Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Chi Lăng

Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Chi Lăng

Câu 1: (1điểm) Một đĩa mỏng, phẳng, nhẹ hình chữ nhật ABCD, cạnh AB = 30cm,

cạnh AD = 40cm , có trục quay cố định tại trọng tâm G.

Tác dụng lên đĩa hai lực

như hình vẽ, F_1= 6N, F_2= 8N.

a/ Áp dụng quy tắc tìm hợp lực của hai lực

 có giá đồng quy để xác định hợp lực của

 hai lực trên. (0,5đ)

b/ Đĩa có quay không? Vì sao? (0,5đ)

Câu 2: (2điểm) Một vật có dạng khối hộp có khối lượng m = 4 kg, bắt đầu trượt trên sàn nhà nằm ngang do tác dụng của một lực kéo song song với sàn có độ lớn F = 8 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là  = 0,15. Lấy g = 10 m/s2 .

 a/ Vẽ các véc tơ lực tác dụng lên vật. ( 0,25đ)

 b/ Tính độ lớn lực ma sát và gia tốc của vật. (1đ)

 c/ Tính vận tốc của vật sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động.(0,5đ)

 d/ Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ năm. ( 0,25đ)

 

docx 3 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Chi Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS & THPT CHI LĂNG 
TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ	
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI
NĂM HỌC 2015_2016 - MÔN VẬT LÝ LỚP 10
	ĐỀ CHÍNH THỨC 	
	( Thời gian 45 phút)
 PHẦN TỰ LUẬN ( 3 câu – 4 điểm)_ Thời gian 20 phút 	
A. PHẦN BẮT BUỘC ( 3điểm)
Câu 1: (1điểm) Một đĩa mỏng, phẳng, nhẹ hình chữ nhật ABCD, cạnh AB = 30cm, 
G
B
C
D
A
 F2
 F1
cạnh AD = 40cm , có trục quay cố định tại trọng tâm G.
Tác dụng lên đĩa hai lực 
như hình vẽ, F1= 6N, F2= 8N.
a/ Áp dụng quy tắc tìm hợp lực của hai lực
 có giá đồng quy để xác định hợp lực của
 hai lực trên. (0,5đ)
b/ Đĩa có quay không? Vì sao? (0,5đ)
Câu 2: (2điểm) Một vật có dạng khối hộp có khối lượng m = 4 kg, bắt đầu trượt trên sàn nhà nằm ngang do tác dụng của một lực kéo song song với sàn có độ lớn F = 8 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là m = 0,15. Lấy g = 10 m/s.
	a/ Vẽ các véc tơ lực tác dụng lên vật. ( 0,25đ)
	b/ Tính độ lớn lực ma sát và gia tốc của vật. (1đ)
	c/ Tính vận tốc của vật sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động.(0,5đ)
	d/ Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ năm. ( 0,25đ)
B. PHẦN TỰ CHỌN ( 1điểm) Học sinh chọn một trong bốn câu : 3a,3b,3c hoặc 3d
Câu 3a: “Sáng 02/03/2015, lúc 6h50 một xe container chở hàng chục tấn thép lá chạy tốc độ cao , khi đến gần làn thu phí tự động thuộc trạm thu phí Phú Mỹ (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM), phát hiện thanh chắn chưa kéo lên, tài xế thắng gấp, hàng chục tấn thép lá lao về phía trước làm đứt lìa đầu xe container, rất may, dù kẹt trong cabin nhưng tài xế chỉ bị xây xát nhẹ ” 
Tin từ tuoitreonline -16:00 02/03/2015
Bằng kiến thức vật lý đã học, em hãy giải thích vì sao hàng chục tấn thép lao về phía trước?
Câu 3b: Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao cáo làm như vậy thì chó lại khó bắt được cáo?
Câu 3c: Em hãy nêu một số lợi ích của ma sát mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 3d: Trình bày cách “cân” khối lượng trái đất của nhà vật lý người Anh Henry Cavendish. Cho biết bán kính trái đất là R = 6400km, gia tốc rơi tự do ở mặt đất 
g = 9,81m/s2, hằng số hấp dẫn G = 6,67. 10-11 N.m2/kg2.
 PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 20 câu - 6 điểm)_ Thời gian 25 phút 
Câu 1/ Khi lò xo biến dạng, thì ở lò xo xuất hiện loại lực nào?	
A/ đàn hồi.	B/ ma sát.	C/ hướng tâm.	D/ hấp dẫn.
Câu 2/ Trong hệ SI (Système International d'unités- Hệ đo lường quốc tế) thì thời gian có đơn vị là
A/ mét (m) 	B/ kilôgam (kg)	C/ giây (s)	D/ giờ ( h)
Câu 3/ “Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo ” đó là nội dung của 
A/ Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.	B/ Định luật III Newton.	
C/ Định luật Hooke.	D/ Định luật I Newton.	
Câu 4/ Đổi đơn vị : 21,6km/h bằng
A/ 6m/s	B/ 4m/s	C/ 21,6m/s	D/ 12m/s
Câu 5/ Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính là
A/ vận tốc.	B/ mô men lực.	C/ khối lượng.	D/ trọng lượng.
Câu 6/ Lực là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác và kết quả là
A/ làm vật biến đổi vận tốc hoặc làm vật biến dạng.	
B/ làm vật biến dạng hoặc làm vật chuyển động.
C/ làm vật chuyển động.	
D/ chỉ làm vật biến dạng.
Câu 7/ Vận tốc tương đối là vận tốc
A/ của một vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.	
B/ của một vật đối với mặt đất.
C/ của một vật này đối với vật kia được chọn làm mốc.	
D/ của một vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.
Câu 8/ Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 4 N và cánh tay đòn là 2 mét.
A/ 2Nm.	B/ 0,5Nm.	C/ 8Nm.	D/ 8N/m
Câu 9/ Để xác định gia tốc rơi tự do, ta có thể sử dụng những dụng cụ nào sau đây:
A/ Cân , đồng hồ bấm giây, viên bi.	B/ Thước đo chiều dài, lực kế, viên bi.
C/ Thước đo chiều dài, đồng hồ bấm giây, viên bi.	D/ Lực kế, đồng hồ bấm giây, viên bi.
Câu 10/ Tầm bay xa của vật được ném ngang được tính theo công thức
A/ h2gv0 	B/v02gh	C/ 2hg 	D/ v02hg
Câu 11/ Lực và phản lực không có đặc điểm nào sau đây?
A/ Luôn xuất hiện đồng thời.	B/ Cùng đặt vảo một vật.
C/ Luôn mất đi đồng thời.	D/ Là cặp lực trực đối.
Câu 12/ Cách nào sau đây không làm thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt .
A/ Tăng áp lực lên mặt tiếp xúc.	B/ Làm sần sùi mặt tiếp xúc.
C/ Tăng diện tích mặt tiếp xúc	D/ Bôi trơn mặt tiếp xúc.
Câu 13/ Trường hợp nào sau đây không liên quan đến : “Một vật muốn thay đổi vận tốc thì phải tác dụng lực lên vật khác”.
A/ Vật đang rơi tự do.	B/ Cá vẫy đuôi để bơi.	
C/ Chim vỗ cánh để bay.	D/ Vận động viên nhảy xa sau khi chạy đà thì dậm vào ván nhảy.
Câu 14/ Gọi A là đại lượng cần đo, A là giá trị trung bình của các phép đo đại lượng A, ∆ A là sai số tuyệt đối của phép đo . Kết quả của phép đo đại lượng A được viết:
A/ A = A - ∆A.	B/ A = A ± ∆A.
C/ A = A + ∆A.	D/ A = ∆AA.
Câu 15/ Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei - nhà vật lý học người Ý đã thả đồng thời những quả tạ nặng có trọng lượng khác nhau từ tầng cao của tháp nghiêng Pisa để chứng minh
A/ thời gian rơi của chúng không phụ thuộc vào trọng lượng.
B/ các vật thể nặng rơi nhanh hơn các vật thể nhẹ.
C/ các vật thể nhẹ rơi nhanh hơn các vật thể nặng.
D/ các vật có quán tính khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau.
Câu 16/ Một vật khối lượng 3 kg chịu tác dụng của một lực 6N, gia tốc mà vật thu được có độ lớn bằng 
A/ 0,5m/s2.	B/ 2m.s2.	C/ 18m/s2.	D/ 2m/s2.
Câu 17/ Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc?
A/ Vận tốc tức thời.	B/ Quán tính.	C/ Tốc độ trung bình.	D/ Gia tốc.
Câu 18/ Sau 4s một vật được thả rơi tự do chạm đất, lấy g = 10 m/s2, độ cao mà vật được thả là
A/ 80m.	B/ 160m. 	C/ 40m.	D/ 20m.
Câu 19/ Lúc 7h10 phút ngày thứ ba 22/12/2015 , máy bay mang số hiệu UA0200 của United Airlines bay thẳng từ Guam (lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ) đến Honolulu (tiểu bang Hawaii-Hoa Kỳ) , thời gian bay là 7h15 phút. Biết Guam ở múi giờ UTC+10, còn Honolulu ở múi giờ UTC -10 (UTC là giờ Phối hợp Quốc tế ). Máy bay đến Honolulu lúc nào? ( theo giờ Honolulu)
A/ 14h25 phút ngày thứ tư 23/12/2015.
B/ 18h25 phút ngày thứ hai 21/12/2015.
C/ 18h25 phút ngày thứ ba 22/12/2015.
D/ 14h25 phút ngày thứ ba 22/12/2015.
Câu 20/ Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng đồng thời của hai lực là hai lực đó phải
A/ cùng độ lớn, cùng chiều.	B/ cùng giá, ngược chiều.
C/ cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều.	D/ cùng độ lớn, cùng giá, cùng chiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_2_vat_li_lop_10_nam_hoc_2015_2.docx