Giáo án Địa lí 10 - Bài 2 và 3

Giáo án Địa lí 10 - Bài 2 và 3

Tuần: 1

Tiết 1

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN LÃNH THỔ

Bài: 2

I. MỤC TIÊU :

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

2. Kĩ năng:

Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

3. Thái độ:

Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

- Sử dụng bản đồ, atlat

- Tự học, hợp tác

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Átlat địa lí Việt Nam.

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).

 

doc 8 trang ngocvu90 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 2 và 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/8/2020 
Tuần: 1 
Tiết 1 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ PHÁT TRIỄN LÃNH THỔ
Bài: 2
I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 
2. Kĩ năng: 
Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 
3. Thái độ: 
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Sử dụng bản đồ, atlat
- Tự học, hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Átlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982). 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập, sách giáo khoa, bút
- Átlat địa lí Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tình huống xuất phát
1. 1 Mục tiêu: 
Cho hs biết vị trí địa lý và hính dáng lãnh thổ có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế- xã hội của nước đó
1. 2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Đàm thoại – gợi mở/ cá nhân - cặp
1. 3 Tiến trình hoạt động : 5 phút
Bước 1. HS dựa vào hiểu biết của bản thân và thực tế cho biết những quốc gia nhờ vào vị trí thuận lợi mà nền kinh tế cất cánh nhanh chóng?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút.
Bước 3. HS nêu ý kiến của bản thân và thảo luận với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau trình bày kết quả
Bước 4. GV nhận xét qua đó dắt dẫn vào bài học mới. Ví dụ nền KT của Xin –ga- po, và một số quốc gia ven biển Vậy vị trí địa lý và hình dạng lãnh thô nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
v Mục tiêu : 
Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. 
Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Đàm thoại gợi mở.
- Phân tích bản đồ, atlat
- Tổ chức theo hình thức cặp hoặc nhóm
Các bước của hoạt động: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam,bản đồ các nước Đông Nam Á trên bảng
 - Quan sát bản đồ atlat trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý: 
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. 
 - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
- Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào?
Bước 2: Học sinh quan sát bản đồ 
Bước 3:HS trao đổi thảo luận trình bày
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
GV dựa vào hình vẽ, thuyết trình về các bộ phận của vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. 
1. Vị trí địa lí :
 - Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. 
- Hệ toạ độ địa lí:
 + Vĩ độ: 8034' B- 23023'B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1020 09’Đ – l17020’Đ).
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất 
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Nước ta có 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng). 
b. Vùng biển:
- Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của 8 nước: Xem atlat
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm: 
- Nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp đất liền ở phía trong đường cơ sở
- Lãnh hải : là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển rộng 12 hải lí
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở
- Vùng thềm lục địa:Là phần ngầm dưới biển và lòng đất đáy biển cho đến bề ngoài của rìa lục địa.
c. Vùng trời: 
Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 
v Mục tiêu : 
Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 
Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Đàm thoại, gợi mở.
- Phân tích bản đồ, atlat
- Thảo luận
- Tổ chức theo hình thức cặp hoặc nhóm
Các bước của hoạt động: 15 phút
Hoạt động của HV và HS
Nội dung
Bước 1: GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam trên bảng và chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.( 3 phút)
- Nhóm 1: Đánh gía những mặt thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí với tự nhiên nước ta. 
 (GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.)
-Nhóm 2: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí với kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng liên hệ thực tế địa phương
Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.
- Câu hỏi dành cho HS khá: Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như các nước có cùng vĩ độ? 
- Tại sao Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: Hs trao đổi thảo luận 
Bước 4: HS trình bày , GV chuẩn kiến thức đúng
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí: 
a) Ý nghĩa về tự nhiên :
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
- Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng 
- Tài nguyên sinh vạt và khoáng sản phong phú
- Làm cho nước ta có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán
b)Về kinh tế- XH an ninh quốc phòng:
- Về kinh tế: Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước và thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Về văn hoá - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
- Về chính trị và quốc phòng: Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
* Khó khăn: Vừa hợp tác vừa cạnh tranh trên thị trường thế giới.
3. Luyện tập:
Mục tiêu: Nêu được ý ngĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Phương thức: Tóm tắt bằng sơ đồ
4. Vận dụng, mở rộng: Nêu được ý nghĩa của vị trí Trà Vinh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
 Trà Cú, ngày .tháng .năm 2020
 Duyệt của Tổ phó
 Kim Ngọc Thái
Ngày soạn: 31/8/2020
Tuần : 1 
Tiết PPCT: 2 
Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần: 
1 Kiến thức:
- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Về kĩ năng 
Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc thực hiện vẽ biểu đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ trống Việt Nam. 
- Atlat địa lí Việt Nam. 
2. Học sinh:
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Giấy A4 để vẽ lược đồ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG l: Vẽ khung lược đồ Việt Nam. ( 15 phút)
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: gợi mở, đàm thoại.
- Hình thức: Cả lớp. 
Bước 1: Vẽ khung ô vuông. 
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (2 cm). 
* HOẠT ĐỘNG 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ. (20 phút)
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: gợi mở, đàm thoại, trực quan.
- Hình thức: Cả lớp. 
Hình thức: Cá nhân.
* Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
+ Tên nước: chữ in đứng.
+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.
* Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng: 160B, Thành phố Hồ Chí Minh l0049'B...
Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:
+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ.
+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.
+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.
+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B. 
* Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ. 
IV. TỔNG KẾT ( 3 Phút)
 Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 phút).
- HS chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thiện.
 Trà Cú, ngày .tháng .năm 2020
 Duyệt của Tổ phó
 Kim Ngọc Thái

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_10_bai_2_va_3.doc