Giáo án Địa lí 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Giáo án Địa lí 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Tuần: 6

Tiết: 11

BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ

KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

- Trình bày khái niệm và vai trò của khí quyển

- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu được đặc điểm chính và sự phân bố của chúng

- Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt trên trái đất

 2. Kĩ năng:

- Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ để biết được cấu tạo của khí quyển và giải thích sự phân bố đó.

3. Thái độ: Tầm quan trọng của khí quyển và cần phải bảo vệ khí quyển

4. Định hướng phát triển năng lực:

Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Sơ đồ các tầng khí quyển. Các bản đồ: nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới . Tự nhiên thế giới

 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động

1.1. Mục tiêu:

- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.

- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.

- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.

1.2. Phương thức: Đàm thoại, gợi mở

1.3. Phương tiện: Trình chiếu hình ảnh liên quan đến bầu khí quyển, hình ảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

 

docx 4 trang ngocvu90 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2019
Tuần: 6 
Tiết: 11 
BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ
KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: 
- Trình bày khái niệm và vai trò của khí quyển
- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu được đặc điểm chính và sự phân bố của chúng
- Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt trên trái đất
 2. Kĩ năng:
- Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ để biết được cấu tạo của khí quyển và giải thích sự phân bố đó. 
3. Thái độ: Tầm quan trọng của khí quyển và cần phải bảo vệ khí quyển 
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Sơ đồ các tầng khí quyển. Các bản đồ: nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới . Tự nhiên thế giới 
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1. Mục tiêu:
- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.
- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.
- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.
1.2. Phương thức: Đàm thoại, gợi mở
1.3. Phương tiện: Trình chiếu hình ảnh liên quan đến bầu khí quyển, hình ảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
1.4. Tiến trình hoạt động:
GV: Qua hình ảnh vừa rồi e hãy nêu những tác động của con người đến không khí Trái đất. 
HS: quan sát và lấy giấy nháp, trả lời.
GV: sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào bào mới.
Các em ạ, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của con người đã làm thải không ít chất độc hại đến bầu không khí của chúng ta, từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí. Vậy với thế hệ trẻ chúng ta phải làm gì để duy trì môi trường không khí trong lành. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm về khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM KHÍ QUYỂN, NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC KHỐI KHÍ
2.1. Mục tiêu 
- Kiến thức: 
	+ Biết được khái niệm khí quyển.
	+ Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo.
	+ Biết khái niệm front và các front gồm có front địa cực, front ôn đới 
	+ Hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, front: Các khối khí và front không đứng yên một chỗ mà luôn di chuyển, mỗi khi di chuyển đến đâu thì làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.
- Kĩ năng: Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
2.2. Phương thức. 
	- Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp thảo luận.
	- Kĩ thuật đọc văn bản
2.3. Thời gian: 10 phút
2.4. Các bước hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Gv giới thiệu khái quát khí quyển gồm những chất khí nào, tỉ lệ của chúng trong không khí và vai trò của hơi nước trong khí quyển 
Bước 1: 
GV yêu cầu Hs đọc sgk và quan sát hình 11.1 kết hợp vốn hiểu biết nêu khái niệm Khí quyển? Khí quyển có mấy tầng? Đặc điểm chính của từng tầng? Sự khác nhau của các tầng?
Bươc 2: hs trình bày kết quả, Gv giúp hs chuẩn kiến thức 
Bước 3: Hs đọc mục I.2, I.3
- Nêu tên và xác định vị trí các khối khí? 
- Nhận xét và giải thích về đặc điểm của các khối khí? Nêu ví dụ về tính chất khối khí ôn đới lục địa (Pc), xuất phát từ Xibia tác động đến Châu Á và Việt Nam
- Frông là gì?
- Tên và vị trí của các frông
- Tác động của frông khi đi qua 1 khu vực 
Bước 4: Đại diện hs trình bày kết quả và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí (ở lục địa, đại dương, vĩ độ thấp vĩ độ cao )
- Các nhóm khác bổ sung góp ý
- Gv chuẩn xác kiến thức, giải thích rõ hơn vể nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của các khối khí : sự hình thành các khối khí nóng, lạnh liên quan tới lượng nhiệt nhận được từ mặt trời ở các vĩ độ cao, thấp khác nhau. Các khối khí còn được hình thành ở những nơi có sự khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, ảnh hưởng tới lớp không khí gần mặt đất. Khối khí luôn di chuyển, chúng làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua và biến tính
I. Khí quyển 
Gồm các chất khí như nitơ (78%), oxi (21%), các khí khác (3%), và hơi nước, bụi, tro ..
 1. Các khối khí: 
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực (A), ôn đới (P), chí tuyến (T), khối khí xích đạo (E )
- Đặc điểm: khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, biến tính
 2. Frông:
- Là mặt ngăn cách hai các khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Mỗi nửa cầu có 2 frông cơ bản: Frông địa cực (FA), Frông ôn đới (FP). Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 nửa cầu (FIT)
- Nơi frông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột
Hoạt động 2. TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
- Kĩ năng: Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
2. Phương thức.
	- Đàm thoại gợi mở; Nêu vấn đề.
 - Hoạt động cá nhân/cặp
	- Kĩ thuật đọc văn bản và khai thác tranh ảnh
3. Thời gian: 15 phút
4. Các bước hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: 
- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời 
- Dựa vào sgk cho biết bức xạ mặt trời tới được mặt đất được phân bố như thế nào?
- Nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu do đâu mà có?
Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt trái đất thay đổi theo yếu tố nào? Cho ví dụ
Hs nhóm 1,2 dựa vào hình 11.1, 11.2 , bảng thống kê trang 41 sgk bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió thế giới, hãy nhận xét và giải thích
 Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ?
Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ?
Tại sao lại có sự thay đổi đó?
Hs các nhóm 3,4 dựa vào hình 11.2 kênh chữ sgk
Xác định địa điểm Vec- khôi- an trên bản đồ. Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của địa điểm này
Xác định khu vực có nhiệt độ cao nhất, đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản đồ?
Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm này trên khoảng vĩ tuyến 520B
Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
Hs các nhóm 5,6 dựa vào hình 11.3 kênh chữ, vốn hiểu biết:
Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ?
Giải thích vì sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm?
Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được?
Bước 2: HS thảo luận
Bước 3. Đại diện các nhóm trình bày kết quả dựa trên bản đồ, cả lớp bổ sung và góp ý
Bước 4. Gv giúp hs chuẩn kiến thức 
 Các địa điểm ở giữa lục địa có chế độ nhiệt cực đoan (nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở khu vực quanh sa mạc Sahara ở Châu Phi, Vec-khôi-an có nhiệt độ trung bình là -160C, biên độ nhiệt là 650C)
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất: 
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Bức xạ mặt trời:
+ Là các dòng vật chất và năng lượng của mặt trời tới Trái Đất
+ Mặt đất được hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần 19%, còn lại phản hồi lại không gian
- Nhiệt độ của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt trái đất được Mặt Trời đốt nóng cung cấp
- Góc chiếu của tia bức xa Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại 
2. Sự phân bố nhiệt độ không khí 
 a. Phân bố theo vĩ độ địa lí:
Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao)
b. Phân bố theo lục địa và đại dương:
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn
- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau
c. Phân bố theo địa hình:
- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi
- Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người. 
3. Luyện tập:
3.1. Mục tiêu: 
- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu được đặc điểm chính và sự phân bố của chúng.
- Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt trên trái đất.
3.2. phương thức: cá nhân
- Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống.
- Nêu sự phân bố các khối khí, frông theo trình tự từ Bắc tới Nam.
 4. Vận dụng, mở rộng:
 Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoạt động xã hội Việt Nam. 
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở.
 Nội dung: Nêu những biểu hiện của con người Việt Nam tác động đến khí quyển? Giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương
 Đánh giá: Giáo viên khuyến khích và nhận xét những ý kiến của các em.
 Trà Cú, ngày .tháng .năm 2019
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_10_bai_11_khi_quyen_su_phan_bo_nhiet_do_khong.docx