Đề kiểm tra định kỳ - Bài kiểm tra số 6 – Môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra định kỳ - Bài kiểm tra số 6 – Môn Ngữ văn lớp 10

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Từng nghe:

 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 Như nước Đại Việt ta từ trước,

 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

 Núi sông bờ cõi đã chia,

 Phong tục Bắc Nam cũng khác.

 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

 Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.”

(Trích Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi - Theo Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì và lối văn như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”? (1.0 điểm)

Câu 3. Khi tìm hiểu đoạn trích trên, một học sinh đã viết: “ Đoạn văn bản trên được trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc minh, lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trải viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước.”

 Trong đoạn trích trên bạn học sinh đã viết không đúng chuẩn tiếng Việt một số chữ. Em hãy chỉ ra và viết lại cho đúng. (0.5 điểm)

 

docx 5 trang ngocvu90 5680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ - Bài kiểm tra số 6 – Môn Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD – ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT LÂM HÀ
 (Đề chính thức)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2016 – 2017
 BÀI KIỂM TRA SỐ 6 – Môn Ngữ văn – Lớp 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Từng nghe:
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Như nước Đại Việt ta từ trước,
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét, 
Chứng cớ còn ghi.”
(Trích Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi - Theo Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì và lối văn như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”? (1.0 điểm)
Câu 3. Khi tìm hiểu đoạn trích trên, một học sinh đã viết: “ Đoạn văn bản trên được trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc minh, lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trải viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước.”
	Trong đoạn trích trên bạn học sinh đã viết không đúng chuẩn tiếng Việt một số chữ. Em hãy chỉ ra và viết lại cho đúng. (0.5 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên. (1.0 điểm) 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
 Ngoài rèm thước chẳng mách tin
 Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
 Buồn rầu nói chẳng nên lời,
 Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Ngữ Văn 10, Tập hai, tr 87 - NXB Giáo dục, 2010)
	Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó cho biết tư tưởng nhân đạo của tác giả được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ.
cd HẾT ˜™
 SỞ GD – ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT LÂM HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA SỐ 6 
 NĂM HỌC 2016 – 2017
 Môn Ngữ văn – Lớp 10 – Thời gian làm bài: 90 phút
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
 Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì và lối văn như thế nào?
 -Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu.
0,5
2
 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”? 
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu trên là:
+ Yên dân: Là làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên ổn làm ăn để đất nước ổn định và phát triển.
+ Trừ bạo: tiêu diệt những kẻ bạo tàn đã gây ra những đau khổ cho nhân dân.
1,0
Lưu ý: 
-Nếu học sinh chỉ nêu được tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu trên là: Yên dân, trừ bạo (0,5điểm)
- Nếu học sinh nêu được tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu trên là: Yên dân, trừ bạo và có cách diễn đạt hợp lý (0,75 điểm) 
- Học sinh trình bày như đáp án ( 1,0điểm)
3
 Khi tìm hiểu đoạn trích trên, một học sinh đã viết: “Đoạn văn bản trên được trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc minh, lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trải viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước.”
	Trong đoạn trích trên bạn học sinh đã viết không đúng chuẩn tiếng Việt một số chữ. Em hãy chỉ ra và viết lại cho đúng. 
 -Những chữ viết chưa đúng: “Đoạn văn bản trên được trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc minh, lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trải viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước.” 
 - Học sinh viết lại: “Đoạn văn bản trên được trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước.” 
0,5
Lưu ý: 
-Nếu học sinh chỉ nêu và chỉ ra được 2/3 lỗi (0,25 điểm)
- Nếu học sinh chỉ nêu và chỉ ra được 1/3 lỗi (0,0 điểm)
4
Nội dung: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, // khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ // và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán // và sự ý thức về sức mạnh dân tộc.
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
 Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó cho biết tư tưởng nhân đạo của tác giả được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ.
I. Mở bài: Học sinh giới thiệu ngắn gọn về: tác giả, dịch giả và tác phẩm, vị trí đoạn trích 
 [ +"Chinh phụ ngâm", nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác. Ông sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, nổi tiếng vì ham học, học giỏi. Ông có nhiều sáng tác được người đương thời ca tụng, nhất là các bài phú. " Chinh phụ ngâm" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông.
 +Tác phẩm "Chinh phụ ngâm" được nhiều người biết đến và tham gia dịch thuật nhưng văn bản hay nhất hiện hành được xem là của dịch giả Đoàn Thị Điểm - một nữ sĩ tài giỏi thông minh.
 + Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" thuộc đoạn thơ từ câu 193 đến câu 216 trong tác phẩm. Đoạn trích trên viết về nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
 + Nêu yêu cầu của đề bài và trích dẫn thơ.]
0,5
II. Thân bài: 
*Học sinh cảm nhận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích:
- Về nội dung: Đoạn trích đã khắc họa nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ với các ý chính sau:
 + Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông rèm xuống quấn rèm lên nhiều lần, mong tin vui mà "ngoài rèm thước chẳng mách tin".
 + Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa nguời chinh phụ và ngọn đèn khuya, vẫn chỉ là "một mình mình biết, một mình mình hay".
-> Tâm trạng buồn triền miên, tăng thêm nỗi khắc khoải, đợi chờ, hi vọng không nguôi. 
6,0
4,0
- Về nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (câu hỏi tu từ, điệp ngữ bắc cầu "đèn có biết - đèn biết chăng?")...
1,0
*Tư tưởng nhân đạo của đoạn trích:
 - Nhân đạo: là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
 - Giá trị nhân đạo được thể hiện qua đoạn trích:
 + Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa
 + Niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.ả
1,0
III. Kết bài: Học sinh đánh giá chung về đoạn trích:
 -Về nghệ thuật
 -Về nội dung
 - Cảm nhận của người viết.
0,5
Lưu ý:
- Do đặc trưng của bộ môn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài chỉ viết một đoạn văn.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_bai_kiem_tra_so_6_mon_ngu_van_lop_10.docx