Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 10 khoa học tự nhiên

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 10 khoa học tự nhiên

Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực

A. Độ lớn của trọng lực được xác định bởi biểu thức P = mg

B. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất

C. Trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn như nhau tại mọi vị trí của vật trên trái đất

D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật

Câu 7: Định luật I Niutơn cho biết

A. nguyên gây ra gia tốc cho vật B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật

C. mối liên hệ giữa lực tương tác của hai vật D. nguyên nhân duy trì chuyển động của vật là do quán tính

Câu 8: Định luật II Niu-tơn cho biết

A. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.

C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian. D. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 9: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây

A. Tính chất của vật liệu khi tiếp xúc B. Tốc độ của vật

C. Áp lực N tác dụng lên mặt tiếp xúc D. Tính chất mặt tiếp xúc

 

doc 2 trang ngocvu90 5110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 10 khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT SÔNG CÔNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Vật lý 10 KHTN 
 Mã đề thi: 132
Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 20 câu, 5 điểm
Câu 1: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của vật được tính bằng công thức
 A. L = v0. B. L = v0 . C. L = v0 . D. L = v0. 
Câu 2: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào
A. thể tích của hai vật.
B. khối lượng của Trái Đất.
C. khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.
D. môi trường giữa hai vật.
Câu 3: Đơn vị của mô men lực là
A. N
B. m/s2
C. N.m
D. m/s
Câu 4: Biểu thức đúng của lực ma sát trượt là:
A. Fmst = 
B. Fmst = 
C. Fmst = 
D. 
Câu 5: Biểu thức của lực hướng tâm là:
A. Fht = 
B. Fht = 
C. Fht = 
D. Fht = m.ω2.R
Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực 
A. Độ lớn của trọng lực được xác định bởi biểu thức P = mg
B. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất
C. Trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn như nhau tại mọi vị trí của vật trên trái đất
D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật
Câu 7: Định luật I Niutơn cho biết
A. nguyên gây ra gia tốc cho vật B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật
C. mối liên hệ giữa lực tương tác của hai vật D. nguyên nhân duy trì chuyển động của vật là do quán tính
Câu 8: Định luật II Niu-tơn cho biết
A. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian.
D. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 9: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây
A. Tính chất của vật liệu khi tiếp xúc
B. Tốc độ của vật
C. Áp lực N tác dụng lên mặt tiếp xúc
D. Tính chất mặt tiếp xúc
Câu 10: Chọn phát biểu đúng.
A. Vật luôn luôn chuyển động cùng phương, chiều với lực tác dụng vào nó.
B. Một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển động chậm dần.
C. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào nó.
D. Một vật sẽ đứng yên khi hợp lực của các lực tác dụng vào nó bằng không.
Câu 11: Nguyên nhân làm cho vật chuyển động biến đổi đều là do
 A. vật không chịu tác dụng của lực nào. B. vật chịu tác dụng của một hợp lực có độ lớn thay đổi.
 C. vật chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau D. vật chịu tác dụng của một hợp lực có độ lớn không đổi
Câu 12: Tìm phát biểu không đúng khi nói về lực và phản lực
 A. Lực và phản lực không cân bằng nhau. B. Lực và phản lực luôn cân băng nhau
 C. Lực và phản lực luôn cùng loại. D. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.
Câu 13: Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực có giá không song song là
A. giá của ba lực phải đồng phẳng và có hợp lực bằng không
B. giá của ba lực phải đồng quy và có hợp lực bằng không
C. giá của ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực bất kỳ phải cân bằng với lực còn lại
D. giá của ba lực phải đồng phẳng và đồng quy
Câu 14: Mômen lực đối với một trục quay là đại lượng
 A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. B. đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.
 C. đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác. D. luôn luôn có giá trị dương.
Câu 15: Điền vào phần khuyết: Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực...........(1)............. và có độ lớn bằng.....(2)........ các độ lớn của hai lực ấy.
A. 1- song song, cùng chiều; 2 - hiệu.
B. 1- song song, cùng chiều; 2- tổng.
C. 1- song song, ngược chiều; 2- tổng.
D. 1- song song, ngược chiều; 2- hiệu.
Câu 16: Biểu thức tính lực hấp dẫn là:
A. Fhd = G.
B. Fhd = G.
C. Fhd = G.
D. Fhd = G.
Câu 17: Tìm phát biểu sai khi nói về khối lượng
A. có tính chất cộng
B. là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
C. là đại lượng vô hướng, luôn dương, không thay đổi đối với mỗi vật
D. vật có khối lượng lớn thì có mức quán tính nhỏ
Câu 18: Một vật đang chuyển động với vận tốc v = 10m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì
A. vật tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 10m/s.
B. vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. vật đó dừng lại ngay.
D. đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.
Câu 19: Phép phân tích lực là
A. phép thay thế hai hay nhiều lực tác dụng vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy
B. phép thay thế một lực tác dụng vào một vật bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy
C. phép thay thế lực này bằng lực khác
D. cộng các véc tơ lực với nhau
Câu 20: Lực ma sát trượt xuất hiện khi 
 A. vật trượt trên bề mặt nhám của vật khác B. vật đặt trên mặt phẳng nghiêng
 C. vật bị biến dạng D. vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên
II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm
Bài 1. ( 1,5 điểm)
Một người dùng đòn gánh nhẹ có chiều dài 1,6m để gánh một thúng cà chua có trọng lượng 320N và một thúng khoai tây có trọng lượng 480N. Xác định lực mà đòn gánh tác dụng lên vai người ấy, vai người ấy đặt tại vị trí nào trên đòn gánh?
Bài 2. ( 1,5 điểm)
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên ℓ0 = 30cm, độ cứng k. Đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu còn lại treo một vật có khối lượng m = 400g, khi cân bằng lò xo có chiều dài 32cm. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này.
b. Tính độ cứng của lò xo ấy.
Bài 3. ( 2 điểm)
Một vật có khối lượng m = 50Kg đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang với vận tốc 10,8Km/h thì bị kéo bởi một lực có phương nằm ngang (như hình 1) làm cho nó chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi vật đi hết quãng đường 27m, kể từ lúc bị kéo nó có vận tốc 21,6Km/h, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy g = 10m/s2. 
a. Tính gia tốc của vật và lực kéo vật.
b. Nếu lực kéo có hướng chếch lên trên hợp với phương ngang một góc α(như hình 2) và có độ lớn F = 120N. Để vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc lớn nhất thì góc α phải có giá trị bằng bao nhiêu? Tính gia tốc của vật khi đó.
-----------------------------------------------
Hình 1
Hình 2
	 .Hết 
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh: ; SBD: .

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_10_khoa_hoc_tu_nhien.doc