Biên soạn đề bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12

Biên soạn đề bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12

BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

NĂM HỌC 2020-2021 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ

- Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh qua bài kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 12 năm học 2020-2021 bằng hình thức tự luận, học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.

- Đánh giá mức độ nắm vững những tri thức ở các mạch nội dung Đọc-hiểu, Tiếng Việt, Làm văn mà học sinh đã được học, khả năng vận dụng những tri thức ấy vào việc tiếp nhận (đọc- hiểu) và tạo lập văn bản (viết).

II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CẦN ĐẠT

1. Văn bản văn học:

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh);

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ hoặc đoạn trích thơ: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor-ca: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh.

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm thơ theo đặc trưng thể loại.

- Biết vận dụng kiến thức về thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài văn phân tích thơ trữ tình.

 

doc 2 trang ngocvu90 7740
Bạn đang xem tài liệu "Biên soạn đề bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT LÂM HÀ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Gồm 02 trang)
BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 
NĂM HỌC 2020-2021 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh qua bài kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 12 năm học 2020-2021 bằng hình thức tự luận, học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.
- Đánh giá mức độ nắm vững những tri thức ở các mạch nội dung Đọc-hiểu, Tiếng Việt, Làm văn mà học sinh đã được học, khả năng vận dụng những tri thức ấy vào việc tiếp nhận (đọc- hiểu) và tạo lập văn bản (viết).
II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CẦN ĐẠT
1. Văn bản văn học: 
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh); 
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ hoặc đoạn trích thơ: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor-ca: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm thơ theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng kiến thức về thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài văn phân tích thơ trữ tình.
2. Tiếng Việt:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Hiểu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một đòi hỏi của sự phát triển tiếng Việt.
+ Biết vận dụng những kiến thức về tiếng Việt và sự trong sáng của tiếng Việt vào việc hoàn thiện năng lực nói và viết.
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ: 
	+ Phong cách ngôn ngữ khoa học: 
	++ Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học; biết so sánh, phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ khác.
	++ Biết đọc - hiểu và viết một văn bản khoa học phù hợp với đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học.
	+ Biện pháp tu từ:
	++ Thực hành một số phép tu từ ngữ âm.
	++ Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
- Thi luật: 
	+ Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ tiêu biểu đã học.
	+ Biết vận dụng hiểu biết về thi luật vào việc đọc - hiểu văn bản thơ.
3. Làm văn:
Tạo lập văn bản: Biết viết bài văn nghị luận văn học: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
III. LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC	
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG:
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
Phần 1: Đọc - Hiểu văn bản:
Văn bản nghị luận có độ dài từ 100-150 chữ.
- Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.
- Tìm một chi tiết trong văn bản.
- Hiểu về một chi tiết, một câu trong văn bản.
- Trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân về một vấn đề được nêu trong văn bản.
TỔNG (Phần I)
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
2 câu
10 %
1,0 điểm
1 câu
10 %
1,0 điểm
1 câu
10 %
1,0 điểm
4 câu
30 %
3,0 điểm
Phần 2: Làm văn
- Nghị luận văn học: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Tích hợp kiến thức kỹ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ.
TỔNG (Phần II)
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
 1 câu
70 %
7,0 điểm
1 câu
70 %
7,0 điểm
 TỔNG 
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
2 câu
10 %
1,0 điểm
 1 câu
10 %
1,0 điểm
2 câu
80 %
8,0 điểm
5 câu
100 %
10,0 điểm
ĐIỂM TOÀN BÀI KIỂM TRA: I + II = 10,0 điểm
	 Giáo viên lập ma trận
	 Lê Thị Thư

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_soan_de_bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12.doc