Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Phần đọc hiểu (Có đáp án)

Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Phần đọc hiểu (Có đáp án)

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

 (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

Câu 6 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 200 từ), với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người.

 

docx 20 trang yunqn234 26831
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Phần đọc hiểu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NGỮ VĂN 10 – THAM KHẢO ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1 
 Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 
 “Sáng 22-11, một trận động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Nhật. Hình ảnh động đất sau đó được đăng liên tục lên mạng, nhưng đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán. 
Hình ảnh do hãng AP đăng tải cho thấy trên một con đường ở Iwaki, tỉnh Fukushima, những chiếc xe chở người dân đi tránh sóng thần chạy thành hàng trật tự, không có cảnh chen lấn. Trong khi đó tại tỉnh Miyagi, đám đông hành khách đang có mặt tại ga Sendai, thành phố Sendai, vẫn giữ bình tĩnh, không hề chen lấn hỗn loạn dù các đoàn tàu bị tạm dừng sau động đất. 
 “Động đất và sóng thần nên người dân phải sơ tán. Vậy mà, xe ô tô chạy còn nề nếp hơn ở TP.HCM. Nể phục một đất nước!", chủ tài khoản Huynh Van Ngoc Son viết trên Facebook. "Bao giờ mới được như họ nhỉ?", chủ tài khoản Nguyen Van Tai viết. Nhiều người khác thì so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường. "Còn bao nhiêu thế hệ người Việt phải thấy xấu hổ vì ý thức của dân tộc mình?!!! Giáo dục đâu phải chỉ nói về những điều tốt đẹp. Có lẽ nên bắt đầu từ những so sánh hổ thẹn như thế này", chủ tài khoản tên Hờ Dờ chia sẻ”. 
(“Thán phục cách người Nhật xếp hàng sơ tán sóng thần”, Tuổi trẻ online ngày 22/11/2016) 
Câu 1. Xác định những nội dung chính của văn bản trên? (1,0 điểm) 
Câu 2. Lời bình của các chủ tài khoản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm) 
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán”? (0.75 điểm) 
Câu 4. Anh /chị có đồng ý khi “Nhiều người so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường” không? Vì sao? (0.75 điểm)
ĐỀ 2 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: 
 Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn. 
Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa. 
 ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận. 
 Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và “click” chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo. 
 (Trích Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng - Monica Lewinsky , theo Vietnamnet.vn) 
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? (1,0 điểm) 
Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) 
Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
Câu 4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi “chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu?” (1,0 điểm) 
Đề có đáp án:
ĐỀ 1: 
 Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
 (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. 
Câu 2: Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?
Câu 3: Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?
Câu 4: Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2: Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.
Câu 3: Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)
Ví dụ: Đồng tình vì:
- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.
- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.
- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.
Câu 4:
*Mở đoạn: Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?
*Thân đoạn
+Vấp ngã là gì?
 Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu thất bại, khiến ta bị tổn thương, gây cho ta sự đau đớn. Vấp ngã hay thất bại có thể do hoàn cảnh, cũng có thể do chính bạn.
+ Ý nghĩa của việc đứng dạy sau vấp ngã
- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.
- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.
- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất một lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra được một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.
- Vấp ngã, thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.
- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.
- Mở rộng: Có những người vì sợ vấp ngã mà không dám bước đi, không dám hành động. Họ đã bỏ qua nhiều cơ hội để thành công mà cứ ngỡ rằng nó chưa từng đến. Những người như thế thật yếu đuối, kém cỏi, không thể nào có được thành công đích thực trong cuộc sống này.
*Kết đoạn: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy. Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Khi vấp ngã rồi, hãy đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. Mỗi chúng ta nên tu dường ý chí, rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại để học tập và theo đuổi mục đích, ước mơ hoài bão tốt đẹp của mình.
ĐỀ 2: Đọc văn bản sau:
 NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ
Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ, Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.
Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào?
Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì?
Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao?
Câu 5: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2: Gia đình, tổ quốc và những người yêu thương
Câu 3: Thể hiện sự trân trọng, biết ơn,thành kính và thiêng liêng mà tác giả dành cho tổ ấm yêu thương của mỗi người.
Câu 4: kể các việc tốt của người Việt:
Câu 5:
 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.
* Thân đoạn
+ Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
+ Biểu hiện của lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
+ Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
+ Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ... --> lối sống này sẽ làm cho mỗi quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày một xấu đi, làm cho con người mất niềm tin vào những điều tốt đẹp; những người gặp khó khăn sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ của người khác,...--> lối sống này đáng bị phê phán và lên án.
* Kết đoạn:
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!
 (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005) 
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?
Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.
Câu 6 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 200 từ), với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người.
ĐÁP ÁN:
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.
Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức
- Phép nối: và
- Phép lặp: "đôi mắt"
Câu 3 (1,0 điểm):
- cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn)."
- xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn
Câu 4 (0,5 điểm):
Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:
- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.
- Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.
Câu 5 (1,0 điểm): Qua đoạn nhật kí, ta thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng cực khổ, đầy nguy hiểm: phải trải qua bom rơi, đạn nổ, thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu... Dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt.
Câu 6:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống
* Bàn luận về tinh thần lạc quan
+ Lạc quan là gì? Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.
+ Biểu hiện của tinh thần lạc quan: Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra, luôn yêu đời, luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
+ Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
-Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
-Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
-Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
-Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
* Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
+ Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
+ Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
+ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
* Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
+ Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua số phận
+ Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người thiếu sự lạc quan (ví dụ: luôn chán nản, thiếu niềm tin vào cuộc sống, có những suy nghĩ tiêu cực) hoặc có tinh thần lạc quan thái quá (vị dụ: học kém nhưng vẫn tin tưởng là sẽ có điểm cao, không cố gắng mà vẫn mong có được thành công...).
*Khẳng định vấn đề: luôn lạc quan để có thái độ sống tích cực, để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau:
(1)"...Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay mất quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở,..Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của một ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...
(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.
 (Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Xác định câu chủ đề ở đoạn (1). 
Câu 3. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc. 
Cân 4. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”. 
Câu 5: Em có đồng ý với quan điểm "...Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay mất quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui.”? Vì sao?
Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua đoạn trích là gì?
Câu 7:Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: sự sẻ chia trong cuộc sống
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Nghị luận
Câu 2:Có rất nhiều cách để khiến người khác cảm thấy vui
Câu 3:- Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho 1 người bạn
- Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình
- Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở
Câu 4: BPTT: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa)
 Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn; giúp hình ảnh hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc.
Câu 5: Em đồng ý. Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết... chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao.
Câu 6: Thông điệp ấn tượng nhất với em được lan tỏa qua câu văn cuối cùng của bài "Hạnh phúc như là nước hoa..." bởi nó giúp em thấu hiểu được sức mạnh của niềm hạnh phúc - đó chính là sự lan tỏa, khi ta làm cho ai đó hạnh phúc thì chính chũng ta cũng sẽ hạnh phúc, hạnh phúc chính là trao đi và nhận lại.
Câu 7: 
*Mở đoạn: Cuộc sống mưu sinh mỏi mệt đôi khi khiến cho chúng ta muốn gục ngã, ta muốn từ bỏ tất cả, muốn để mặc cuộc đời cứ thế mà trôi đi. Ta khóc, ta cảm thấy thật vô dụng và đớn đau, ta bất lực trước bi kịch của cuộc đời mình. Nhưng rồi sau đó bản thân lại nhận ra xung quanh mình vẫn còn rất nhiều thứ tươi đẹp, ta vẫn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người, ta vẫn còn gia đình luôn dõi theo và ủng hộ ta cơ mà. Vậy là chúng ta lại có nghị lực để vươn lên một lần nữa, thật vậy chẳng phải sẻ chia đã cứu vớt cuộc đời khốn khổ của mỗi người hay sao?
*Thân đoạn:
+ Giải thích
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
=> Khi ta học được cách sẻ chia tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời.
+ Bàn luận
a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:
- Giữa con người với con người
- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau
- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu 
b) Biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:
- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn, .
c) Ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống
- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ
- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
- Mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.
d) Bàn luận mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
+ Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách sẻ chia với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
*Kết đoạn: Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
ĐỀ 5: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? 
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? 
4.Từ nội dung đoạn trích , anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử như:
- Có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí
- Có người lại gồng mình vượt qua.
3. Theo em hiểu, ý kiến "thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận" có nghĩa là: Thành đạt là để cho bản thân mình thì vẫn chưa đủ, sự thành đạt phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, có như thế thì việc thành đạt mới có ý nghĩa.
4. 
*Giới thiệu: Cơ hội không thể đến với chúng ta nhiều lần được, mà cơ hội chỉ đến trong một vài lần, một vài khoảnh khắc. Vì thế chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội, chớp thời cơ để biến chúng thành những điều tốt đẹp cho bản thân.
*Giải thích:
- Cơ hội là gì: Cơ hội là điều kiện thuận lợi, thời điểm hội tụ những điều thích hợp cho chúng ta tận dụng và tạo ra những thành công cho bản thân. 
- Vai trò của cơ hội: Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng để ta đạt được mục đích. Cơ hội tạo ra cho chúng ta một sức mạnh to lớn và động lực để ta vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. 
- Làm sao để tận dụng được cơ hội: Cơ hội không chỉ do người khác hay do thời điểm tạo ra cho chúng ta mà đôi khi ta phải biết tự tạo ra thời cơ cho mình. Khi đã nhận ra được cơ hội đang ở trước mắt, chúng ta phải chủ động và tận dụng nó một cách khéo léo để có thể vượt qua những thử thách. Khi đã có cơ hội trong tay, chúng ta phải biết chắt chiu, trân trọng nó vì cơ hội không có nhiều và cũng không lặp đi lặp lại được. Và khi ta đã tận dụng được cơ hội mà ta có trong tay, thì dù khó khăn hay thử thách khó đến mấy, chúng ta cũng sẽ vượt qua để đi đến thành công.
*Đối lập vấn đề: Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng và tận dụng những cơ hội mà cuộc đời mang lại cho họ. Và thế là họ cứ như vậy dần dần chìm vào những ngày tháng tăm tối của kẻ thất bại.
*Khẳng định lại vấn đề: Đời người thường khó tránh khỏi những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Nhưng đôi khi bất ngờ đó lại chính là cơ hội dẫn bạn đến với thành công vì thế bạn hãy gạt bỏ cái tự ti của mình, hãy tin rằng có rất nhiều cơ hội tốt nhưng có điều chúng ta chưa biết đến mà thôi, vì trong cuộc sống chỉ có những người đánh mất cơ hội, chứ không có những người không có cơ hội. Cơ hội đến với những người như nhau, nhưng nắm bắt khác nhau thì chất lượng cuộc sống khác nhau... Xin nhớ rằng, trong khi chúng ta đang tìm kiếm cơ hội, có thể nó đang ở ngay bên cạnh bạn. Hãy cố gắng nắm bắt những sự kiện bất ngờ khả dĩ có thể thay đổi cuộc đời mình. Con người chỉ cần chịu khó học tập, có tinh thần cầu tiến, có đức tính kiên trì bền bỉ, chắc chắn họ sẽ thành công.
ĐỀ 6: Đọc văn bản sau và trả lời cho câu hỏi.
Nam là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương. Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình.
Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn "Loài vật là bạn thân của con người", sau đó phân công một học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện. Nam thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau.
[...]
Nhiều năm trôi qua, Nam đã trở thành một nhà văn nổi tiếng thay cho cậu bé Nam tự ti ngày nào. Cậu trở về thăm trườnng cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu mà chính là bốn chữ đầu tiên cô đã từng phê: “Em viết hay lắm", bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời.
1) Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
2) Nêu nội dung của văn bản
3) Vì sao lời phê của Cô giáo: “Em viết hay lắm!" đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Nam?
4) Em Có đồng tình với điều mà Nam nghĩ về cô giáo của mình: “Cô ấy đúng là một cô giáo tuyệt vời!” không? Vì sao? 
5) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN:
1/ Tự sự.
2/ Kể về một cậu học trò tên Nam: nhút nhát, tự ti, dễ bị tổn thương. Nhờ có sự ngợi khen và khích lệ của cô giáo mà Nam đã trở thành nhà văn nổi tiếng.
3/ Lời phê của cô giáo: “Em viết hay lắm!” đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của Nam vì:
- Thể hiện sự công nhận đối với những việc làm tốt của Nam.
- Lời động viên, khích lệ, truyền cho Nam niềm tin vào khả năng của chính mình.
4/ Học sinh đưa ra quan điểm riêng của mình.
 Đồng tình.Vì:
- Cô giáo đã truyền cho Nam cảm hứng để cậu bé tiếp tục làm những điều mình thích, tin tưởng vào năng lực của mình.
- Cô dành tình yêu thương và sự quan tâm tới một học trò đặc biệt.
5/
Giới thiệu vấn đề: Lời khen như một thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù ở bất cứ lứa tuổi hay cương vị nào thì con người cũng thích những lời động viên, khen ngợi từ người khác dành cho mình. 
Giải thích vấn đề: Lời khen là những ngôn ngữ thể hiện sự đánh giá tốt, vừa lòng về một người, sự vật hay hành động nào đó.=> Lời khen có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người.
Bàn luận vấn đề 
- Ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống:
+ Lời khen thể hiện sự công nhận của ai đó về một việc làm có ảnh hưởng tích cực của người nào đó. Việc biết công nhận thành quả của người khác thể hiện người khen ngợi là một người hiểu biết và biết chia sẻ.
+ Lời khen là lời động viên, truyền cảm hứng cho người được khen ngợi.
+ Lời khen chân thành giúp cho người được khen ngợi có động lực để cống hiến, tin tưởng vào khả năng của mình.
- Những trường hợp xứng đáng được khen ngợi:
+ Trẻ con có thành tích học tập tốt, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ người già,...
+ Ai đó hoàn thành công việc xuất sắc so với khả năng của họ tin tưởng
- Phân biệt khen ngợi chân thành với nịnh hót (nói ngắn gọn tác hại của nịnh hót: gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_phan_doc_hie.docx