Chuyên đề Địa lí 10 - Chủ đề 7: Cơ cấu nền kinh tế

Chuyên đề Địa lí 10 - Chủ đề 7: Cơ cấu nền kinh tế

CHỦ ĐỀ 7: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Mục tiêu

 Kiến thức

+ Trình bày được khái niệm nguồn lực, phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng.

+ Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.

 Kĩ năng

+ Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.

+ Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước, nhận xét.

 

doc 11 trang ngocvu90 7800
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Địa lí 10 - Chủ đề 7: Cơ cấu nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
1. Bạch Thị Năm – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Hiên – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Nguyệt Nga – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
CHỦ ĐỀ 7: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được khái niệm nguồn lực, phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng.
Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
Kĩ năng
Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.
Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước, nhận xét. 
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
1. Các nguồn lực
	a. Khái niệm
Là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
	b. Các nguồn lực
- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông.
- Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
- Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.
	c. Vai trò
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận, hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
- Tự nhiên: cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
- Kinh tế - xã hội: Vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
2. Cơ cấu kinh tế
	a. Khái niệm
Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành phát triển phù hợp.
	b. Cơ cấu ngành
- Cơ cấu ngành là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
- Vai trò, ý nghĩa: là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Các ngành: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
	c. Cơ cấu thành phần
- Khu vực kinh tế trong nước.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
	d. Cơ cấu lãnh thổ
Là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ gồm: toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguồn lực là
	A. Tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
	B. Tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
	C. Tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ... trong nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
	D. Tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ... ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
Câu 2. Nguồn lực nào không thuộc nguồn lực tự nhiên?
	A. Vị trí địa lí.	B. Khí hậu.	C. Đất đai.	D. Khoáng sản.
Câu 3. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành
	A. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
	B. điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế
	C. vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội
	D. điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp
Câu 4. Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là
	A. khoa học - kĩ thuật và công nghệ	B. vốn
	C. thị trường tiêu thụ	D. con người
Câu 5. Nội dung nào không đúng khi nói về các nguồn lực?
	A. Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận, phát triển giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia
	B. Nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược để phát triển kinh tế đất nước trong từng giai đoạn
	C. Huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia
	D. Theo phạm vi lãnh thổ có thể chia nguồn lực thành: nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước
Câu 6. Cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là
	A. tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao, tỉ trọng ngành dịch vụ còn thấp
	B. tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp nhỏ, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao
	C. tỉ trọng các ngành tương đương nhau
	D. tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ rất cao
Câu 7. Cơ cấu ngành kinh tế của thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng
	A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tăng tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ
	B. tăng tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ
	C. giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ
	D. tăng tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
Câu 8. Nguồn lực nào có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
	A. Nguồn lực kinh tế - xã hội	B. Nguồn lực tự nhiên
	C. Nguồn lực ngoài nước	D. Vị trí địa lí
Câu 9. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm
	A. khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
	B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng
	C. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
	D. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ
Câu 10. Cơ sở để phân chia các nguồn lực dựa vào
A. phân chia một cách ngẫu nhiên
	B. phạm vi lãnh thổ và vai trò của từng nhân tố
	C. vai trò và ý nghĩa của từng nhân tố
	D. nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004
Khu vực
Năm 1990
Năm 2004
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch
vụ
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch
vụ
Các nước phát triển
3
33
64
2
27
71
Các nước đang phát triển
29
30
41
25
32
43
Việt Nam
39
23
38
22
40
38
Toàn thế giới
6
34
60
4
32
64
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004
Khu vực
GDP (tỉ USD)
Trong đó
Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp
1253,0
288,2
313,3
651,5
Các nước thu nhập trung bình
6930,0
693,3
2356,2
3880,8
Các nước thu nhập cao
32 715,0
654,3
8833,1
23 227,6
Toàn thế giới
40 898,0
1635,9
13 087,4
26174,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
a. Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.
b. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước
ĐÁP ÁN
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1-B
2-A
3-C
4-D
5-B
6-A
7-C
8-A
9-C
10-D
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
* Các loại nguồn lực và ý nghĩa của chúng:
- Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới và toàn cầu, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
+ Nguồn lực tự nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật, khí hậu) là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất:
- Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất.
- Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu, ...) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn:
Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa lả yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ.
Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất; sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
Thị trường: quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế; thị trường tiêu dùng còn tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vả của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, chính sách kinh tế thông thoáng, mở cửa sẽ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.
+ Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn lực ngoài nước (ngoại lực).
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
* Ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí:
+ Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng trong nước và các nước trên thế giới bằng đường biển; tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu nguyên, nhiên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp (sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, khoáng sản, thủy điện).
+ Vị trí địa lí của nước ta:
Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (giông bão, lụt lội, hạn hán).
- Nguồn lực tự nhiên:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tỉnh), giao thông biển.
+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
Nguồn lực kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao, ... Vì vậy, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ còn thấp, ... Vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004
Khu vực
Năm 1990
Năm 2004
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch
vụ
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch
vụ
Các nước phát triển
3
33
64
2
27
71
Các nước đang phát triển
29
30
41
25
32
43
Việt Nam
39
23
38
22
40
38
Toàn thế giới
6
34
60
4
32
64
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP theo ngành, thời kì 1990 - 2004.
* Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam:
- Về cơ cấu GDP năm 2004:
+ Các nước phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (71%), tiếp đến là công nghiệp - xây dựng (27%), thấp nhất ỉà nông - lâm - ngư nghiệp (2%).
+ Các nước đang phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (43%), tiếp đến là công nghiệp - xây dựng (32%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (25%).
+ Việt Nam: chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp xây dựng (40%), tiếp đến là dịch vụ (38%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (22%).
- Trong giai đoạn 1990 - 2004, cơ cấu GDP theo ngành ở các nhóm nước và Việt Nam có sự thay đổi:
+ Các nước phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 3% xuống 2%), công nghiệp - xây dựng (từ 33% xuống 27%) và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (64% lên 71%).
+ Các nước đang phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 29% xuống 25%); tảng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (30% lên 32%) và dịch vụ (41% lên 43%).
+ Việt Nam: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (39% xuống 22%); tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (23% lên 40%); tỉ trọng ngành dịch vụ giữ ở mức ổn định (38%).
=> Ở các nước phát triển và trên toàn thế giới nói chung ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao và có xu hướng tăng; còn ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm.
- Ở các nước đang phát triển và Việt Nam ngành nông - lâm - ngư nghiệp mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao, ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp so với các nước phát triển và thế giới.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004
Khu vực
GDP (tỉ USD)
Trong đó
Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp
1253,0
288,2
313,3
651,5
Các nước thu nhập trung bình
6930,0
693,3
2356,2
3880,8
Các nước thu nhập cao
32 715,0
654,3
8833,1
23 227,6
Toàn thế giới
40 898,0
1635,9
13 087,4
26174,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
a. Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.
b. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước
* Xử lí số liệu: tính tỉ trọng thành phần các ngành của các khu vực:
- Công thức: tỉ trọng thành phần (%) = (gỉá trị thành phần/tổng) x100%.
Áp dụng công thức ta tính được tỉ trọng thành phần các ngành của các khu vực như bảng số liệu sau:
Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004 (%)
Khu vực
GDP (tỉ USD)
Trong đó
Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp
100
23
25
52
Các nước thu nhập trung bình
100
10
34
56
Các nước thu nhập cao
100
2
27
71
Toàn thế giới
100
4
32
64
* Tính bán kính R:
- Đặt RCác nước thu nhập thấp = 1 (đơn vị bán kính)
- RCác nước thu nhập trung bình = 1x 
- RCác nước thu nhập cao = 1x 
- RToàn thế giới = 1x 
* Vẽ biểu đồ:
Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004 (%)
* Nhận xét:
- Các nước thu nhập thấp, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 52%, tiếp theo là công nghiệp - xây dựng 25%, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng khá cao so với các nước thu nhập trung bình và các nước thu nhập cao chiếm 23%.
- Các nước thu nhập trung bình dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 56%, tiếp theo là công nghiệp - xây dựng 34%, thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 10%.
- Các nước thu nhập cao: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế 71%, công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao 27%, đặc biệt nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 2% trong cơ cấu kinh tế.
- Trên toàn thế giới ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 64%, công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao thứ 2 là 32%, nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 4%.
→ Các nước thu nhập cao và toàn thế giới ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp. Ngược lại, các nước có thu nhập thấp tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao, ngành dịch vụ vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhóm nước thu nhập cao và thế giới. Còn nhóm nước thu nhập trung bình ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối thấp, ngành dịch vụ chiếm hơn 50% cơ cấu các ngành kinh tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_dia_li_10_chu_de_7_co_cau_nen_kinh_te.doc