Đề ôn tập giữa học kì I môn Hóa học 10

Đề ôn tập giữa học kì I môn Hóa học 10

Cho biết:

 Số proton của: N = 7; O = 8; F = 9; Ne = 10; Na = 11; Mg = 12; Al = 13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17; K = 19; Ca = 20; Fe = 26; Br = 35.

 Nguyên tử khối của: H= 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137.

Phần I/ Trắc nghiệm.

Câu 1: Hạt nhân nguyên tử R có điện tích +16.10-19 Culông, cấu hình electron của nguyên tử R là

A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p5. C. 1s22s22p6. D. 1s22p62s2.

Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của đa số khí hiếm là

A. 6. B. 8. C. 4. D. 2.

Câu 3:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 14+

B. Lớp M có 3 electron

C. X là nguyên tố phi kim

D. X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA

Câu 4: Nguyên tố A có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm VIIIA. B. chu kì 3, nhóm VIIIB.

C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 17. X có số lớp electron là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

 

doc 3 trang ngocvu90 6290
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì I môn Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
 MÔN HÓA HỌC 10
Họ, tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:..................
(Học sinh không được dùng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Cho biết: 
u Số proton của: N = 7; O = 8; F = 9; Ne = 10; Na = 11; Mg = 12; Al = 13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17; K = 19; Ca = 20; Fe = 26; Br = 35.
v Nguyên tử khối của: H= 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137.
Phần I/ Trắc nghiệm.
Câu 1: Hạt nhân nguyên tử R có điện tích +16.10-19 Culông, cấu hình electron của nguyên tử R là
A. 1s22s22p63s2.	B. 1s22s22p5.	C. 1s22s22p6.	D. 1s22p62s2.
Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của đa số khí hiếm là
A. 6.	B. 8.	C. 4.	D. 2.
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo như hình vẽ: 
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 14+	
B. Lớp M có 3 electron
C. X là nguyên tố phi kim	
D. X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA
Câu 4: Nguyên tố A có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIIIB.
C. chu kì 3, nhóm VIB.	D. chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 17. X có số lớp electron là
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 6: Nguyên tử có
A. 13p, 14e, 13n.	B. 13p, 13e, 14n.	C. 13p, 14e, 14n.	D. 14p, 14e, 13n.
Câu 7: Một nguyên tử có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm IIIA.	B. Nhóm IA.	C. Nhóm VIIIA.	D. Nhóm IIA.
Câu 8: Cho các ion : . Hỏi có bao nhiêu cation?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 9: Một nguyên tử X có 4 lớp electron. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp N là
A. 18.	B. 32.	C. 8.	D. 2.
Câu 10: Số electron tối đa trong lớp electron thứ 3 là
A. 32 electron.	B. 2 electron.	C. 18 electron.	D. 8 electron.
Câu 11: Nội dung nào sau đây sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.	B. Ion dương gọi là cation.
C. Ion âm là anion.	D. Ion âm gọi là cation.
Câu 12: Cation Y2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Y có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.	B. Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.	D. Y có số thứ tự 18, chu kỳ 4, nhóm VIA .
Câu 13: Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của các nguyên tố kim loại?
1) 1s22s1.	 2) 1s22s22p5.	 	3) 1s22s22p63s23p1.	 4) 1s22s22p63s2.
A. 1, 3, 4.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3.	D. 2.
Câu 14: Một nguyên tố X có 3 đồng vị . Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số nơtron đồng vị 1 là 1 đơn vị . A1; A2; A 3 có giá trị lần lượt là
A. 24; 25; 27.	B. 24; 25; 26.	C. 24; 26; 25.	D. 25; 26; 24.
Câu 15: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%.	B. 8,92%.	C. 8,56%.	D. 8,79%.
Câu 16: Nguyên tử X có tổng số hạt electron, proton và nơtron là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 17: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị , lần lượt là
A. 73% và 27%	B. 70% và 30%	C. 27% và 73%	D. 64% và 36 %
Câu 18: Nguyên tố X ở ô 11, số hạt mang điện dương ít hơn hạt không mang điện 1 hạt. Số khối của X là
A. 12.	B. 21.	C. 23.	D. 22.
Câu 19: Cho 10 gam một muối cacbonat của một kim loại nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2(đktc). Vậy kim loại là
A. Be.	B. Ca.	C. Mg.	D. Ba.
Câu 20: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là
A. 12, 20.	B. 7, 25.	C. 15, 17.	D. 8, 14.
Phần II/ Tự luận 
Câu 1. Xác định số hạt cơ bản có trong các nguyên tử và ion: ; ; .
Câu 2 . Nguyên tố hiđro gồm ba đồng vị: , và . Nguyên tố brom gồm hai đồng vị và . Hỏi có bao nhiêu loại phân tử HBr được tạo thành? Xác định phân tử khối của các phân tử đó. 
Câu 3 . Cho các nguyên tử X, Y, Z thỏa mãn những điều kiện sau:
Nguyên tử X có số khối bằng 40, hạt nhân có chứa 22 hạt nơtron.
Nguyên tử Y có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron.
Nguyên tử Z có phân lớp electron ngoài cùng là 4s1
 a/ Viết cấu hình electron của X, Y, Z. Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? 
b/ Từ cấu hình electron, hãy suy ra vị trí của Z trong bảng tuần hoàn và giải thích. 
Câu 4 . Nguyên tố Bo (B) trong tự nhiên gồm có hai đồng vị gồm 10B và 11B. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,81.
a/ Xác định % số nguyên tử của mỗi đồng vị trong tự nhiên.
b/ Axit boric (H3BO3) được sử dụng làm thuốc sát trùng (thuốc nhỏ mắt, bôi da). Xác định % khối lượng của đồng vị 11B có trong axit boric (biết M H3BO3 = 61,83 gam/mol).
Câu 5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 118 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn nguyên tử A là 28 hạt.
a/ Xác định tên của hai kim loại A, B.
b/ Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp hai kim loại A, B trong m gam dung dịch HCl 20% (vừa đủ) thu được dung dịch X và thấy thoát ra 5,6 lít khí hidro (đktc). Tính m.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_10.doc