Giáo án Địa lý 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

Giáo án Địa lý 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.

- Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) và cơ học (xuất cư, nhập cư), trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế; phân tích được các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

- Trình bày được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa).

- So sánh được các loại tháp dân số tiêu biểu.

- Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).

- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.

- Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong tự nhiên.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

 

docx 134 trang Phan Thành 05/07/2023 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày kí: ..
Phần BA. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương 8. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 19. QUY MÔ DÂN SỐ, GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THẾ GIỚI (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.
- Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) và cơ học (xuất cư, nhập cư), trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế; phân tích được các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
- Trình bày được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa).
- So sánh được các loại tháp dân số tiêu biểu.
- Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).
- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.
- Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong tự nhiên.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, ), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình cảm yêu thương người lao động, thái độ tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Bản đồ giáo khoa treo tường về dân số; Bảng số liệu về dân số thế giới; video, tranh ảnh về quy mo dân số, già hóa dân số, di cư, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Thứ
Ngày, tháng
Lớp
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về vấn đề dân số học ở cấp dưới
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
HS xem video, nhận xét về tình hình phát triển dân số thế giới.
c. Sản phẩm
HS trình bày ý kiến cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về sự gia tăng dân số thế giới. Yêu cầu HS nhận xét về sự gia tăng, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Link 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quy mô dân số thế giới
a. Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm và tình hình dân số thế giới.
Phân tích được số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.
b. Nội dung
Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 19 GSK, trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số thế giới.
c. Sản phẩm
- Quy mô dân số TG lớn: 2020 khoảng 7,8 tỉ người.
- Số dân trên TG không ngừng tăng lên. Từ giữa thế kỉ XX, dân số TG tăng rất nhanh (bùng nổ dân số) nhưng gần đây đã giảm.
- Các khu vực, quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau. Giai đoạn 1950-2020, các nước phát triển dân số tăng chậm (1,6 lần) hơn so với các nước đang phát triển (4,9 lần).
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS quan sát bảng 19 SGK, hình ảnh minh họa, kết hợp video ở muajc 1 để thảo luận và chia sẻ theo nhóm cặp đôi các nội dung sau:
+ Quy mô dân số TG hiện nay ở mức nào?
+ Quy mô dân số giữa các quốc gia có chênh lệch như thế nào?
+ Dân số TG có xu hướng tăng như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số thực tế.
a. Mục tiêu
Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học
Trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế.
Phân tích được bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.
Giải thích được sự gia tăng DSTN trong thực tiễn.
Rèn luyện kĩ năng phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế - xã hội.
b. Nội dung
Dựa vào thông tin mục trong SGK, làm rõ được các vấn đề:
+ Gia tăng DS tự nhiên.
+ Gia tăng DS cơ học.
+ Gia tăng DS thực tế.
c. Sản phẩm
- Gia tăng dân số tự nhiên:
+ Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Trong đó:
+ Tỉ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân thì có bao nhiêu trẻ em sinh ra còn sống trong năm.
/ CT tính: (Số trẻ em sinh ra còn sống trong năm/số dân trung bình của năm) x 1000 (‰)
/ Đặc điểm chung: đang giảm, ở các nước phát triển nhỏ hơn các nước đang phát triển.
+ Tỉ suất tử thô cho biết cứ 1000 dân thì có bao nhiêu người bị chết trong năm.
/ CT tính: (Số người chết trong năm/số dân trung bình của năm) x 1000 (‰)
/ Đặc điểm chung: đang giảm, ở các nước phát triển lớn hơn các nước đang phát triển.
+ Tỉ suất GTTN trên thế giới cũng như ở các nhóm nước đều có xu hướng giảm.
- Gia tăng cơ học
+ Là sự chênh lệch giữ tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
+ Tỉ suất nhập cư cho biết số người nhập cư đến một lãnh thổ trong năm, tính bình quân trên 1000 dân của lãnh thổ đó.
/ CT tính: ( Số người nhập cư trong năm/số dân trung bình của năm) x1000 (‰)
+ Tỉ suất xuất cư cho biết số người xuất cư ra khỏi lãnh thổ trong năm, tính bình quân trên 1000 dân của lãnh thổ đó.
/ CT tính: ( Số người xuất cư trong năm/số dân trung bình của năm) x1000 (‰)
+ GTDS cơ học không ảnh hưởng đến dân số phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với từng khu vực, quốc gia.
- Gia tăng dân số thực tế: là tổng của GT DSTN với GT DSCH (đơn vị tính là %).
+ Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ về sự gia tăng dân số.
+ Giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì GTTN là động lực chính.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm chính và giao nhiệm vụ theo kĩ thuật “Mảnh ghép”
* Giai đoạn 1: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về gia tăng DS tự nhiên.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gia tăng DS cơ học.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gia tăng dân số thực tế.
Nội dung tìm hiểu: Nghiên cứ SGK, hoàn thành phiếu học tập:
Nội dung
Gia tăng DS 
Khái niệm
Công thức tính
Đặc điểm chung
* Giai đoạn 2: GV hướng dẫn HS tách từ các nhóm cũ thành 3 nhóm mới (có đủ và đồng đều các thành viên từ 3 nhóm cũ) để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về các loại gia tăng dân số
Nội dung
GT DS tự nhiên
GT DS cơ học
GT DS thực tế
Khái niệm
Công thức tính
Đặc điểm chung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 giai đoạn theo hướng dẫn của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày sản phẩm, GV gọi 1 số HS thuyết trình. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình làm việc của HS, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.3 Tìm hiểu các nhân tố tác động đến phân bố dân cư
a. Mục tiêu
- Phân tích được các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
- Giải thích được sự gia tăng dân số trong thực tế.
- Phân tích mối quan hệ giữa các quá trình địa lí.
b. Nội dung.
HS hoạt động nhóm, khai thác SGK để tìm hiểu nội dung
c. Sản phẩm.
Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:
- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:
+ Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức nhập cư và ngược lại.
+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, xuất cư.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.
+Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong.
+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật “Khăn trải bàn” để cùng thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng tới gia tăng dân số.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn, thoe dõi và hỗ trợ của GV.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày sản phẩm, GV gọi 1 số HS thuyết trình. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về cơ cấu dân số
a. Mục tiêu
- Trình bày được các loại cơ cấu dân số: sinh học (giới tính và tuổi); xã hội(theo trình độ văn hóa và theo lao động).
- So sánh được một số loại tháp dân số đặc trưng.
- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.
- Vận dụng kiến thức, giải thích một số hiện tượng cơ cấu dân số trong thực tiễn.
- Phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng và quá trình địa lí.
b. Nội dung
HS hoạt động nhóm, khai thác kiến thức SGK để tìm hiểu nội dung bài học.
c. Sả phẩm
* Cơ cấu sinh học:
- Cơ cấu dân số theo theo giới tính:
+ Biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ thì có tương ứng bao nhiêu nam).
+ Cơ cấu DS theo giới thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tình trạng chiến tranh, tình hình phát triển dân số, quan niệm xã hội, 
+ Cơ cấu DS theo giới tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,..
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân. Các nhóm tuổi có thể được phân chia theo khoảng cách đều nhau hoặc không đều.
+ Có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng già hóa và khác biệt rõ rệt giữa các nước.
+ Thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ và khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của 1 quốc gia.
* Cơ cấu xã hội
- Cơ cấu DS theo trình độ văn hóa: phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...
+ Là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo lao động:
+ Biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số nguồn lao động xã hội hoặc phân chia dân số lao động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp xây dựng; dịch vụ)
+ Khác nhau giữa các nước và các khu vực.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giai đoạn 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ tìm hiểu: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo tuổi.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
+ Nhóm 4: tìm hiểu cơ cấu dân số theo lao động.
1. CCDS THEO GIỚI
2. CCDS THEO TUỔI
3. CCDS THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
4. CCDS THEO LAO ĐỘNG
* Giai đoạn 2: Ghép nhóm
+ Nhóm 1 và 2 ghép thành nhóm A: Hoàn thiện tìm hiểu về cơ cấu dân số về mặt sinh học với các nội dung cơ bản: Cơ cấu theo giới, cơ cấu theo tuổi.
/ Làm rõ hiện tượng già hóa dân số: biểu hiện, ảnh hưởng, 
/ Phân biệt các kiểu tháp dân số: hình tam giác, hình chum, hình quả chuông.
	Vấn đề già hóa dân số 
+ Nhóm 3 và 4 ghép thành nhóm mới B: Hoàn thiện tìm hiểu về cơ cấu dân số theo xã hội (gồm cơ cấu DS theo trình độ văn hóa và theo lao động).
/Làm rõ nội dung về nguồn lao động.
/ Phân tích biểu đồ hình 19.2 để làm rõ sự khác nhau về cơ cấu lao động giữa các quốc gia thuộc 2 nhóm thu nhập thấp và thu nhập cao.
B. CƠ CẤU XÃ HỘI
A. CƠ CẤU SINH HỌC
3. CCDS THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
4. CCDS THEO LAO ĐỘNG
2. CCDS THEO TUỔI
1. CCDS THEO GIỚI
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ qua các giai đoạn thoe hướng dẫn của GV.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian theo yêu cầu của GV, đại diện 2 nhóm A và B treo sản phẩm của mình, lần lượt thuyết trình các vấn đề đã tìm hiểu. Những HS khác cùng lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá tinh thần phối hợp làm việc của HS, nhận xét kết quả, chuẩn kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
Sử dụng các công cụ của địa lí học.
b. Nội dung
HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm
(1) So sánh sự khác nhau giữa tháp dân số năm 2020 của 3 nước Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ và Ca-na-đa.
- Tháp dân số của E-ti-ô-pi-a hình tam giác, đáy rộng, đỉnh nhọn.
- Tháp dân số của Ấn Độ hình quả chuông, đáy bắt đàu thu hẹp, than tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp.
- Tháp dân số của Ca-na-đa hình chum, đáy thu hẹp nhanh, than thu hẹp, đỉnh mở rộng.
(2) Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa
A. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân. 
B. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. 
C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. 
D. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. 
Câu 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh
A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư. 	
B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội. 
C. số năm đến trường trung bình của dân cư. 	
D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư. 
Câu 3. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới?
A. Sinh đẻ và tử vong. 	B. Số trẻ tử vong hằng năm. 
C. Số người nhập cư. 	D. Số người xuất cư. 
Câu 4. Cơ cấu dân số già gây hậu quả nào sau đây?
A. Tỉ lệ sinh cao. 	B. Tuổi thọ trung bình thấp. 
C. Tỉ lệ tử cao. 	D. Thiếu nguồn lao động. 
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS thực hiện trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn kiến thức.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
Vận dụng tri thức để giải quyết 1 vấn đề thực tiễn.
Khai thác internet phục vụ môn học.
b. Nội dung
HS hoạt động cá nhân, tìm hiểu vấn đề thực tế dân số ở địa phương
c. Sản phẩm
Báo cáo: Tình hình biến động dân số ở địa phương nơi em sống trong 5 năm trở lại đây và nguyên nhân của sự biến động đó
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về Tình hình biến động dân số ở địa phương nơi em sống trong 5 năm trở lại đây và nguyên nhân của sự biến động đó.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thông qua khai thác các kênh thông tin, tìm hiểu thực tế.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: nộp sản phẩm báo cáo ở tiết học sau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chấm và nhận xét sản phẩm của HS.
4. 4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới.
Ngày soạn: .
Ngày kí: ..
Bài 20. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.
- Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thi hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).
- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.
- Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (bản đồ, bảng số liệu tranh ảnh, ), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Bản đồ giáo khoa treo tường về phân bố dân cư và đô thị trên thế giới. Video, tranh ảnh về phân bố dân cư, đô thị hóa, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Thứ
Ngày, tháng
Lớp
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức phân bố dân cư, đô thị hóa đã học ở cấp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
HS quan sát hình ảnh, xem video về phân bố dân cư.
c. Sản phẩm
HS nêu quan điểm, ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về phân bố dân cư, các đô thị trên thế giới và yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát các hình ảnh, ghi chép ý kiến cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số HS nêu câu trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về phân bố dân cư
a. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
- Phân tích được tác động của nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.
- Nhận xét, giải thích được sự phân bố dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu.
- Giải thích về sự phân bố dân cư trong thực tiễn.
b. Nội dung: Dựa vào bản đồ, thông tin trong SGK:
+ Xác định trên bản đồ các khu vực đông dân, thưa dân.
+ Phân tích tác động của các nhân tố tới phân bố dân cư
c. Sản phẩm
- Tình hình phân bố dân cư thế giới:
+ Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, 
+ Khu vực thưa dân: Bắc Á, Châu Đại Dương, 
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:
+ Nhân tố tự nhiên: tạo thuận lợi hoặc gây khó khan cho phân bố dân cư.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: quyết định sự phân bố dân cư.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giai đoạn 1: GV chia lớp thành 4 nhóm chính và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1+ 3: Xác định các khu vực động dân (có mật độ dân số trên 200 người/km²). Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự tập trung đông đúc đó.
Phiếu học tập số 1: Các khu vực tập trung đông dân cư
Khu vực
Mật độ dân số
Nguyên nhân
 .
+ Nhóm 2+ 4: Xác định các khu vực thưa dân (có mật độ dân số trên dưới 10 người/km²). Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự tập trung thưa thớt đó.
Phiếu học tập số 1: Các khu vực tập trung dân cư thưa thớt
Khu vực
Mật độ dân số
Nguyên nhân
 .
* Giai đoạn 2: Ghép nhóm mới: Nhóm 1 và 4 tạo thành nhóm 5; Nhóm 2 và 3 tạo thành nhóm 6. Hai nhóm này tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3: Phân bố dân cư trên thế giới
Khu vực
Mật độ dân số
Nguyên nhân
Đông dân
Thưa dân
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn, tạo nên sản phẩm cuối cùng ở nhóm 5 và 6.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, thuyết trình theo yêu cầu của GV.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét tinh thần làm việc, sản phẩm của HS, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đô thị hóa: khái niệm và các nhân tố tác động đến đô thị hóa
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm về đô thị hóa.
- Phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hóa.
b. Nội dung
Đọc thông tin sách GK, hoạt động theo nhóm.
c. Sản phẩm
- Khái niệm: ĐTH là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng, quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ VTĐL, điều kiện tự nhiên: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội:
/ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát trieenrCN gắn với KH-CN có ảnh hưởng quan trọng.
/ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đều có tác động đến quá trình đô thị hóa.
/ Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, cùng thực hiện nhiệm vụ: Nêu khái niệm đô thị hóa; phân tích các nhân tố tác động đến ĐTH.
Hình thức thảo luận nhóm: Dựa theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cá nhân đưa ra ý kiến riêng, Nhóm trưởng và thư kí tổng hợp đưa ra ý kiến chung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm, GV gọi bất kì 1 thành viên của 1 nhóm để báo cáo.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, sản phẩm trình bày; chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
a. Mục tiêu
- Phân tích tác động của ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình địa lí.
b. Nội dung
HS dựa vào nội dung SGK, chia sẻ theo cặp đôi để làm rõ các nội dung.
c. Sản phẩm
- Ảnh hưởng tích cưc:
+ Về kinh tế: tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực CN và XD, dịch vụ; thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nnha tốc độ phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động, 
+ Về xã hội: tạo thêm nhiều việc làm mới; phổ biến rộng rãi lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.
+ Về môi trường: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống, 
- Ảnh hưởng tiêu cực
+ Về kinh tế: giá cả cao, làm tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
+ Về xã hội: tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị, tệ nạn xã hội,..
+ Về môi trường: ô nhiễm MT, giao thông tắc nghẽ, 
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, sử dụng kĩ thuật” THINK, PAIN, SHARE”
+ Xem video ngắn (1 đoạn) 
+ Đọc Sách giáo khoa.
+ Quan sát các hình ảnh
+ Trả lời câu hỏi: ĐTH ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển KT-XH và môi trường
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ; trao đổi với cặp đôi kế bên và cùng thống nhất ý kiến.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số đại diện trình bày, các nhóm khác cùng lắng nghe, thảo luận và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình làm việc của HS; chốt kiến thức.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
Sử dụng các công cụ địa lí học.
b. Nội dung 
Vẽ biểu đồ: Sự thay đổi cơ cấu tỉ lệ dân thành thị và tỉ lệ dân nông thôn thế giới giai đoạn 1950-2020
c. Sản phẩm
Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu tỉ lệ dân thành thị và tỉ lệ dân nông thôn thế giới giai đoạn 1950-2020
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ theo bảng số liệu 20.2 SGK (lựa chọn dạng biểu đồ miền, nhắc lại các kĩ thuật, lưu ý khi vẽ biểu đồ).
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân: 1 HS lên bảng vẽ, các HS còn lại vẽ vào vở.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS vẽ biểu đồ 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chấm điểm biểu đồ của 1 số HS.
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
- Vận dụng tri thức địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Khai thác internet phục vụ môn học.
b. Nội dung: Liên hệ vấn đề đô thị hóa ở địa phương
c. Sản phẩm:
Báo cáo của HS nộp cho GV
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS khai thác internet, quan sát tình hình thực tế ở địa phương để viết 1 báo cáo ngắn về ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở địa phương mình sinh sống.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nộp sản phẩm ở tiết học sau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chấm, đánh giá sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Các nguồn lực phát triển kinh tế.
Ngày soạn: ..
Ngày kí: ..
Bài 21. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích được sơ đồ nguồn lực phát triển kinh tế.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh, ), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
- Trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: Tranh ảnh, hình vẽ, video về nguồn lực phát triển kinh tế..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Thứ
Ngày, tháng
Lớp
Tiết
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT- XH.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh sự phát triển kinh tế với các nguồn lực
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Sự phát triển khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, có nước giàu với nền KT phát triển ở trình độ cao, có nước còn nghèo với nền KT lạc hậu.
c. Sản phẩm
HS có những hiểu biết ban đầu và đưa ra ý kiến của bản thân về sự phát triển khác nhau của các nền KT trên thế giới.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Chúng tôi là nhà thông thái”.
+ GV chia mỗi bàn là 1 nhóm và đánh số chẵn lẻ.
+ Nhóm chẵn kể tên 5 quốc gia giàu nhất thế giới với nét nổi bật nhất về kinh tế, theo cấu trúc: Tôi là .(tên quốc gia), tôi có .(đặc điểm chứng tỏ mình giàu).
+ Nhóm lẻ kể tên 5 quốc gia nghèo nhất thế giới với nét nổi bật nhất về kinh tế, theo cấu trúc: Tôi là .(tên quốc gia), tôi còn .(đặc điểm chứng tỏ mình còn nghèo).
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm bàn trao đổi, thảo luận và viết ý kiến.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm và phân loại nguồn lực.
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm nguồn lực.
- Biết cách phân loại các nguồn lực
b. Nội dung.
- Trình bày khái niệm nguồn lực.
- Dựa vào sơ đồ trong SGK, phân biệt các loại nguồn lực.
c. Sản phẩm
- Khái niệm: Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lí, lịch sử - văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ chi việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.
- Phân loại nguồn lực:
+ Nguồn lực bên trong lãnh thổ: vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.
+ Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: vốn đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực nước ngoài, thị trường nước ngoài, khoa học – công nghệ nước ngoài.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm cặp đôi, thực hiện kĩ thuật “THINK, PAIR, SHARE”Đọc nội dung mục 1 và 2 trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là nguồn lực?
+ Nguồn lực được phân loại như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ; trao đổi với cặp đôi kế bên và cùng thống nhất ý kiến.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số đại diện trình bày, các nhóm khác cùng lắng nghe, thảo luận và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình làm việc của HS; chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu vai trò của nguồn lực
a. Mục tiêu
- Phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
b. Nội dung
Dựa vào thông tin SGK, hoạt động theo nhóm để phân tích vai trò của các nguồn lực.
c. Sản phẩm
- Nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế cua 1 lãnh thổ:
+ Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khan cho việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ, đặc biệt trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.
+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có, đa dạng về TNTN tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
+ Nguồn kinh tế - xã hội đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của một lãnh thổ. Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết địnhtrong sự phát triển kinh tế. Nguồn LĐ dồi dào, có chất lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vũng. Vốn đầu tư, chính sách, KH-CN, tạo môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt giúp tăng năng suất LĐ.
- Nguồn lực bên ngoài sẽ tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức và các xu hướng hợp tác hóa, quốc tế hóa ngày càng sâu rộng.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia mỗi bàn thành 1 nhóm, giao phiếu học tập, yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK để hoàn thiện yêu cầu của phiếu học tập:
+ Phiếu học tập: Nối các ý ở cột A và B sao cho đúng về vai trò của các nguồn lực
A (Nguồn lực)
B (Ảnh hưởng)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_10_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_mai_tuan_son.docx