Chủ đề: Tích hợp trong dạy học bài hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác hình học 10

Chủ đề: Tích hợp trong dạy học bài hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác hình học 10

TÊN CHỦ ĐỀ:

TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC

HÌNH HỌC 10

Căn cứ xây dựng chủ đề

- Căn cứ văn bản chỉ đạo của sở Gíao dục và đào tạo Lạng Sơn năm học 2019-2020.

- Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của trung tâm năm học 2019-2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Với thực tế giảng dạy bộ môn toán qua nhiều năm, bản thân tôi thấy một điều cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho học viên không còn tâm lý “sợ” học bộ môn toán. Mà qua những giờ học toán các em sẽ biết được nhiều kiến thức hơn ngoài những bài toán sẵn có trong sách giáo khoa. Để từ đó các em thấy được ứng dụng của Toán học trong thực tế, biết sử dụng toán để giải quyết các tình huống trong thực tế.

2. Yêu cầu:

- Phù hợp với đối tượng học viên lớp 10 của trung tâm

- Học viên thấy được ứng dụng của các hệ thức lượng tam giác trong nhiều môn học khác nhau.

- Đảm bảo các ví dụ đều cụ thể và thực tiễn trong cuộc sống. Học viên hiểu được tầm quan trọng của toán học.

 

doc 11 trang ngocvu90 10813
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Tích hợp trong dạy học bài hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác hình học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ:
TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC
HÌNH HỌC 10
Căn cứ xây dựng chủ đề 
Căn cứ văn bản chỉ đạo của sở Gíao dục và đào tạo Lạng Sơn năm học 2019-2020.
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của trung tâm năm học 2019-2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Với thực tế giảng dạy bộ môn toán qua nhiều năm, bản thân tôi thấy một điều cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho học viên không còn tâm lý “sợ” học bộ môn toán. Mà qua những giờ học toán các em sẽ biết được nhiều kiến thức hơn ngoài những bài toán sẵn có trong sách giáo khoa. Để từ đó các em thấy được ứng dụng của Toán học trong thực tế, biết sử dụng toán để giải quyết các tình huống trong thực tế.
2. Yêu cầu:
- Phù hợp với đối tượng học viên lớp 10 của trung tâm
- Học viên thấy được ứng dụng của các hệ thức lượng tam giác trong nhiều môn học khác nhau.
- Đảm bảo các ví dụ đều cụ thể và thực tiễn trong cuộc sống. Học viên hiểu được tầm quan trọng của toán học.
II. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ ĐỔI MỚI
1. Cơ sở lý thuyết:
a, Định lí Cosin:
b, Định lí Sin
c, Diện tích tam giác ABC tính theo các công thức sau :
 S=
 S=
 S=; S=p.r
 S=
2. Cơ sở thực tiễn
Học sinh nắm được định lí Côsin và định lí Sin trong tam giác. Công thức tính độ dài đường trung tuyến theo ba cạnh của tam giác. Công thức tính diện tích tam giác.
Chủ quyền Biển đảo là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay của mỗi quốc gia có đường biên giới trên biển, trong đó có Việt Nam. Việc giáo dục cho các em học sinh trong trường THPT nhận thức đúng về biển đảo không chỉ là trách nhiệm của Đoàn thanh niên, của nhà trường, của các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, địa lý, mà là trách nhiệm của tất cả các thầy cô hàng ngày giảng dạy trên lớp.
Lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của học sinh THPT – những người Đoàn viên thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh luôn luôn như ngọn đuốc sáng rực. Nhưng để khơi gợi được cho các em phát huy được tinh thần đó đòi hỏi phải có những việc làm cụ thể.
Khí hậu trên thế giới hiện nay đang có những biến đổi bất thường. Nhiều thiên tai xảy ra gây những hậu quả nặng nề cho người dân. Điều này đòi hỏi con người phải có ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ mội trường sống; có kỹ năng ứng phó, phòng trách hậu quả của những đợt thiên tai xảy ra.
3. Nội dung của chủ đề
Tiết 79- Hình 25 : BÀI TẬP
CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC
( Môn Hình học 10)
 I. Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức:
Học sinh nắm được: định lí Côsin và định lí Sin trong tam giác. Công thức tính độ dài đường trung tuyến theo ba cạnh của tam giác. Công thức tính diện tích tam giác.
2/ Kỹ năng: 
Biết vận dung định lí Côsin và định lí Sin để tính cạnh hoặc góc của một tam giác trong các bài toán cụ thể.
Biết sử dụng công thức tính độ dài đường trung tuyến theo ba cạnh của tam giác. Công thức tính diện tích tam giác.
Biết giải tam giác và biết thực hành việc đo đạc trong thực tế.
Biết liên hệ, vận dụng kiến thức các môn: Toán, địa lí, lịch sử, Công nghệ, quốc phòng an ninh, giáo dục công dân; kĩ năng sống, kiến thức văn hóa xã hội,.. để giải quyết các tình huống thực tiễn.
3/ Thái độ:
Cẩn thận, logic, chính xác.
Thấy được ứng dụng quan trọng của hình học phẳng trong cuộc sống.
II- Chuẩn bị: 
1/ Giáo viên: Giáo án, Powerpoint, laptop, máy tính cầm tay ( Casio)
2/ Học sinh: SGK, Vở ghi, bảng phụ, máy tính cầm tay,..
III- Phương pháp giảng dạy: Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm.
IV- Tiến trình bài học:
HĐ1: Ôn tập (5’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
GV trình chiếu 
( slide 2)
?1: Nêu nội dung định lí Cosin ? 
?2: Định lí Sin?
?3: Công thức tính diện tích tam giác?
- Trong tam giác ABC với BC=a, AC=b, AB=c. Ta có:
- Với mỗi tam giác ABC ta có :
Định Lí Sin: 
Với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
- Diện tích tam giác ABC tính theo các công thức sau :
a) S=
b) S=
c) S=
d) S=p.r
e) S=
Với R : BK đường tròn ngoại tiếp ABC
BK đường tròn nội tiếp ABC
 chu vi tam giác)
I- Ôn tập
a, Định lí Cosin:
b, Định lí Sin
c, Diện tích tam giác ABC tính theo các công thức sau:
 S=
 S=
 S=
 S=p.r
S=
HĐ2: HĐ nhóm và trả lời các câu hỏi phụ ( 38 phút)
* Bài tập 1: GV trình chiếu ( slide 3)
TP Hà Nội cách TP Hồ Chí Minh gần 1133,4 km. TP Hà Nội nhìn TP Hồ Chí Minh và quần đảo Hoàng Sa với góc gần , TP Hồ Chí Minh nhìn Hà Nội và quần đảo Hoàng Sa với góc gần . Hỏi khoảng cách từ quần đảo Hoàng Sa đến TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
HĐTP 1: Hoạt động nhóm ( 4 phút)
HĐTP 2: Các nhóm nộp kết quả, nhận xét , chấm điểm chéo nhau (3 phút)
HĐTP 3: GV nhận xét chung và thống nhất điểm ( 2 phút)
GV trình chiếu ( slide 4,slide 5)
HĐTP 4: Thảo luận (3 phút) Tích hợp các môn GDQP-AN, Lịch Sử, Địa lí, GDCD, công nghệ, tin học, ...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV trình chiếu 
( slide 6, slide 7)
GV:
?1. Với khoảng cách từ hai quần đảo đến TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như vậy, có trở ngại gì đến việc phát triển du lịch và bảo vệ biển đảo?
HS: khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện ra Đảo, khó khăn phát triển du lịch biển. Gặp trở ngại khi trên đảo xảy ra sự cố cần cứu trợ khẩn cấp, 
GV: ?2. Nêu hướng khác phục?
HS: Lựa chọn địa điểm phù hợp trên địa phận miền trung, nam trung bộ để xây dựng các cảng biển, cảng hàng không lớn, có tầm vóc chiến lược quân sự.
GV: ?3. Trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên với Biển đảo?
HS: cố gắng học tập, góp sức xây dựng, giữ gìn biển đảo.
≈1486,2 km km
≈876,8 km
≈626,3 km km
≈1133,4 km km
≈850,6 km
* Bài tập 2: GV trình chiếu ( slide 8, slide 9 )
Tính góc nhìn từ khu Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đảo Yến và Mũi Rồng. Biêt khoảng cách từ khu Lăng mộ Đại tướng đến Mũi rồng gần 786,37 (m), đến Đảo Yến gần 1,12 ( km), khoảng cách từ Mũi Rồng đến Đảo Yến gần 1,33 (km).
HĐTP 1: Hoạt động nhóm ( 3 phút)
HĐTP 2: GV nhận xét và chấm điểm cho từng nhóm ( 5 phút). 
 GV trình chiếu (slide 10)
HĐTP 3: Thảo luận ( 4 phút) Tích hợp các môn Lịch Sử, Địa lí, GDQP-AN, GDCD, Tin học, 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV trình chiếu (slide 11, slide 12)
GV: Em biết gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
HS: Ngày sinh: 25/11/1911
Ngày mất: 4/10/2013
còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam 
là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh"
là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng từ 1946 đến 1979, 
GV: Hướng nhìn ra biển từ Lăng mộ Đại tướng có ý nghĩa gì?
HS: Luôn giành cho biển đảo tình yêu, niềm tin toàn vẹn lãnh thổ.
GV: Trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên với quê hương đất nước?
HS: Luôn có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đất nước trước mọi thế lực thù địch. Phấn đấu học tập rèn luyện.
* Bài tập 3: GV trình chiếu ( slide 13, slide 14, slide 15 )
Đo diện tích ảnh hưởng của Bão Haiyan lúc 1h ngày 11/11/2013. Biết rằng khu vực hoàn lưu bão ảnh hưởng được dự báo là hình tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Với điểm A là vị trí Thành phố Cao Bằng, B là vị trí Thành phố Vinh – Nghệ An, C là vị trí Thành phố Bắc Hải – Trung Quốc. 
Đo trên Google Map ta có Khoảng cách như sau: 
Khoảng cách cần đo
Độ dài ( Km)
TP Cao Bằng – TP Vinh
≈ 451,03
TP Vinh – TP Bắc Hải (TQ)
≈ 475,7
TP Cao Bằng – TP Bắc Hải (TQ)
≈ 322,89
HĐTP 1: Hoạt động nhóm ( 5 phút)
HĐTP 2: GV nhận xét chung và chấm điểm cho từng nhóm ( 5 phút).
GV trình chiếu (slide 16 )
HĐTP 4: Thảo luận ( 4 phút) Tích hợp các môn Địa lí, GDCD, tin học, kĩ năng sống, 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV trình chiếu
 (slide 17, slide 18, slide 19, slide 20 )
GV: Để phòng, tránh, ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới ta phải làm gì? 
HS:
 - Làm tốt công tác dự báo bão
- Sơ tán dân, thông báo cho tàu thuyền về nơi trú ẩn.
- Củng cố đê điều; chống bão chống lũ, xói mòn.
- Đề phòng sạt lở đất, lũ quét, 
GV: Trách nhệm của đoàn viên thanh niên trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
HS: Phát huy tinh thần xung kích. Ý thức đúng về biến đổi khí hậu, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về môi trường, đa dạng sinh học, 
HĐ3: Củng cố- dặn dò: ( 2 phút)
GV trình chiếu (slide 21 )
Trong thực tế, hệ thức lượng trong tam giác được ứng dụng nhiều vào việc đo đạc. Cùng những dụng cụ như: giác kế, dây, thước, compa, bút, giấy,.. thì với công nghệ hiện đại như hiện nay ( các thiết bị vệ tinh, các phần mềm máy tính, ) ta có thể đo được những khoảng cách rất xa với độ chính xác cao ( từ vũ trụ đến mặt đất, khoảng cách giữa các hành tinh trong không gian, ), độ cao của một công trình, độ cao của một ngọn núi, góc tạo bởi các tia sóng trong không gian, .Tuy nhiên công nghệ cũng chỉ là công cụ hỗ trợ, còn kiến thức hệ thức lượng trong tam giác nói riêng và kiến thức toán học nói chung vẫn là cơ sở khoa học quan trọng nhất để chúng ta thực hiện các phép đo trong thực tế.
Để từ đó giúp chúng ta xác định được những khoảng cách, góc độ phù hợp để xây dựng những công trình có ý nghĩa về kinh tế cũng như chiến lược quân sự cho đất nước. Xác định được phạm vi ảnh hưởng của một cơn bão hay áp thấp nhiệt đới để lựa chọn cách phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối tượng thực hiện
- Học viên lớp 10, sau khi học xong lý thuyết bài Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
2. Cách tổ chức thực hiện
Nghiên cứu nội dung bài học, sưu tầm tư liệu, soạn giảng giáo án ( Word và Powerpoint).
Giảng dạy trên lớp 1 tiết học , với đối tượng học viên lớp 10. Có các giáo viên cùng bộ môn và các giáo viên trong tổ giáo dục thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Thực hiện thành công 1 tiết dạy học tích hợp mới mẻ.
- Học viên có tâm thế học tập thoải mái, tích cực không bị gò bó. Thấy được cái mới và tầm quan trọng của môn toán
- Sẽ có được sự nhận xét của các giáo viên khác để hoàn thiện chủ đề tốt hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp dạy học
- Quan sát chặc chẽ hoạt động nhóm
- Dự đoán trước các tình huống sư phạm sẽ xảy ra trong tiết học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Giáo khoa Hình học lớp 10 - Nhà xuất bản giáo dục.
Sách Giáo viên Hình học lớp 10 – Nhà xất bản giáo dục.
Nguồn Internet.
CHỦ ĐỀ SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC
HÌNH HỌC 10
 Họ và tên : Dươn Thị Ngọc Ánh
 Môn giảng dạy: TOÁN
 Tổ: Giaó dục thường xuyên
 Đơn vị : Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bắc Sơn
 Bắc Sơn, Ngày 8 tháng 5 năm 2020

Tài liệu đính kèm:

  • docchu_de_tich_hop_trong_day_hoc_bai_he_thuc_luong_trong_tam_gi.doc