Bài thuyết trình Vật lí Lớp 10 - Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng - Lê Gia Thịnh

Bài thuyết trình Vật lí Lớp 10 - Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng - Lê Gia Thịnh

1. Phương pháp thực hiện:

 Những ứng dụng và phần mềm được sử dụng để thực hiện bài giảng:

- Phần mềm tạo bài giảng E-learning: iSpring Presenter

- Công cụ chụp ảnh: Snipping Tool

- Phần mềm thiết kế video: ProShow Gold

- Ứng dụng văn phòng dựa trên nền tảng web tạo thông tin hỗ trợ học sinh tự học và làm bài tập: Google Docs và Google Forms.

 Trình bày bài giảng:

- Slide: Các cụm slide khác nhau sẽ có những màu sắc khác nhau để tránh sự nhàm chán về màu sắc giúp học sinh đỡ hại mắt. Trình bày chữ và màu chân phương không quá rối, không quá sặc sỡ để tránh phân tán sự tập trung của học sinh vào nội dung bài học

- Chữ đủ to, rõ.

- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.

- Có slide hướng dẫn lưu ý khi tham gia vào bài học

 

doc 18 trang Hồng Thoan 24/10/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Vật lí Lớp 10 - Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng - Lê Gia Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
Chủ đề: Bài học môn Vật Lí khối 10 Nâng Cao
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giáo viên: Lê Gia Thịnh
Email: giathinh1988@gmail.com
Số điện thoại: 09 72 79 10 80 
Đơn vị: Trường THPT Hoàng Hoa Thám – Đức Trọng – Lâm Đồng
Địa chỉ nhà: 8A Xô Viết Nghệ Tĩnh – P2 – TP Đà Lạt
PHẦN THUYẾT MINH
Tên bài giảng: Bài giảng E-learning chủ đề bài học Vật Lí 10 Nâng Cao.
“Chuyển động bằng phản lực
– Bài tập về định luật bảo toàn động lượng”
(Bài 32 sách giáo khoa Vật lí 10 chương trình nâng cao trang 149)
Tính mới, tính sáng tạo:
Thoát ly khỏi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên giảng giải, trình bày kiến thức, học sinh chỉ là đối tượng tiếp nhận kiến thức thụ động. 
Bài giảng E-Learning này đã có sự đổi mới về phương pháp truyền đạt kiến thức đến học sinh, đã mang tính tương tác cao hơn. Cụ thể, trước mỗi chủ điểm kiến thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh phải tự đọc sách giáo khoa để tự nghiên cứu, ghi nhận hoặc cung cấp thông tin (thông qua trang Web, phim, ảnh, ), từ thông tin có được đó, học sinh làm phần bài tập do giáo viên thiết kế. Phần bài tập này có tác dụng định hướng những kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm từ những thông tin đã tham khảo được. Sau đó, giáo viên sẽ chốt lại các ý chính để học sinh đối chiếu với phần tự tìm hiểu của mình.
Trong bài giảng, có sự kết hợp đa dạng các kênh thông tin khác nhau để cung cấp kiến thức đến học sinh như: chèn vào các Website, phim do giáo viên thực hiện, hệ thống hình ảnh minh họa, bài tập tương tác, yêu cầu viết bài chia sẻ cảm nhận sau bài học được thiết kế trên Google Forms, 
Sau mỗi chủ điểm kiến thức, có thêm nội dung mở rộng mang tính thực tiễn liên quan để học sinh tham khảo, bổ sung thêm thông tin hữu ích cho bản thân.
Mục đính của bài giảng
Giúp người học chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài học khi không có mặt trực tiếp của giáo viên. Học sinh có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 
Đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhờ hệ thống tài liệu tham khảo, bài tập tương tác của bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập hiệu quả hơn.
Học sinh không cần phải ghi chép nhiều vì kiến thức đã có trong sgk, chỉ cần ghi chú những vấn đề mới cần thiết.
Hình thành và phát triển tình yêu với bộ môn Vật Lí vốn khô khan nay sẽ trở nên sống động và đa sắc hấp dẫn.
Phương pháp thực hiện:
Những ứng dụng và phần mềm được sử dụng để thực hiện bài giảng:
Phần mềm tạo bài giảng E-learning: iSpring Presenter
Công cụ chụp ảnh: Snipping Tool
Phần mềm thiết kế video: ProShow Gold
Ứng dụng văn phòng dựa trên nền tảng web tạo thông tin hỗ trợ học sinh tự học và làm bài tập: Google Docs và Google Forms.
Trình bày bài giảng:
Slide: Các cụm slide khác nhau sẽ có những màu sắc khác nhau để tránh sự nhàm chán về màu sắc giúp học sinh đỡ hại mắt. Trình bày chữ và màu chân phương không quá rối, không quá sặc sỡ để tránh phân tán sự tập trung của học sinh vào nội dung bài học
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
Có slide hướng dẫn lưu ý khi tham gia vào bài học
Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh: nhạc nền, lời giảng của giáo viên, 
Có video ghi hình giáo viên giảng bài.
Có chèn hình ảnh, video clips, website minh họa nội dung kiến thức bài học.
Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
 .
Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi được xây dựng mang tính gợi mở, hướng dẫn, định hướng tự học, củng cố nội dung bài học, . 
Các câu hỏi hướng đến mục tiêu kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Sau mỗi phần trả lời của học sinh, giáo viên đều có những phản hồi, giải thích tính đúng sai để học sinh kịp thời nắm bắt kiến thức, bổ sung những thiếu sót.
Khả năng áp dụng
Bài giảng được đóng gói theo chuẩn Scorm, có thể tích hợp trên website của trường hoặc ghi thành đĩa CD (lưu giữ ở thư viện hoặc tổ chuyên môn) tạo thành nguồn tài nguyên để các giáo viên cùng nhóm chuyên môn chia sẻ, trao đổi, học tập lẫn nhau, về phía học sinh có thể tham khảo và tự học ở nhà.
Hiệu quả
Học sinh có nhiều thời gian để nghiên cứu, chủ động tìm hiểu kiến thức tốt hơn, ít phụ thuộc vào sự có mặt trực tiếp của giáo viên.
Lượng kiến thức mở rộng có được phong phú hơn nhờ vào hệ thống thông tin tham khảo do giáo viên chuẩn bị, hỗ trợ, định hướng.
Hình thức học tập chủ động, sau mỗi phần nội dung bài học có ngay bài tập để học sinh vận dụng, ghi nhớ sâu kiến thức.
Học sinh hứng thú với bài học hơn vì các em có được sự chủ động về thời gian, địa điểm trong việc học của mình.
Hướng dẫn sử dụng, sản phẩm dự thi.
Nháy chuột vào file Index.html để khởi chạy bài học. 
Để phát huy tính chủ động trong quá trình suy nghĩ tư duy nên các slide sẽ không đặt chế độ tự chuyển tiếp mà để học sinh tự chủ động bấm NEXT () khi đã tư duy suy nghĩ xong 
Học sinh cũng có thể chuyển đến nội dung cần thiết thông qua nhìn tiêu đề của mỗi slide ở Menu cột phía bên phải như hình bên dưới:
 .
Gặp slide bài tập, người học sẽ được yêu cầu nháy vào nút lệnh Start Quiz để thực hiện .
Tại bất kì slide nào, người học có thể dừng bài học lại để đọc SGK, ghi chú nội dung, bằng cách nháy vào nút ở bên trái thanh công cụ phía dưới màn hình.
Với những slide được chèn liên kết Web, máy tính cần kết nối Internet để xem thông tin trực tiếp trên bài giảng.
Để xem video trong bài giảng, nháy chuột vào nút Play .
Kết luận – kiến nghị
Nội dung bản thuyết trình bài giảng điện tử e-Learning phần nào đã thể hiện các ý tưởng và nội dung thực hiện của tôi trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Thực tế cho thấy, bài trình chiếu thông thường khi kết hợp với những tương tác tích cực giúp người học tự học và chiếm lĩnh kiền thức tốt hơn. Tạo cho các em thói quen và phương pháp học mới, chủ động, hứng thú hơn với việc khai thác thông tin, tìm ra kiến thức mới cho bản thân. Học sinh nắm được bài một cách chắc chắn và tích cực học tập tại mọi thời điểm.
Cảm ơn các cấp chỉ đạo của Ngành giáo dục đã phát động cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng E-learning, thông qua cuộc thi này, mỗi giáo viên có thêm động lực và điều kiện tham gia học hỏi, nâng cao năng lực, hoàn thiện hơn nữa những sản phẩm bài giảng e-learning có chất lượng tốt cho người học. 
Phụ lục
Tóm tắt kịch bản dạy học thông qua các slide:
STT
Slide trình chiếu
Mục tiêu và ý
tưởng thiết kế
Slide 1


Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến cuộc thi, giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền.
Slide 2

Hình ảnh quay phim GV và lời chào đầu tiết học. Yêu cầu HS trả bài cũ. 
Slide 3

Trước khi vào bài mới GV kiểm tra lại 1 số kiến thức cũ có liên quan để bài học thuận tiện hơn
Slide 4

Slide chuyển tiếp chuẩn bị đặt vấn đề để vào bài mới. 
Nếu điểm cao trên 7 thì kết quả sẽ được gửi trực tiếp vào mail của giáo viên.
Slide 5

Đoạn phim dẫn dắt đặt vấn đề có tình huống để vào bài mới.
Tình huống Gấu Panda nhờ pháo thăng thiên bay lên.
Slide 
6

Diễn giải tình huống và đưa ra vấn đề đó là chuyển động bằng phản lực
Slide 7

Tựa đề bài học mới kèm nhạc nền.
Slide 8

GV liệt kê theo thứ tự nội dung chính của bài học.
Slide 9

GV nêu các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ của bài mới mà HS phải đạt được.
Slide 10

GV nêu một vài lưu ý khi theo dõi bài giảng để HS nắm rõ hơn cách chủ động theo dõi và học. 
Yêu cầu kết nối mạng để bài học đầy đủ hơn
Slide 11

Slide vào nội dung chính thứ nhất.
Đưa ra một vấn đề Súng bắn đạn để HS suy nghĩ nhận xét chuyển động của súng và đạn.
Slide 12

GV kiểm tra suy nghĩ của HS về vấn đề chuyển động của súng và đạn khi bắn ra bằng 1 câu hỏi khảo sát.
Slide 13

GV giải đáp tình huống thứ nhất từ đó nêu câu hỏi tìm hiểu bài mới “Em hiểu thế nào là chuyển động bằng phản lực”
Slide 14

GV kiểm tra sự tư duy động não của HS bằng 1 bài khảo sát để xem HS suy nghĩ thế nào là chuyển động bằng phản lực.
Slide 15


GV chốt lại nội dung chính thứ nhất của bài học cũng như giải đáp bài khảo sát.
Slide 16


GV nêu vấn đề củng cố kiến thức phần thứ nhất của bài học.
Giải thích vì sao người đạp chân lên thuyền để bước lên bờ thì thuyền lùi lại.
Slide 17


GV kiểm tra việc tự tư duy động não suy nghĩ trả lời giải đáp vấn đề ở slide 16 bằng 1 khảo sát nhỏ
Slide 18


GV giải đáp cho vấn đề vừa nêu ra ở slide 16 sau khi đã khảo sát HS
Slide 19


Slide chuyển tiếp nêu ra nội dung chính thứ 2 của bài học: “Động cơ phản lực và tên lửa”
Slide 20


GV yêu cầu HS tự đọc sgk tìm hiểu nội dung của mục 2a theo các vấn đề mà GV đưa ra.
Slide 21


GV kiểm tra khảo sát quá trình đọc và tự tìm hiểu của HS bằng các câu hỏi liên quan nội dung bài phần 2a
Slide 22


Sau khi đã khảo sát, GV giải đáp và chính xác hóa lại các kiến thức. Đây là cấu tạo của động cơ phản lực
Slide 23


Clip mô phỏng cấu tạo và hoạt động của động cơ phản lực để HS quan sát dễ nắm bắt hơn.
Slide 24


GV giới thiệu màn biểu diễn máy bay phản lực
Slide 25


GV yêu cầu HS tự đọc sgk tìm hiểu nội dung của mục 2b theo các vấn đề mà GV đưa ra.
Slide 26


GV kiểm tra khảo sát quá trình đọc và tự tìm hiểu của HS bằng các câu hỏi liên quan nội dung bài phần 2b
Slide 27


Sau khi đã khảo sát, GV giải đáp và chính xác hóa lại các kiến thức. Đây là sự khác nhau giữa động cơ phản lực và tên lửa.
Slide
28

Điều kiện để tên lửa đạt vận tốc lớn. Tên lửa nhiểu tầng, tối ưu nhất là 3 tầng.
Slide
29

Ứng dụng của tên lửa ngày nay
Slide
30

Phần mở rộng, clip về quá trình tách ra và thu hồi lại tầng tên lửa đã cháy hết nhiên liệu
Slide
31

Phần 3, bài tập về định luật bảo toàn động lượng. Yêu cầu HS quan sát đoạn clip rồi giải bài tập GV đưa ra. HS tự suy nghĩ và theo dõi sgk giải bài tập viết vào vở.
Slide
32

Phần kiểm tra quá trình làm bài tập của HS
Slide
33

Phần giải đáp để HS kiểm tra lại phần bài làm của mình.
Slide
34

Phần tổng kết lại nội dung chính của bài học
Slide
35

Kiểm tra phần tìm hiểu bài mới của HS xem thử HS nắm bài đến đâu.
Slide
36

GV đưa ra các yêu cầu để HS tự rèn luyện ở nhà
Slide
37

Phần bài luyện tập cho HS tự làm và đánh trực tiếp đáp án rồi bấm nút GỬI cho GV.
(Bài tập được thiết kế trên Gooogle forms)
Slide
38

Phần mở rộng, yêu cầu HS nghiên cứu chế tạo 1 tên lửa nước.
Slide
39

Link Youtube được chèn vào cho HS tham khảo cách làm 1 tên lửa nước đơn giản.
(Chú ý phải có kết nối internet)
Slide
40

Clip Giáo viên gửi lời chào đến học sinh và kết thúc bài học.
Slide
41

Giới thiệu tài liệu tham khảo

	Đức Trọng, tháng 11 năm 2016
	Người thực hiện
 	Lê Gia Thịnh

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_vat_li_lop_10_chuyen_dong_bang_phan_luc_bai.doc