Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Lâm Đức Huy - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
[ ] Bao cái chết nối dài cơn hồng thủy
Biết nói sao đây, mây cũng trắng màu tang
Mùa thu ơi, lòng ta trĩu nặng
Hết Rào Trăng lại đến Hướng Phùng!
Những đêm trắng nối dài đêm trắng
Mặt lũ soi trắng bệch mặt người
Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi
Mặt trời lên, sao chửa thấy mặt trời?
Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi
Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây
Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Lâm Đức Huy - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: [ ] Bao cái chết nối dài cơn hồng thủy Biết nói sao đây, mây cũng trắng màu tang Mùa thu ơi, lòng ta trĩu nặng Hết Rào Trăng lại đến Hướng Phùng! Những đêm trắng nối dài đêm trắng Mặt lũ soi trắng bệch mặt người Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi Mặt trời lên, sao chửa thấy mặt trời? Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy Sống bao nhiêu cũng không hết khổ nghèo! Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc Người trách trời bạc ác Sao chẳng trách người nhá bẩn non sông? Miền Trung ơi, thương lắm miền Trung Đẫm nước mắt trôi qua bao mùa bão lũ Ai khắc khoải đợi mùa rau nhú Vẫn ân tình mỗi bát cơm chia (Nguyễn Hữu Quý, trích “Viết từ tâm lũ”, tháng 10 – 2020) Trả lời câu hỏi Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Thơ năm chữ C. Thơ bảy chữ D. Tự do Câu 2: Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong bài thơ là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Cả ba đáp án trên Câu 3: Ba câu thơ: Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy Lên tiếng phê phán hiện trạng gì? A. Xả rác bừa bãi B. Phá rừng C. Hiệu ứng nhà kính D. Ô nhiễm không khí Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây KHÔNG phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão? A. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ C. Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu 5: Nội dung của bài thơ trên là gì? A. Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người B. Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người C. Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ D. Cả ba đáp án trên Câu 6: Câu thơ cuối của đoạn thơ nói về truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta? A. Yêu quê hương B. Tương thân tương ái C. Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống D. Truyền thống hiếu học Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 câu thơ sau: Những đêm trắng nối dài đêm trắng Mặt lũ soi trắng bệch mặt người Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi Câu 8: Theo tác giả, những nguyên nhân nào gây nên thảm cảnh lũ lụt cho con người? Câu 9: Anh/ chị hãy đề xuất 3 giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn thiên tai do lũ lụt Câu 10: Thông điệp của đoạn thơ trên là gì? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về chủ đề sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết thế giới. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án I. ĐỌC Câu 1 (0.5đ) Câu 2(0.5đ) Câu 3(0.5đ) Câu 4(0.5đ) Câu 5(0.5đ) Câu 6(0.5đ) D A B D D B Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Thơ năm chữ C. Thơ bảy chữ D. Tự do Phương pháp giải: Dựa vào số câu trong bài và số từ trong câu để xác định thể thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ viết theo thể thơ tự do → Đáp án D Câu 2. Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong bài thơ là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Cả ba đáp án trên Phương pháp giải: Dựa vào thể loại để suy ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Lời giải chi tiết: → Đáp án A Câu 3. Ba câu thơ: Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy Lên tiếng phê phán hiện trạng gì? A. Xả rác bừa bãi B. Phá rừng C. Hiệu ứng nhà kính D. Ô nhiễm không khí Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: Đoạn thơ trên lên tiếng phê phán hiện trạng phá rừng qua các từ ngữ: “tiếng rừng thét gọi”, “máu cây” → Đáp án B Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây KHÔNG phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão? A. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ C. Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Phương pháp giải: Nhớ lại những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: Câu tục ngữ không phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão là: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối (câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng) → Đáp án D Câu 5. Nội dung của bài thơ trên là gì? A. Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người B. Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người C. Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ D. Cả ba đáp án trên Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và rút ra kết luận về nội dung Lời giải chi tiết: Nội dung của bài thơ: - Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người - Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người - Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ → Đáp án D Câu 6. Câu thơ cuối của đoạn thơ nói về truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta? A. Yêu quê hương B. Tương thân tương ái C. Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống D. Truyền thống hiếu học Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ cuối của đoạn Liên hệ đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Lời giải chi tiết: → Đáp án B Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 câu thơ sau: Những đêm trắng nối dài đêm trắng Mặt lũ soi trắng bệch mặt người Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Phép điệp: điệp từ “trắng” Phép ẩn dụ “đêm trắng” (đêm không ngủ), “trắng tay” (mất hết) Tác dụng: - Nhấn mạnh tình cảnh lao đao, khốn khổ của người dân vùng lũ và thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, đau đớn, của tác giả. - Làm tăng nhạc điệu và sự sinh động, hấp dẫn cho đoạn thơ. Câu 8: Theo tác giả, những nguyên nhân nào gây nên thảm cảnh lũ lụt cho con người? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Nguyên nhân: - Chặt phá, khai thác rừng bừa bãi (Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây) - Xả lũ bừa bãi (Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo/ Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc) Câu 9: Anh/ chị hãy đề xuất 3 giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn thiên tai do lũ lụt Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức của bản thân để đề xuất 3 giải pháp Lời giải chi tiết: Một số giải pháp: - Có những quy định bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, trồng rừng - Xả lũ hợp lý - Xử phạt nghiêm minh với hành động xả rác bừa bãi, chặt phá rừng. Câu 10: Thông điệp của đoạn thơ trên là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ và rút ra thông điệp Lời giải chi tiết: Thông điệp của văn bản: Con người cần sống hòa hợp và có ý thức hơn trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Dàn ý: 1. Giải thích: - Khái niệm: Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ cũng là lúc ta nhận được niềm vui. -Biểu hiện: Người biết đồng cảm sẽ biết san sẻ vui buồn , hiểu biết những trạng thái tâm hồn với người khác, từ đó biết chia sẻ những khó khăn về vật chất, tinh thần , kết nối, lan toả với những người xung quanh.. - Vai trò: khi ta học được cách đồng cảm ta sẽ biết sẻ chia , biết cách sống vì người khác . Đó cũng là ta nhận được niềm vui, ý nghĩa cuộc sống, ta cũng mở rộng được các mối quan hệ, tạo sự thân thiện, hoà ái với thế giới , 2. Bàn luận: Đồng cảm là một phẩm chất cần rèn luyện thường xuyên; Đồng cảm luôn gắn với sẻ chia và thể trong các mối quan hệ giữa người với người; Đồng cảm không giới hạn mà là phẩm chất mang tính nhân loại, vượt lên mọi giới hạn, kết nối với thế giới, a. Cuộc sống đầy những khó khăn, vì vậy rất cần những tấm lòng đồng cảm - Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn - Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. b. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau - Đối với người nhận - Đối vơi người cho c. Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiện với cộng đồng 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: + Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. - Hành động: + Học cách biết đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn + Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_10_nam_hoc_2022_2023_nguye.docx