham khảo: 
+ Tư duy tích cực - chìa khoá của thành công:
 %E2%80%93-chia-khoa-cua-thanh-cong
+ Rèn luyện tư duy phản biện:
2. Đối với HS: 
- Đọc tham khảo các tài liệu về phát triển tư duy phản biện, tư duy tích cực. 
- Tìm kiếm ít nhất hai vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống mà mình muốnbày tỏ quan điểm phản biện và chuẩn bị ý kiến phản biện. 
- Sưu tầm một câu chuyện về việc sử dụng tư duy phản biện hoặc tư duy tích cực trong học tập hoặc trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Phân bố thời lượng các tiết học.
25
Tọa đàm về chủ đề “ tư duy tích cực để thay đổi bản thân.”
26
Kiểm tra giữa kỳ I
27-28
Tranh luận vềcác vấn đề tronghọc tập, cuộcsống để góp phầnhình thành tư duyphản biện. (Hoạt động 1,2,3,4)
29
Tọa đàm về chủ đề “ tư duy tích cực để thay đổi bản thân.”
30-31
Tranh luận vềcác vấn đề tronghọc tập, cuộcsống để góp phầnhình thành tư duyphản biện. (Hoạt động 1,2,3,4)
32
Trao đổi về cách điều chình tư duy theo hướng tích cực
33-34
Đề xuất cácbiện pháp rènluyện tư duy tích cực. (Hoạt động 2)
35
Trao đổi về cách điều chình tư duy theo hướng tích cực
36-37
Đề xuất cácbiện pháp rènluyện tư duy tích cực. (Hoạt động 5)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý: 
1. Toạ đàm về chủ đề “Tư duy tích cực để thay đổi bản thân” 
- Tổ chức buổi toạ đàm nội bộ (hoặc có khách mới) về chủ đề "Tư duy tích cực để thay đổi bản thân”. 
+ Nếu có khách mời: Ban tổ chức thông báo trước với khách mời về nội dung chính của buổi toạ đảm và trao đổi về kịch bản toạ đảm (khách mới có thể là chuyên gia kĩ năng sống hoặc một nhân vật có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng,...).
+ Nếu không có khách mời: Nhà trường tổ chức buổi toạ đàm với thành phần là đại diện các lớp, đại diện GV, cán bộ Đoàn, đại diện phụ huynh,...
- Gợi ý thảo luận: 
+ Tư duy tích cực và tư duy tiêu cực khác nhau như thế nào? 
+Vì sao tư duy theo hướng tích cực là cần thiết và có thể giúp ta thay đổi bản thân?
+ Làm thế nào để rèn luyện được tư duy tích cực?
2. Trao đổi về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- Tổ chức trao đổi giữa HS khối 10 và 11 hoặc 12 về các cách thức điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, đặc biệt đối với lứa tuổi HS trung học phổ thông. Nhà trưởng cũng có thể liên hệ mới một số phụ huynh cùng chia sẻ.
– Lựa chọn một trong các hình thức trao đổi: Hỏi đáp/phỏng vấn, diễn đàn mở, diễn đàn trực tuyến, hùng biện nhóm,...
3. Chia sẻ các biện pháp hình thành tư duy phản biện 
- Mới một số anh, chị khối 11, 12 chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc hình thành tư duy phản biện. 
- Gợi ý trao đổi:
+ Chúng ta có thể luyện tập tư duy phản biện trong quá trình học tập trên lớp và tự học như thế nào? 
+ Làm thế nào để hình thành tư duy phản biện thông qua các hoạt động hằng ngày?
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
1. Chia sẻ câu chuyện về những người thành công nhờ thay đổi tư duy theo hướng tích cực 
- Mời HS chia sẻ những câu chuyện mình đã sưu tầm theo phạm vi cá nhân hoặctheo nhóm:
+ Câu chuyện nói về ai? Họ đã gặp phải điều gì?
+ Họ đã thay đổi tư duy theo hướng tích cực như thế nào? 
+ Họ đạt được kết quả gì nhờ sự thay đổi đó?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
+ Hãy kể một câu chuyện của bản thân minh, nếu có. 
2. Tranh luận về các vấn đề trong học tập, cuộc sốngđể góp phần hình thành tư duy phản biện 
- Gợi ý một số vấn đề tranh luận (hoặc mời HS tự để xuất những vấn đề đang gây tranh cãi trong học tập, cuộc sống mà các em biết).
Ví dụ:
+ Em có đồng ý với quan điểm “cần cù bù thông minh” trong học tập không?Vì sao? 
+ Có ý kiến cho rằng: "Tình bạn khác giới ở tuổi học trò phần lớn chỉ mang lại hệquả tiêu cực” 
- Nêu quan điểm phản biện của em về vấn đề này.
3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện tư duy tích cực 
- Mỗi nhóm đề xuất ít nhất 4 biện pháp rèn luyện tư duy tích cực.
- Chia sẻ chéo giữa các nhóm để cùng nhận xét, góp ý, học hỏi cách thực hiệncủa nhau.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV đưa ra một vấn đề và yêu cầu HS thảo luận tranh biện đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề đó.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra một vấn đề và yêu cầu HS thảo luận tranh biện đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức tranh biện
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện một số HS đứng lên trình bày về ý kiến của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét 
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 3
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tư duy phản biện
a. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện.
b. Nội dung: 
- Xác định biểu hiện của tư duy phản biện
- Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện
c. Sản phẩm: biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xác định biểu hiện của tư duy phản biện.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV viết/in ra thẻ màu các biểu hiện của tư duy phản biện (số thẻ đủ dùng cho các nhóm trong lớp), hoặc dùng PowerPoint trình chiếu các biểu hiện của tư duy phản biện lên bảng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đề nghị HS thảo luận để xác định biểu hiện nào thuộc về tư duy phản biện.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm chia sẻ kết quả lựa chọn của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại các biểu hiện của tư duy phản biện.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Vẽ lên giấy A0 4 bước chính của việc hình thành tư duy phản biện.
- Tổ chức cho các nhóm cùng thảo luận về từng bước cụ thể, bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Chọn một vấn đề để phản biện. Nêu ví dụ cụ thể của từng bước.
+ Bước nào là quan trọng nhất?
+ Mỗi bước cần có lưu ý gì khi thực hiện? + Có bước nào có thể bỏ qua không? Vì sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận:
+ Tư duy phản biện được nhận biết thông qua các biểu hiện khác nhau ở mỗi cả nhân. Một số biểu hiện chính là: có chính kiến, có khả năng phân tích và tổng hợp. xem xét các phương án khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề, đánh giá kĩ thông tin trước khi kết luận, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, đặt nhiều câu hỏi, sẵn sàng thay đổi góc nhìn,.. 
+ Hình thành tư duy phản biện đòi hỏi những bước thực hiện cụ thể mà mỗi chúng ta phải rèn luyện mới đạt được.
1. Tìm hiểu tư duy phản biện
- Biểu hiện của tư duy phản biện:
+ Có chính kiến;
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;
+ Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận; 
+ Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;
+ Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề; 
+ Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;
+ Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.
 Các bước hình thành tư duy phản biện
- Mỗi bước trong quá trình hình thành tư duy phản biện đều có vai trò, ý nghĩa riêng, không thể thiếu trong quá trình hình thành tư duy phản biện của mỗi người. Vì vậy, không có bước nào có thể bỏ qua. Tuy nhiên, ở mỗi người có thể có thể mạnh khác nhau: Có người có thể mạnh ở việc thu thập thông tin, dữ liệu, nhưng cũng có người chỉ mạnh việc thể hiện quan điểm cá nhân bằng lời nói, hành động cụ thể,.... Bước nào mà bản thân còn hạn chế thì cần tập trung rèn luyện nhiều hơn.
+ Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện. Cần tập thói quen thường xuyên đặt câu hỏi, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi đặt câu hỏi, đưa ra các giả định, chúng ta sẽ nhìn nhận ra được điểm chưa hợp lí để phản biện.
+ Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan. Để lập luận tốt, chúng ta cần tìm hiểu thông tin về vấn đề mình cần phản biện. Việc trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực cần được thực hiện thường xuyên, trở thành thói quen. Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thi minh luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác nhằm thuyết phục được người khác.
+ Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá. Khi phân tích, tổng hợp thông tin và đánh giá cần khách quan, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hoặc đặt cái tôi quá cao khi nhìn nhận một vấn đề. Các lập luận đưa ra cần logic, chặt chẽ, thuyết phục.
+ Buổi 4: Thể hiện quan điểm cá nhân. Ở bước này, chúng ta cần thể hiện chính kiến của bản thân, nhưng với thái độ tích cực, cầu thị, mang tính xây dựng không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kĩ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kĩ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Khi thể hiện quan điểm cả nhân, cần có lí lẽ, dẫn chứng chính xác, logic, cụ thể, có sức thuyết phục.
Hoạt động 2. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
a. Mục tiêu: HS nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân và ý nghĩa của tư duy tích cực trong học tập, giao tiếp.
b. Nội dung: 
- Thảo luận các tình huống giả định để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
- Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong giao tiếp.
c. Sản phẩm: khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân và ý nghĩa của tư duy tích cực trong học tập, giao tiếp
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thảo luận các tình huống giả định để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm lẻ: Thảo luận tình huống 1
+ Nhóm chẵn: Thảo luận tình huống 2
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý:
+ Biểu hiện của tư duy tích cực, tiêu cực trong cách ứng xử với mỗi tình huống là gì?
+ Nếu là nhân vật trong tình huống, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
- Trao đổi về bài học rút ra từ mỗi tình huống: 
+ Với mỗi tình huống xảy ra, cho dù chúng ta suy nghĩ tiêu cực, tình huống có tự thay đổi không? 
+ Suy nghĩ tích cực sẽ ảnh hưởng tới hành động, ứng xử của chúng ta như thế nào? 
+ Bài học rút ra là gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày ý thảo luận nhóm mình.
- Mời một số em chia sẻ những tình huống tương tự của chính các em (hoặc em quan sát, chứng kiến). 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và khuyến khích các em rèn luyện cho mình những tư duy tích cực.
Nhiệm vụ 2. Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập, giao tiếp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời HS chia sẻ cảm nhận cá nhân, nêu các ví dụ liên hệ hoặc câu chuyện minh hoạ về ý nghĩa, tác động của tư duy tích cực đối với hành động, suy nghĩ của mỗi cá nhân
- GV chia sẻ trải nghiệm bản thân (câu chuyện, tình huống cụ thể mà mình đã trải qua).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS chia sẻ cảm nhận cá nhân, nêu các ví dụ liên hệ hoặc câu chuyện minh hoạ về ý nghĩa, tác động của tư duy tích cực đối với hành động, suy nghĩ của mỗi cá nhân
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết 
2. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- Tình huống 1:
+ Tư duy tiêu cực: Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng. 
+ Tư duy tích cực: Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ người khác chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.
- Tình huống 2:
+ Tư duy tiêu cực: Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.
+ Tư duy tích cực: Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.
Kết luận:
- Mỗi chúng ta đều có khả năng tư duy theo hướng tích cực nếu chúng ta tập cách nhìn nhận, xem xét, đánh giá vấn đề theo chiều hướng tích cực.
- Trong những tình huống khó khăn, thách thức, bản lĩnh và sự nỗ lực, kiên trì,... của con người mới được thể hiện rõ nét. Tư duy tích cực sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Hoạt động 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
a. Mục tiêu: HS đề xuất được một số cách thức rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướngtích cực.
b. Nội dung: 
- Thảo luận và đề xuất cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
- Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
c. Sản phẩm: cách thức rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướngtích cực
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đề nghị HS đọc kĩ các gợi ý sau và giải thích tại sao những biện pháp này giúp rènluyện bản thân điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình:
+ Duy trì suy nghĩ lạc quan trong các tỉnh huống gặp khó khăn, trở ngại
+ Cố gắng nhận ra sự hài hước, vui vẻ trong những hoàn cảnh tưởng như bất lợi, 
+ Khoan dùng với sai sót, lỗi lầm của người khác,
+ Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt về tính cách, quan điểm, lối sống; 
 + Tự nói với bản thân những lời động viên tích cực,
+ Luôn học hỏi, lắng nghe mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình; 
+ Tìm tòi những cách khác nhau để giải quyết vấn đề gặp phải thay vì đổ lỗicho bản thân hoặc trách móc người khác... 
- Các nhóm thảo luận, đề xuất thêm những cách rèn luyện khác.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và tổng kết.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS chọn một tình huống được gợi ý hoặc tự đưa ra tỉnh huống của chính bản thân mình.
- Gợi ý thảo luận:
+ Mô tả lại tình huống, vấn đề nảy sinh khiến em suy nghĩ tiêu cực. Kể ra những biểu hiện của em khi suy nghĩ tiêu cực (Ví dụ như tâm trạng buồn, cảm giác tức giận, hành vi vùng vàng, bỏ đi, to tiếng,...). Em có cảm nhận như thế nào khinhớ lại kể lại tình huống này? 
+ Em đã nhận ra mình đang suy nghĩ tiêu cực và thay đổi tư duy theo hướng tíchcực như thế nào?
+ Em rút ra bài học gì từ tình huống?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả: Tư duy tích cực không tự nhiên có sẵn mà là do chúng ta rèn luyện trong một thời gian dài. Thông thường, khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, chúng là sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức, chán nản, giận hờn,... Những suy nghĩ tiêu cực đó là điều không tránh khỏi. Chúng ta không thay đổi được hoàn cảnh sống, cũng không thể thay đổi những yếu tố khách quan, thế nhưng chúng ta có thể thay đổi được cách nhìn nhận của mình về sự việc và thay đổi phương án giải quyết để chính bản thân mình có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng và có hướng khắc phục.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện
a. Mục tiêu: HS thực hành tư duy phản biện để phân tích, đánh giá một vấn đề cụ thể.
b. Nội dung: 
- Lựa chọn một vấn đề để phản biện.
- Chia sẻ cảm nhận cá nhân khi quan sát, lắng nghe ý kiến phản của các bạn.
c. Sản phẩm: tư duy phản biện
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Lựa chọn một vấn đề để phản biện.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để lựa chọn một vấn đề muốn phản biện trong số 4 gợiýtrong SGK, trang 30 (GV có thể đưa ra các vấn đề khác hoặc tự HS đưa ra vấn đề phù hợp với thực tế ở địa phương, trường, lớp mình). 
- Gợi ý một số vấn đề:
+ Khi đất nước còn chưa phát triển, chúng ta có thể phải ưu tiên lợi ích kinh tế hơn vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Con đường học nghề chỉ phù hợp với những người có học lực yếu, không đủ khả năng học đại học.
+ Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị. 
+ Học tập trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường.
+ Nên bỏ bài tập về nhà.
+ Nên cấm xe máy ở các đô thị lớn.
+ Hôn nhân đồng tính.
+ Trí thông minh nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn con người.
+ Trỏ chơi điện tử làm tăng tính bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên. 
+ Hút thuốc nên bị cấm trên toàn thế giới.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành đội, thảo luận và lựa chọn 1 vấn đề để phản biện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cảm nhận cá nhân khi quan sát, lắng nghe ý kiến phảncủa các bạn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Em có ấn tượng tốt với phần phản biện của nhóm nào nhất? Vì sao 
- Theo em, điều gì làm cho một quan điểm/ý kiến phản biện có tính thuyết phục cao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS nêu quan điểm.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
+ Đối với mỗi vấn đề hoặc hiện tượng trong cuộc sống, có thể sẽ xuất hiện những ý kiến đồng tình hoặc quan điểm phản biện. Nhờ vậy, mọi việc được xem xét một cách thấu đáo, đa chiều, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
+ Thường xuyên thực hành phản biện lại các vấn đề sẽ giúp chúng ta rèn luyện khảnăng tư duy phản biện và xây dựng được thế giới quan rộng mở, đa chiều khi đánhgiá sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các bước thực hành tư duy phản biện, tư duy tích cực để đánh giá một sự vật, hiện tượng cụ thể.
b. Nội dung: 
- Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.
- Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung tác phẩm đó.
c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một cuốn sách/bộ phim mà bản thân thấy hay, đặc sắc để bình luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm hoặc trong lớp.
- Gợi ý nội dung cần chuẩn bị:
+Tên cuốn sách/bộ phim;
+ Em đọc/xem cuốn sách/bộ phim/tác phẩm đó trong hoàn cảnh nào?
- Điều gì khiển em nhớ tới cuốn sách/bộ phim/tác phẩm đó và muốn giới thiệu với các bạn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
Nhiệm vụ 2. Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung tác phẩm đó.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nêu nội dung chính của tác phẩm;
+ Chỉ ra điểm tích cực, giá trị của tác phẩm mà em thấy tâm đắc;
+ Kể ra những chi tiết/tình huống/nhân vật,... mà em thấy chưa hợp lí; 
+ Đưa ra một kết thúc khác cho tác phẩm và li giải tại sao, hoặc đưa ra điều chỉnhvề nội dung/tỉnh huống/nhân vật,... để tác phẩm logic hơn. 
- Mỗi nhóm chọn một cuốn sách/bộ phim các bạn trong nhóm mình đã giới thiệuđể chia sẻ lại với cả lớp. 
- Gợi ý thảo luận sau hoạt động nhóm:
+ Em ấn tượng nhất với cuốn sách/bộ phim nào được các bạn giới thiệu? 
+ Đoạn kết mới nào của cuốn sách/bộ phim mà em tâm đắc nhất? Vì sao?
+ Em rút ra được kinh nghiệm gì thông qua hoạt động này?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm dựa theo gợi ý của GV
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm tình bày kết quả thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
- GV kết luận:
+ Tư duy phản biện giúp chúng ta có những góc nhìn khác nhau, toàn diện hơn về cùng một sự vật, hiện tượng. 
+ Tư duy tích cực giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu:
- HS rèn luyện được khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân sau các hoạt động.
- HS đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong chủ đề và sự tham gia của bản thân trong các hoạt động học tập.
b. Nội dung: 
- Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của chủ đề
- Chọn một trong ba mức độ sau để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ củachủ đề theo các tiêu chí.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Các tiêu chỉ đánh giá:
(1) Xác định được các biểu hiện của tư duy phản biện. 
(2) Trình bày được các bước hình thành tư duy phản biện.
(3) Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
 (4) Thực hành điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trong các tỉnh huống khác nhau. 
(5) Thực hành cách hình thành tư duy phản biện trong học tập và cuộc sống.
 (6) Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận, đánh giá một số vẫn đề cụ thể trong học tập và cuộc sống.
Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động trong chủ đề 
- HS chọn một trong ba trức độ dưới đây để đánh giá sự tham gia của mình vàocác hoạt động:
Rất tích cực
Tích cực
Chưa tích cực
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tự đánh giá dựa theo các tiêu chí của GV.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày kết quả đánh giá của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và khích lệ HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
*Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập được giao
Rèn luyện các kĩ năng đã được học
Xem trước nội dung chủ đề 4
Tứ Kỳ ngày tháng năm 2022
Ban chuyên môn
Tuần 14 đến tuần 17
Ngày soạn: 27/11/2022
Ngày bắt đầu dạy: 5/12/2022
Tiết 38 đến 49
	CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH	
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Thực hiện được trách nhiệm của bản thân với bố mẹ, người thân.
- Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
- Thể hiện được trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình. 
- Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí
- Đề xuất được các biện pháp góp phần phát triển kinh tế cho gia đình.	
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
Năng lực giao tiếp: Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ở gia đình, biết lắng nghe và chia sẽ với bố mẹ, người thân. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- Năng lực riêng:
Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thiết kế và thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí, hiệu quả.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các thành viên trong gia đình, đề xuất được cácbiện pháp góp phần phát triển kinh tế cho gia đình.
- Chăm chi: Chủ động, tích cực trong việc thực hiện các hoạt động lao độngtrong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
- Sưu tầm các câu chuyện về những người con hiếu thảo trong gia đình.
- Xây dựng các tình huống về giao tiếp, ứng xử trong gia đình. 
- Giới thiệu về các loại kế hoạch tài chính cá nhân và cách xây dựng kế hoạch tài chính cả nhân hiệu quả.
2. Đối với HS: 
- Tìm hiểu về trách nhiệm của người con trong gia đình.
- Sưu tầm những bài hát ca ngợi tình cảm gia đình. 
- Chuẩn bị ý kiến để chia sẻ về văn hoá ứng xử trong gia đình.
 Tìm hiểu các kế hoạch tài chính cá nhân và cách xây dựng kế hoạch tài chính cá 
- Suy nghĩ những biện pháp có thể thực hiện để góp phần phát triển kinh tế gia đình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Phân bố thời lượng các tiết học.
Tiết
Nội dung
38
Trao đổi về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình
39-40
Triển lãmtranh, ảnh “Máiấm gia đình”.
(Hoạt động 1,4)
41
Tham gia văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình
42-43
Chia sẻ câuchuyện về vănhoá ứng xử tronggia đình. (Hoạt động 3,7)
44
Tọa đàm về chủ đề “ Văn hóa ứng xử trong gia đình ”
45-46
Chia sẻ cáchxây dựng kếhoạch tài chínhcá nhân củanhững ngườithành công. (Hoạt động 2,6)
47
Tham gia hoạt động tìm hiểu về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình
48-49
Trao đổi kinhnghiệm tham giacác hoạt động lao động trong giađình. (Hoạt động 5,8)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý: 
1. Diễn đàn về “Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”
- Tổ chức diễn đàn trực tuyến hoặc trực tiếp cho HS bày tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Những bài viết hay, những cảm nhận sâu sắc được chia sẻ trên trang web hoặc fanpage của nhà trường. 
- Gặp gỡ khách mời để cùng trao đổi về giá trị gia đình trong xã hội hiện đại và vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
2. Văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình. 
- Biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị và chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc về gia đìnhthân yêu. 
3. Toạ đàm “Văn hoá ứng xử trong gia đình" 
– Chiếu các video clip tình huống về văn hoá ứng xử trong gia đình hoặc trinh diễntiểu phẩm về chủ đề văn hoả ứng xử trong gia đình. Trao đổi về các kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình. 
–Chia sẻ những hoạt động thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
4. Gặp gỡ khách mời trao đổi về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình 
– Trao đổi với khách mời về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp vớiđịa phương và HS lớp 10.
– Chia sẻ những biện pháp các em đã thực hiện góp phần phát triển kinh tế gia đình. 
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế phù hợp để áp dụng trong gia đình.
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
1. Triển lãm tranh, ảnh “Mái ấm gia đình"
- Vẽ/sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mái ấm gia đình và trưng bày ở lớp. 
- Bình chọn tác phẩm xuất sắc để trao thưởng.
2. Chia sẻ câu chuyện về văn hoá ứng xử trong gia đình 
- Chia sẻ những câu chuyện thực tiễn liên quan đến văn hoá ứng xử trong gia đìnhvà bày tỏ cảm nhận về những câu chuyện đó. 
- Trao đổi về văn hoá ứng xử trong gia đình ở xã hội hiện đại. 
3. Chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của những người thành công
-Tìm hiểu, chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của những người thành công mà em biết. 
- Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ cách xây dựng kế hoạch tài chính cánhân đó. 
- Trao đổi về việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.
4. Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình 
- Chia sẻ những hoạt động lao động trong gia đình và sự tham gia của các thành viên trong các hoạt động đó. gia
- Trao đổi những kinh nghiệm tham gia hiệu quả các hoạt động lao động trong đình cũng như những khó khăn, trở ngại và cách khắc phục.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi kể về các hoạt động và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình.
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiwa lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi kể về các hoạt động và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình. Nhóm nào kể được nhiều và chính xác n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_10_chu_de_3_tu_duy_phan_bien_v.docx