Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt - Phạm Kim Loan
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết vai trò ngành trồng trọt và sự phân hóa các nhóm ngành.
- Hiểu và phân tích vai trò của cây lương thực, đặc điểm sinh thái, phân bố các cây lương thực và cây công nghiệp trên thế giới.
- Phân tích vai trò của ngành trồng rừng và tình hình trồng rừng.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, biểu đồ để thấy được sự phân bố của các cây lương thực và công nghiệp trên thế giới.
- Sử dụng số liệu thống kê: vẽ và nhận xét sản lượng lương thực trên thế giới.
3. Thái độ
- Qúy trọng các cây lương thực và cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
- Hành động đúng đắn trong việc phát triển và nâng cao giá trị của các cây công nghiệp, lương thực đối với đời sống con người.
- Có ý thức trồng và bảo vệ rừng để phát triển môi trường nhân loại.
4. Kỹ năng sống được giáo dục trong bài
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, xử lí số liệu để thấy tầm quan trọng của ngành trồng trọt.
- Giao tiếp: Lắng nghe tích cực.Trình bày đặc điểm vai trò ngành trồng trọt.
- Làm chủ bản thân: có tinh thần học hỏi, và tiếp thu kiến thức, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi làm việc nhóm.
5. Định hướng năng lực
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ giúp liên kết các kiến thức.
- Năng lực xử lí số liệu thống kê để vẽ và nhận xét bản đồ thể hiện sản lượng lương thực thế giới.
- Năng lực sử dụng tranh ảnh để phân biệt các sản phẩm ngành trồng trọt.
BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết vai trò ngành trồng trọt và sự phân hóa các nhóm ngành. - Hiểu và phân tích vai trò của cây lương thực, đặc điểm sinh thái, phân bố các cây lương thực và cây công nghiệp trên thế giới. - Phân tích vai trò của ngành trồng rừng và tình hình trồng rừng. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, biểu đồ để thấy được sự phân bố của các cây lương thực và công nghiệp trên thế giới. - Sử dụng số liệu thống kê: vẽ và nhận xét sản lượng lương thực trên thế giới. 3. Thái độ - Qúy trọng các cây lương thực và cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. - Hành động đúng đắn trong việc phát triển và nâng cao giá trị của các cây công nghiệp, lương thực đối với đời sống con người. - Có ý thức trồng và bảo vệ rừng để phát triển môi trường nhân loại. 4. Kỹ năng sống được giáo dục trong bài - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, xử lí số liệu để thấy tầm quan trọng của ngành trồng trọt. - Giao tiếp: Lắng nghe tích cực.Trình bày đặc điểm vai trò ngành trồng trọt. - Làm chủ bản thân: có tinh thần học hỏi, và tiếp thu kiến thức, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi làm việc nhóm. 5. Định hướng năng lực - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ giúp liên kết các kiến thức. - Năng lực xử lí số liệu thống kê để vẽ và nhận xét bản đồ thể hiện sản lượng lương thực thế giới. - Năng lực sử dụng tranh ảnh để phân biệt các sản phẩm ngành trồng trọt. II. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm III. Phương tiện dạy học - Tranh ảnh phóng to các sản phẩm cây lương thực thực phẩm. - Bản đồ phân bố các cây lương thực và công nghiệp trên thế giới. - Phiếu học tập. IV. Tiến trình dạy học Khởi động: (5 phút) GV tổ chức trò chơi “ai tinh mắt hơn”. GV phổ biến luật chơi. Cho HS quan sát tranh ảnh và trả lời. HS trả lời đúng sẽ được một phần quà từ GV. (Đáp án lần lượt là “(1) 1 quả cà phê màu đỏ đậm; (2) 1 chùm bông ca cao; (3) 9 củ khoai mì)”. GV: Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt là ngành cơ bẩn nhất và trong đó việc sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Ngành trồng trọt chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào và trên thế giới nó được phân bố như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Kết nối (35 phút) Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10 phút HĐ 1. Cây lương thực Hình thức: Cả lớp -GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi: Trồng trọt là gì? (Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, chiếm ¾ giá trị sản xuất nông nghiệp) 1.Vai trò -GV cho HS quan sát nội dung SGK và yêu cầu HS Trình bày vai trò của cây lương thưc? 2.Các cây lương thực chính -GV cho học sinh dựa vào thông tin SGK và xác định các cây lương thực chính (Cây lúa gạo, lúa mì, ngô) -GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Tìm hiểu đặc điểm sinh thái và phân bố của từng loại cây trong vòng 2 phút. -GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. (Các HS dựa vào hình 28.2 SGK xác định một số quốc gia phân bố cây lương thực chính: Lúa gạo, lúa mì, ngô). => Việt Nam là nước lọt vào top 10 các nước có diện tích lúa gạo lớn nhất trên thế giới: trong đó, Việt Nam đứng thứ 6 đạt 7,66 triệu tấn sau Ấn Độ và Trung Quốc. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS dựa vào SGK trả lời và lắng nghe GV nhận xét. -HS ghi nhận kết quả của GV đưa ra. -HS quan sát hình ảnh và trả lời. -Các HS tiến hành thảo luận thông qua sự hướng dẫn của GV. -HS trình bày kết quả thảo luận khi có yêu cầu từ GV. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung. -HS ghi nhận kết quả. I.Cây lương thực 1.Vai trò -Cung cấp lương thực và chất dinh dưỡng. -Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. -Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. 2.Các cây lương thực chính - Cây lúa gạo + Đặc điểm sinh thái: Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước. Đất phù sa và cần nhiều phân bón. + Phân bố: Các nước châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, -Lúa mì + Đặc điểm sinh thái: Ưa khí hậu ấm, khô và cần nhiệt độ thấp. Đất Màu mỡ, nhiều phân bón. + Phân bố: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, -Ngô + Đặc điểm sinh thái: Ưa khí hậu nóng, ẩm, nhiều mùn và dễ thoát nước. + Phân bố: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Braxin, 3. Các cây lương thực khác - Dễ tính, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc. - Làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp rượu bia và lương thức ở một số nước đang phát triển. 15 phút HĐ 2. Cây công nghiệp Hình thức: Nhóm 1.Vai trò và đặc điểm - GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi: + Cây công nghiệp có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống. + Dựa vào SGK và cho biết: Đặc điểm của cây công nghiệp? - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2.Các cây công nghiệp chủ yếu - GV cho HS xem hình ảnh xác định các loại cây công nghiệp có trên hình ảnh và cho biết các cây đó thuộc các loại cây nào? (Cây hàng năm: Mía, củ cải đường, cây bông, cây đậu tương. Cây lâu năm: Chè, cà phê và cao su). - GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. Thời gian thảo luận 3 phút. + Nhóm 1: Loại cây và đặc điểm sinh thái của các cây hàng năm. + Nhóm 2: Phân bố của các cây hàng năm. + Nhóm 3: Loại cây và đặc điểm sinh thái của cây lâu năm. + Nhóm 4: Phân bố của các cây lâu năm. (Lưu ý: phân bố_HS dựa vào hình 28.5 và bản đồ trên bản để trình bày kết quả). - GV quan sát và hướng dẫn các HS trình bày trong phiếu học tập của mình. Phiếu học tập: Yếu tố Cây CN lâu năm Cây CN hàng năm Loại cây CN Đặc điểm hình thành Phân bố - GV nhận xét quá trình thảo luận và yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cho các nhóm nhận xét nội dung của các bạn vừa trình bày. - GV nhận xét, chỉnh sửa bài làm của các nhóm và cho các HS xem kết quả thảo luận (GV cung cấp). - HS dựa vào SGK trả lời và lắng nghe GV nhận xét. -HS ghi nhận kết quả của GV đưa ra. -HS xem hình ảnh và trả lời, nhận xét. -HS lắng nghe yêu cầu của GV và tiến hành thảo luận, trình bày trong phiếu HS do GV cung cấp. -Đại diện HS của từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các HS còn lại chú ý quan sát, lắng nghe và nhận xét, bổ sung. -Quan sát, lắng nghe và ghi nhận kết quả của GV. II. Cây công nghiệp 1. Vai trò và đặc điểm a. Vai trò - Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. - Mặt hàng xuất khẩu có giá trị. b. Đặc điểm - Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc ) nên chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi. 2. Các cây công nghiệp chủ yếu Phụ lục 10 phút HĐ 3. Ngành trồng rừng Hình thức: Cả lớp 1.Vai trò của rừng - GV cho HS đọc SGK và xác định từng vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. 2.Tình hình trồng rừng. - GV cho HS xem sơ đồ tình hình về diện tích rừng và nhận xét (qua các năm từ năm 1980 đến 2015). - Dựa vào SGK xác định các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất? - Tại sao phải chú trọng bảo vệ rừng? - GV nhận xét và tổng kết lại. - GV yêu cầu HS trình bày những hậu quả sau khi tàn phá rừng =>Biện pháp khắc phục. (Giáo dục ý thức cho HS). -HS quan sát sơ đồ và nhận xét. -HS khác lắng nghe và nhận xét. -Ghi nhận kết quả từ GV. -Quan sát đoạn video và trình bày các yêu cầu từ GV. Đưa ra các biện pháp khắc phục. III. Ngành trồng rừng 1.Vai trò của rừng Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. -Điều hòa lượng nước. -Là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen quí. -Cung cấp nguyên liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất. 2.Tình hình trồng rừng -Hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người. - Diên tích trồng rừng trên thế giới ngày càng mở rộng (1980-2015). - Các nước trồng nhiều rừng: TQ, LB nga, Hoa Kỳ, -Biện pháp bảo vệ: Trồng rừng, tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, thực hiện chính sách nhà nước trong việc bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi làm tổn hại đến rừng, Luyện tập: 2 phút Câu 1: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa. B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt. C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng. D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới. Câu 2: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc. B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm , chế độ chăm sóc. C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng. D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giâu dinh dưỡng. Câu 3: cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi? A. khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm. B. có khí hậu ẩm, khô, đất bazan C. có khí hậu ẩm, đất tơi xốp, thoát nước. D. có khí hậu khô, đất giàu dinh dưỡng Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực? A. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm. C. nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi. D. tất cả ý trên Câu 5: Cho bảng số liệu Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng ở nước ta. (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng số Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 2005 177,3 148,5 27,0 1,8 2008 200,1 159,3 39,8 1,0 2010 252,5 190,6 57,5 4,4 2013 227,1 211,8 14,1 1,2 A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm. B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất. D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng giống nhau qua các năm. Vận dụng: 2 phút Tại sao ở Việt Nam lúa gạo được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cây cà phê lại được trồng nhiều ở Tây Nguyên? Mở rộng: 2 phút Liên hệ thực tế việc phát triển rừng ở nước ta hiện nay: diện tích rừng tự nhiên nước ta (đặc biệt là vùng Tây Nguyên) trong những năm qua giảm nhanh đã gây ra hậu quả gì về kinh tế và môi trường. Phụ lục THÔNG TIN PHẢN HỒI CÁC CÂY LƯƠNG THỰC CHÍNH Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Phân bố Lúa gạo - Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước. - Đất phù sa và cần nhiều phân bón. - Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. - Nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,.. Lúa mì - Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kỳ sinh trưởng cần nhiệt độ thấp. - Đất màu mỡ, nhiều phân bón. - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Trồng nhiều ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Hòa Kỳ, Ngô Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. - Miền nhiệt đới, cận nhiệt, và ôn đới nóng. - Trồng nhiều ở: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Braxin, Meehico, Pháp, PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2 Yếu tố Cây CN lâu năm Cây CN hàng năm Loại cây CN Đặc điểm hình thành Phân bố PHIẾU KẾT QUẢ Yếu tố Cây CN lâu năm Cây CN hàng năm Loại cây CN Chè, cà phê, cao su. Mía, củ cải đường, bông, đậu tương. Đặc điểm sinh thái - Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều, ít ảnh hưởng bởi thiên tai. - Phù hợp với đất bazan, đá vôi, phù sa cổ. - Thời gian sinh trưởng và phát triển dài. Khoảng thời gian thu hoạch từ 5-10 năm. - Khí hậu: đòi hỏi nhiệt, ẩm. - Thỗ nhưỡng: cần đất tốt. - Thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 3 tháng. Phân bố - Vùng nhiệt đới, cận nhiệt. Địa hình tương đối bằng phẳng: Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNÁ,.. - Phân bố ở các miền nhiệt đới và cận nhiệt: Trung Quốc, ĐNÁ, Braxin, *Hình cho hoạt động 2 Nhóm cây lấy đường Nhóm cây lấy dầu Nhóm cây cho chất kích thích
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_bai_28_dia_li_nganh_trong_trot_pham_ki.docx