Đề thi môn Sinh học (dành cho học sinh thi vào lớp chuyên sinh)

Đề thi môn Sinh học (dành cho học sinh thi vào lớp chuyên sinh)

Câu 1 (1,0 điểm).

a. Huyết áp thay đổi như thế nào qua động mạch, mao mạch và tĩnh mạch? Vì sao người già không nên ăn mặn kéo dài?

b. Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp / phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây; thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Hãy xác định:

 - Thời gian của pha giãn chung.

 - Tỉ lệ về thời gian của các pha (Nhĩ co: Thất co: Giãn chung) trong chu kì tim.

Câu 2 (1,0 điểm).

 Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.

Câu 3 (1,0 điểm).

a. Gen D chứa 3900 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có hiệu số X1 – T1 = 50 và G1 – A1 = 250. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

b. Gen D bị đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit tạo thành gen d, gen D và d có chiều dài bằng nhau.

Hãy xác định:

- Dạng đột biến xảy ra với gen D.

- Gen D và gen d có thể khác nhau ở những điểm nào. Giải thích.

 

docx 5 trang ngocvu90 10180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học (dành cho học sinh thi vào lớp chuyên sinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Sinh
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (1,0 điểm). 
a. Huyết áp thay đổi như thế nào qua động mạch, mao mạch và tĩnh mạch? Vì sao người già không nên ăn mặn kéo dài?
b. Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp / phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây; thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Hãy xác định:
	- Thời gian của pha giãn chung.
	- Tỉ lệ về thời gian của các pha (Nhĩ co: Thất co: Giãn chung) trong chu kì tim.
Câu 2 (1,0 điểm).
	Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.
Câu 3 (1,0 điểm).
a. Gen D chứa 3900 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có hiệu số X1 – T1 = 50 và G1 – A1 = 250. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Gen D bị đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit tạo thành gen d, gen D và d có chiều dài bằng nhau. 
Hãy xác định: 
- Dạng đột biến xảy ra với gen D. 
- Gen D và gen d có thể khác nhau ở những điểm nào. Giải thích.
Câu 4 (1,0 điểm). 
a. Ở người bị đột biến dẫn đến cặp nhiễm sắc thể (NST) số 21 tăng thêm 1 chiếc gây ra bệnh Đao. Hãy cho biết dạng đột biến xảy ra là gì? Trình bày cơ chế phát sinh đột biến đó.
b. Một loài sinh vật có 2n = 6. Xét một thể đột biến của loài này, ở cặp nhiễm sắc thể số I có một NST bị mất đoạn, ở cặp NST số II có một NST bị đảo đoạn, ở cặp NST số III có một NST bị lặp đoạn. Cá thể này giảm phân bình thường, không xảy ra trao đổi chéo. Hãy xác định:
- Số loại giao tử tối đa được tạo ra.
- Tỉ lệ giao tử mang cả ba nhiễm sắc thể đột biến trong số các giao tử đột biến.
Câu 5 (1,0 điểm). 
a. Trình bày điều kiện để các cặp gen di truyền theo quy luật phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn.
b. Trong những trường hợp nào có thể dẫn đến xuất hiện kiểu hình của con không giống với kiểu hình ở bố mẹ của chúng? Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hiện tượng di truyền liên kết.
Câu 6 (1,0 điểm).
	Trình bày các bước để tạo ra giống lúa có kiểu gen AaBb từ hai giống lúa có kiểu gen Aabb và aaBb. Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì?
Câu 7 (1,0 điểm). 
	Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng; hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Hãy xác định: 
a. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng ở F2.
b. Số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ở F2.
c. Tỉ lệ phân li kiểu gen khi cho cây thân thấp, hoa hồng giao phấn với cây F1
d. Tỉ lệ cây F2 chỉ mang 1 cặp gen dị hợp.
Câu 8 (1,0 điểm). 
Phả hệ ở hình dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “X” và bệnh “Y” ở người. Hai bệnh này đều do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra. 
Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh X, alen b gây bệnh Y. Các alen trội tương 
ứng là A, B không gây bệnh (A, B là trội hoàn toàn so với a và b). 
a. Tính xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số (14) và (15) có kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng.
b. Tính xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số (14) và (15) mang alen gây bệnh.
Câu 9 (1,0 điểm).
	Trình bày ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi trong quần thể. Quần thể người có những đặc trưng nào mà các quần thể khác không có?
Câu 10 (1,0 điểm).
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao sai?
a. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
b. Giả sử loài F là đối tượng để khai thác làm tăng giá trị kinh tế, tăng số lượng loài I có thể làm tăng F.
c. Trong một quần xã có các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
d. Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì tính ổn định càng thấp.
———— HẾT————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .; SBD: .
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(HDC gồm 03 trang)
ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
 Điểm
1
 a. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch......................................
- Người già ăn mặn kéo dài → tăng nồng độ muối trong máu → Máu hút và giữ nước → Tăng thể tích máu → Tăng huyết áp..............................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Thời gian của 1 chu kì tim là: 60: 25 = 2,4 giây.
- Pha nhĩ co là: 2,4 - 2,1= 0,3 giây.
- Pha thất co là: 2,4- 1,5= 0,9 giây.
- Pha giãn chung 2,4 - (0,3+ 0,9)= 1,2 giây.....................................................................
- Tỷ lệ thời gian của các pha Nhĩ co: Thất co: Giãn chung= 0,3: 0,9: 1,2 ( Hay 1:3: 4)....
2
* Sự khác nhau cơ bản giữa qua trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN:
Quá trình nhân đôi ADN
Quá trình tổng hợp ARN
- Xảy ra trước khi tế bào phân chia
Xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng tế bào
- Diễn ra suốt chiều dài ADN
Diễn ra trên từng đoạn ADN tương ứng với 1 gen hay nhóm gen 
- Các Nu tự do liên kết với các Nu trên hai mạch khuôn ADN: A-T, G-X và ngược lại
Các Nu tự do liên kết với các Nu trên mạch gốc: U-A, G-X, X-G...
- Enzim: ADN pôlimeraza 
- Enzim: ARN pôlimeraza 
- Từ 1 ADN mẹ tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ
-Từ 1 ADN mẹ có thể tạo nhiều loại ARN khác nhau, từ 1 đoạn ADN mẹ có thể tạo nhiều ARN cùng loại
(Thí sinh trình bày được 4/5 ý đạt điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
3
 a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen 
- Ta có: (X1 – T1) + (G1 – A1) = 50 + 250 ó (X1 + G1) – (T1 + A1) = 300
→Trong cả gen: G – A = 300 (1) 
 Theo đề ra: 2A + 3G = 3900 (2)
 Từ (1) và (2) → A = T = 600 (nu); G = X = 900 (nu) ................ 
(Thí sinh giải theo cách khác nếu đúng đạt điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Xác định:
- Dạng đột biến: Thay thế 1 cặp nuclêôtít ...... 
- Gen D có thể khác với gen d:
+ Trình tự Nu: Nếu thay thế cặp A-T bằng T-A; cặp G-X bằng X-G ...
+ + Tỉ lệ giữa các Nu, thay đổi số liên kết hidro: Nếu thay thế cặp A-T bằng G-X hoặc thay cặp X-G bằng T-A ...................................................................................................
4
a. Dạng đột biến: Dị bội (2n+1)........................................................................................
* Cơ chế phát sinh: Do cặp NST 21 không phân li trong giảm phân tạo giao tử (n+1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n)→ tạo hợp tử thừa 1 NST (2n+1) số 21, biểu hiện thành bệnh Đao.....................................................................................................
b. 
- Số loại giao tử tối đa được tạo ra 23 = 8 loại....................................................................
- Tỉ lệ giao tử mang cả ba NST đột biến trong số các giao tử đột biến là 1/7.........................
0,25
0,25
0,25
0,25
 5
 a. 
- Điều kiện các cặp gen phân li độc lập: Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau............................................................................................................................
- Điều kiện các cặp gen liên kết hoàn toàn: Các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST .....
0,25
0,25
0,25
0,25
b. 
- TH1: Xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh..................................................................................................
- TH2: Xuất hiện thường biến.............................................................................................
6
* Các bước tiến hành:
- Cho 2 dạng lúa Aabb và aaBb tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ: Từ Aabb tạo ra các kiểu gen Aabb, Aabb và aabb, từ kiểu gen aaBb tạo ra aaBB, aaBb và aabb 
- Kết hợp với chọn lọc chọn ra hai dòng thuần chủng AAbb và aaBB 
- Lai hai dòng thuần chủng AAbb và aaBB với nhau tạo ra con lai AaBb 
* Trong sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích: tạo ra ưu thế lai ở thực vật ................................................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
7
a. 
- Kiểu gen cây P: AAbb (Thân cao, hoa trắng) x aaBB (Thân thấp, hoa đỏ)
- Kiểu gen cây F1: AaBb (Thân cao, hoa hồng)
- Tỉ lệ cây cao hoa đỏ thuần chủng ở F2: AABB = 1/4 x 1/4 = 1/16...................................
b. 
- Số loại kiểu gen F2: 3 x 3 = 9 kiểu gen.
- Số loại kiểu hình ở F2: 2 x 3 = 6 kiểu hình........................................................................
c. Cây thân thấp, hoa hồng giao phấn với cây F1: aaBb x AaBb
- Tỉ lệ phân li kiểu gen thu được: (1: 1)(1: 2: 1)................................................................. 
d. Tỉ lệ cây F2 chỉ mang 1 cặp gen dị hợp (AaBB, Aabb, AABb, aaBb): 4 x 1/8 = 1/2......
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a.
♂ (7) bị bệnh X → có kiểu gen (aaB-)
♀ (8) bị bệnh Y → có kiểu gen (A-bb)
→ ♂ (14) bình thường phải có kiểu gen AaBb...............................................................
♂ (16) bị cả hai bệnh → có kiểu gen aabb
→♀(9) x ♂(10) bình thường → đều phải có kiểu gen AaBb
→ đời con xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình về mặt lí thuyết là:
 9A-B- : 3A-bb: 3aaB- : 1aabb
Thì ♀ (15) bình thường sẽ có kiểu gen là một trong số 4 kiểu gen với tỉ lệ xuất hiện các kiểu gen tương ứng là: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb...........................................
Khi ♂ (14) x ♀ (15): 
 - ♂ (14) có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab
 - ♀ (15) giảm phân tạo ra: 4AB: 2Ab: 2aB: 1ab
→ Sự kết hợp ngẫu nhiễn giữa các giao tử trong quá trình thụ tinh: 
 (1AB: 1Ab: 1aB: 1ab) x (4AB: 2Ab: 2aB: 1ab)
Sẽ tạo ra ở đời con: 
25(A-B-)/36 tổ hợp gen → xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số (14) và (15) có kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng là 25/36 x 100% = 69,44%.........................
0,25
0,25
0,25
0,25
b. - Ta có 4AABB/36 tổ hợp → Xác xuất để đứa con không mang alen gây bệnh là: 
4/36 x 100% = 11,11%
→ xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 mang alen gây bệnh là: 
 100% - 11,11% = 88,89%...............................................
(Thí sinh giải theo cách khác nếu đúng đạt điểm tối đa)
9
- Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi trong quần thể:
+ Nhóm trước sinh sản: Các cá thể sinh trưởng nhanh đóng vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể ............................................ 
+ Nhóm đang sinh sản: Quyết định mức sinh sản của quần thể 
+ Nhóm sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể ............................................................................
- Đặc trưng cơ bản của quần thể người mà các quần thể khác không có: Đặc trưng về kinh tế xã hội (pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa ) ............................... 
0,25
0,25
0,25
0,25
10
a. Đúng...............................................................................................................................
b. Đúng...............................................................................................................................
c. Đúng................................................................................................................................
d. Sai: Vì hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì tính ổn định càng cao.............
0,25
0.25
0,25
0,25
TỔNG
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_sinh_hoc_danh_cho_hoc_sinh_thi_vao_lop_chuyen_sin.docx