Bài thuyết trình Địa lí Lớp 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài thuyết trình Địa lí Lớp 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

2. Tính mới, tính sáng tạo

Bài giảng E-learning đem lại những ưu điểm:

- Giúp người học phát huy khả năng tự học, học chủ động: làm việc với máy tính, đòi hỏi người học phải tư duy liên tục, logic; người học được đặt trong môi trường phải làm việc, tránh lối học thu động.

- Giúp người học linh hoạt về thời gian học tập.

- Ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin trong dạy và học:

+ Người dạy cung cấp cho người học nguồn tư liệu dưới nhiều hình thức (âm thanh, hình ảnh, flash ).

+ Người học thực hiện hệ thống câu hỏi tương tác sẽ phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.

- Mở rộng và đào sâu kiến thức giúp người học phát triển khả năng tự nghiên cứu.

3. Mục đích của giải pháp

- Kết hợp những ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra bài giảng phù hợp với nhiều đối tượng người học.

- Tạo ra bài giảng có tác dụng giúp người học (nhất là học sinh) suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập từ đó phát triển năng lực (năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt của bộ môn) để kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của bài học một cách tốt nhất.

 

docx 15 trang Hồng Thoan 24/10/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Địa lí Lớp 10 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
(Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG
 Trường THPT Di Linh 
I/ THÔNG TIN CHUNG
Giáo viên: Ngô Thị Kim Thư
Đơn vị: Trường THPT Di Linh 
Email: kimthuhoaninh@yahoo.com.vn hoặc kimthuketnoi@gmail.com
Điện thoại: 01692 000 117 hoặc 01292 000 117 
Địa chỉ: 13 – Lương Thế Vinh – Thị trấn Di Linh
Bài giảng: Bài 11 – KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT. 
Ví trí bài giảng: Tiết 11 – Địa lí lớp 10 – Chương trình cơ bản
Phần mềm sử dụng: Ispring suite 8 + Powerpoint 2010
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Tên giải pháp
Bài 11 – KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.
Tiết 11 – Địa lí lớp 10 – Chương trình cơ bản
2. Tính mới, tính sáng tạo
Bài giảng E-learning đem lại những ưu điểm: 
- Giúp người học phát huy khả năng tự học, học chủ động: làm việc với máy tính, đòi hỏi người học phải tư duy liên tục, logic; người học được đặt trong môi trường phải làm việc, tránh lối học thu động. 
- Giúp người học linh hoạt về thời gian học tập.
- Ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin trong dạy và học: 
+ Người dạy cung cấp cho người học nguồn tư liệu dưới nhiều hình thức (âm thanh, hình ảnh, flash ).
+ Người học thực hiện hệ thống câu hỏi tương tác sẽ phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được. 
- Mở rộng và đào sâu kiến thức giúp người học phát triển khả năng tự nghiên cứu.
3. Mục đích của giải pháp
- Kết hợp những ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra bài giảng phù hợp với nhiều đối tượng người học. 
- Tạo ra bài giảng có tác dụng giúp người học (nhất là học sinh) suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập từ đó phát triển năng lực (năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt của bộ môn) để kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của bài học một cách tốt nhất.
4. Phương pháp thực hiện
* Tiến trình thực hiện
Để hoàn thiện bài giảng của mình, tôi đã thực hiện các hoạt động sau:
- Tìm hiểu môi trường giáo dục: về đối tượng giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục. 
- Lên kế hoạch bài giảng: hướng đến việc áp dụng những thế mạnh của CNTT giúp người học phát huy năng lực và có được lượng kiến thức rộng nhất, sâu nhất trong một đơn vị bài giảng. 
- Tiến hành thực hiện kế hoạch (tìm kiếm tư liệu, chế biến tư liệu, xây dựng và hoàn thành giải pháp).
- Ứng dụng thực tiễn.
- Khảo sát kết quả từ đồng nghiệp và từ người học.
- Đánh giá những hiệu quả và những hạn chế.
* Kết quả khảo sát .
Từ việc thăm dò ý kiến của đồng nghiệp (người dạy), của học sinh (người học) đã thu được kết quả như sau:
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
1
Công nghệ
- Bài giảng xuất bản dưới dạng web, đảm bảo chuẩn HTML5. 
- Thuyết minh, lời giảng chi tiết.
- Tận dụng triệt để sự kết hợp giữa Powerpoint 2010 với Ispring suite 8.
- Hệ thống bài tập, tình huống tốt (đa dạng, phân hóa, khơi gợi tư duy cho người học). 
- Kĩ năng xử lí âm thanh (ghi âm) khá tốt.
- Kĩ năng xử lí video, hoạt hình tốt.
2
Nội dung
- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình.
- Chính xác khoa học.
- Bài giảng đảm bảo hệ thống, rõ trọng tâm.
- Liên hệ thực tế tốt. 
3
Phương pháp 
- Đa dạng
- Phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Kết hợp tốt phương pháp dạy học bộ môn truyền thống với phương pháp e-Learning.
- Định hướng chi tiết cho người học, phát huy tính tự học.
- Phân phối thời gian hợp lí.
4
Hình thức 
- Bố cục logic, hợp lí.
- Trình bày thẩm mĩ.
- Chất lượng âm thanh khá tốt.
- Chất lượng hình ảnh và hoạt hình tốt. 
5
Tư liệu
- Chất lượng tư liệu rõ ràng, hợp lí về mặt nội dung và thời lượng.
- Có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

* Thời gian thử nghiệm thực tế: Thực hiện trong năm học 2016-2017 (tuy nhiên chưa phổ biến rộng).
* Tính ổn định qua thực tiễn áp dụng
- Đa phần học sinh thích thú.
- Tuy nhiên, bài giảng E-learning này chưa thực sự hiệu quả với học sinh có lực học yếu (do học sinh yếu trong công nghệ thông tin và thiếu kiến thức nền tảng của bộ môn). 
* Mức độ hoàn thành giải pháp: hoàn thành được như ý tưởng, như kế hoạch thiết kế. 
5. Khả năng áp dụng
- Thay thế hoàn toàn phương pháp dạy thông thường nếu đối tượng người học có lực học khá giỏi và có khả năng tự học.
- Không khả quan khi áp dụng thực hiện với đối tượng học sinh không chắc về kiến thức nền tảng của những cấp học trước (học sinh có lực học yếu, kém). Nhưng bài giảng sẽ bổ trợ tối ưu cho người dạy khi giảng dạy đối tượng học sinh này. 
6. Hiệu quả
- Thực hiện được mục tiêu bài học.
- Học sinh học tập tích cực, chủ động, phát triển khả năng tự học.
- Học sinh được thực hành-luyện tập (rèn luyện kỹ năng).
- Đánh giá được kết quả giờ dạy thông qua phần tương tác.
- Phát huy được tác dụng của công nghệ thông tin.
7. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm dự thi
- Phương tiện cần có khi sử dụng: Máy vi tính, loa (hoặc tai nghe).
- Sử dụng:
	+ Mở nội dung trong CD.
	+ Tiếp tục tìm đến file BAIDUTHI.
	+ Mở file BAIDUTHI tìm đến file nén.
	+ Giải file nén, sau đó mở file đã giải nén và chạy bài giảng tại tệp “index”.
+ Giao diện trang đầu của bài giảng:
	+ Bài giảng không để chế độ tự động, nên người dùng sẽ chuyển từng trang. Trong mỗi trang bài giảng có hướng dẫn người học chi tiết. 
Tệp đính kèm
Công cụ đánh dấu
Mục lục 
Nút chuyển trang 
Nút tạm dừng 
Nút xem lại trang 
Hiệu chỉnh âm thanh 
Hiệu chỉnh màn hình 
+ Giao diện trang 1 của bài giảng như sau: 
Mũi tên phóng to hoặc thu nhỏ video 
+ Những trang có video, nếu người học muốn phóng to video thì tìm biểu tượng mũi tên hai chiều ở góc trái của cửa sổ video để thay đổi, cụ thể như hình sau:
Kính lúp phóng to hoặc thu nhỏ hình 
+ Những trang có gói câu hỏi (quiz), những câu hỏi có chèn thêm hình, nếu người học muốn phóng to hình thì tìm biểu tượng kính lúp ở góc phải dưới của hình để thay đổi, cụ thể như hình sau:
8. Kết luận – kiến nghị 
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. 
Để bài giảng của mình được tốt hơn, tôi rất mong được sự góp ý và đánh giá về chuyên môn cũng như về mặt công nghệ. 
9. Phụ lục 
	- Phụ lục 1 - Đĩa CD chứa 3 thư mục:	
	+ Thư mục chứa bài dự thi đã xuất bản dưới dạng web (BAIDUTHI).
	+ Tệp nguồn thiết kế và các tư liệu để làm bài dự thi (TEPNGUON).
	+ Thuyết minh bài dự thi (dạng tệp văn bản) (THUYETMINH).
- Phụ lục 2 – Kế hoạch bài giảng.
- Phụ lục 3 – Các tệp đính kèm trong bài giảng. 
- Phụ lục 4 – Tài liệu tham khảo.
Di Linh, ngày 23 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện
Ngô Thị Kim Thư 
PHỤ LỤC 1 – ĐĨA CD (kèm theo)
PHỤ LỤC 2 - KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bài 11 – ĐỊA LÍ 10
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
* Khí quyển
- Khái quát cấu trúc của khí quyển.
- Hiểu được các khối khí và tính chất của các khối khí.
- Hiểu được các frong, sự di chuyển của các frong và tác động của chúng.
* Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
- Biết được nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu.
- Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái Đất. 
2. Kĩ năng 
a. Kĩ năng bài học
- Đọc hiểu các hình về cấu trúc khí quyển, phân phối bức xạ của Mặt Trời, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí. 
- Đọc hiểu các bảng số liệu về sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái Đất. 
b. Kĩ năng sống
Rèn luyện kĩ năng nghe tích cực, đọc tích cực và tư duy tích cực. 
3. Thái độ
Ý thức được rằng hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí. 
Ý thức về phòng và chống ô nhiễm không khí.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng e-Learning. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Thiết bị: sách giáo khoa; dụng cụ học tập cơ bản.
- Tài liệu khác: Tải các tệp thông tin đính kèm của bài học; trong đó tệp “Thongtinphanhoi” chỉ sử dụng sau khi học xong bài học. 
- Nội dung: Đọc trước bài học. 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (trình bày theo các trang của bài giảng e-Learning).
Tiến trình
Trang/Mục đích dành cho người học
Thiết kế bài giảng
Công việc cụ thể của
người học
Ghi chú

Hoạt động 1 – Giới thiệu, ôn tập kiến thức cũ, tìm hiểu mục tiêu bài học mới

Giới thiệu 
1, 2, 3
(Học sinh tìm hiểu)
Giới thiệu về giáo viên, tên bài học và vị trí của bài học.
Nghe

Yêu cầu về sự chuẩn bị của người học
4,5
(Học sinh tìm hiểu)
Những yêu cầu đối với người học khi tham gia học. 
Chuẩn bị theo yêu cầu.

Ôn tập kiến thức cũ
6
(Học sinh tìm hiểu)
Ôn tập kiến thức cũ
- Trái đất hình cầu nên góc nhập xạ thay đổi từ xích đạo về cực.
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình nên sự chêch lệch thời gian chiếu sáng theo vĩ độ.
Đọc và nhớ lại 
Kiến thức của bài 6 
Mục tiêu, cấu trúc bài học mới
7
(Học sinh tìm hiểu)
Mục tiêu bài học
Đọc

8
(Học sinh tìm hiểu)
Giải thích tên bài học (dạng sơ đồ).
- Giải thích thuật ngữ khí quyển.
- Giải thích thuật ngữ không khí. 
Nghe

9
(Học sinh tìm hiểu)
Cấu trúc bài học (dạng sơ đồ).
Đọc


Hoạt động 2 – Tìm hiểu nội dung: Khí quyển

Tính huống chung về khí quyển. 
10
(Học sinh tìm hiểu)
Câu hỏi tính huống về khí quyển. 
- Chiều dày của khí quyển.
- Sự di chuyển của không khí trong khí quyển.
- Vai trò của khí quyển. 
Đọc hình, trả lời câu hỏi (viết ra nháp)

Cấu trúc khí quyển

11
(Học sinh tìm hiểu)
Gợi ý bằng hình ảnh:
- Cấu trúc khí quyển ở xích đạo.
- Cấu trúc khí quyển ở vùng cực.
- Cấu trúc chung của khí quyển. 
Đọc các hình để trả lời câu hỏi (ghi ra nháp).

12
(Học sinh lưu kiến thức) 
Bài tập điền khuyết.

Hoàn thành bài tập. Từ đó, tự tổng kết nội dung và ghi vào tệp “Tapghi”
Thongtinphanhoi (phụ lục 3)
13
(Học sinh tìm hiểu)
Minh họa hình và giảng thêm thông tin về: 
- Ô-dôn
- Tầng đối lưu
Nghe giảng và đọc hình.

Các khối khí

14
(Giảng)
Cho hình ảnh, yêu cầu người học nêu tên, kí hiệu và tính chất của các khối khí, kiểu khối khí.
Đọc hình để trả lời câu hỏi (ghi ra nháp). 

15
(Học sinh lưu kiến thức)
Bài tập điền khuyết.
Hoàn thành bài tậ. Từ đó, tự tổng kết nội dung và ghi vào tệp “Tapghi”
Thongtinphanhoi (phụ lục 3)
Frong

16
(Học sinh tìm hiểu)
Minh họa hình ảnh, giảng về sự chuyển động của các khối khí và sự hình thành các frong trên Trái Đất.
Nghe giảng và đọc hình.

17
(Học sinh lưu kiến thức)
Bài tập điền khuyết.
Hoàn thành bài tập. Từ đó, tự tổng kết nội dung và ghi vào tệp “Tapghi”
Thongtinphanhoi (phụ lục 3)
18
(Học sinh tìm hiểu)
Cung cấp thông tin về sự di chuyển của frong, và ảnh hưởng của frong đến thời tiết ở những nơi nó đi qua. 
Nghe giảng và đọc hình.


Hoạt động 3 – Tìm hiểu nội dung: Sự phân bố nhiệt độ không khí trong khí quyển.

Chuyển ý 
19
(Học sinh tìm hiểu)
Chuyển nội dung sang phần phân bố nhiệt độ không khí.
Nghe 

Bức xạ và nhiệt độ không khí 
20
(Học sinh tìm hiểu)
- Cho hình và đưa ra câu hỏi: nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho tầng đối lưu là nguồn nhiệt nào?
- Dùng hai nhân vật hoạt hình đóng vai người học để đưa ra ý kiến. và người học sẽ chọn một trong hai. 
Đọc hình để và bấm chọn nhân vật để rút ra kiến thức. 

Tình huống
21
(Học sinh tìm hiểu)
3 nhân vật hoạt hình đưa ra những kiến trái chiều nhau về sự phân bố nhiệ độ không khí trên Trái Đất. 
Đọc hiểu và chọn nhân vật cho là đúng. 

Sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí.
 
22
(Học sinh tìm hiểu)
* Cho bảng thông tin về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo chiều vĩ độ. 
* 2 nhân vật hoạt hình đưa ra sự nhận xét về sự thay đổi không khí. 

Người học bấm chọn nhân vật cho là đúng. 

23
(Học sinh tìm hiểu)
Dùng kiến thức cũ để giải thích hiện tượng nhiệt phân bố theo chiều vĩ độ.
Đọc thông tin giải thích. 

24
(Học sinh tìm hiểu)
Minh họa hình ảnh bản đồ nhiệt thế giới vào trung bình năm, mùa đông và mùa hè.
Nghe giảng và đọc hình.

Sự phân bố nhiệt độ theo lục địa – đại dương.

25
(Học sinh tìm hiểu)
Đưa ra thông tin và giải thích chi tiết.
Đọc thông tin.

26
(Học sinh tìm hiểu)
Thông tin thêm giải thích nguyên nhân sự phân bố nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương: sự hấp thụ tỏa nhiệt khác nhau giữa bề mặt rắn và lỏng. 
Nghe giảng và đọc hình. 

Sự phân bố nhiệt độ theo địa hình 
27
(Học sinh tìm hiểu)
- Minh họa hình ảnh sự thay đổ bức xạ và nhiệt địa hình. 
- Đặt câu hỏi yêu cầu người học rút ra nhận xét. 
Đọc hình, ghi nhận xét ra nháp.

28
(Học sinh tìm hiểu)
- Đưa ra những ý kiến khác nhau về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình. 
- Yêu cầu người học chọn câu trả lời về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình.
Chọn ý kiến đúng.

29
(Học sinh tìm hiểu)
Giải thích nguyên nhân gây nên sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình.
Đọc thông tin 

Kết luận về sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái Đất
30
(Học sinh lưu kiến thức)
Bài tập điền khuyết 
Hoàn thành bài tập. Từ đó, tự tổng kết nội dung và ghi vào tệp “Tapghi”
Thongtinphanhoi (phụ lục 3)
Tổng kết nội dung toàn bài 
30
(Học sinh lưu và kiểm tra kiến thức)
Thông tin phản hồi toàn bài
So sánh “Tapghi” với “Thongtinphanhoi” 
Thongtinphanhoi (phụ lục 3)

Hoạt động 4 – Củng cố, hoạt động nối tiếp

Củng cố
31
(Học sinh tìm hiểu)
Bài tập tương tác
Trả lời câu hỏi
Gói 10 câu 
(phụ lục 3) 
Giáo dục ý thức 
32
(Học sinh tìm hiểu)
Thông điệp bài học
Đọc và xem clip

Tóm tắt bài học 
33
(Học sinh tìm hiểu)
Sơ đồ 
Đọc

Hoạt động nối tiếp
34
(Học sinh tìm hiểu)
Dặn dò những việc cần làm
Đọc và nghe
Có bài tập bổ trợ (phụ lục 3)
Tài liệu tham khảo
35
(Học sinh tìm hiểu)
Danh sách tư liệu tham khảo
Đọc

Lời chào
36
Lời chào kết thúc bài
Nghe


PHỤ LỤC 3 – CÁC TỆP ĐÍNH KÈM
1. Tệp “Tapghi”
TẬP GHI – BÀI 11 – ĐỊA LÍ 10 – BAN CƠ BẢN
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. KHÍ QUYỂN
1. Khái niệm và vai trò đối với sự sống trên Trái Đất
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. 
2. Cấu trúc khí quyển 
Khí quyển có ..: .., , .., .. và ... 
3. Các khối khí (ở tầng đối lưu)	
- Theo vĩ độ mỗi bán đều có .. khối khí chính, đó là: , .., .. và 
- Tùy theo bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà các khối khí lại phân biệt thành ... và . 
Bảng thống kê các khối khí và kiểu khối khí chính trên Trái Đất
Khối khí (kí hiệu)
Kiểu khối khí (kí hiệu)
Tính chất 
Cực (A)
Cực hải dương (Am)
 
Cực lục địa (Ac)
 
Ôn đới (P)
Ôn đới hải dương (Pm)
 
Ôn đới lục địa (Pc)
 
Chí tuyến (T)
Chí tuyến hải dương (Tm) 
 
Chí tuyến lục địa (Tc)
 
Xích đạo (E)
Xích đạo hải dương (Em)
 

- Các khối khí không đứng yên mà luôn di chuyển.
3. Frông (ở tầng đối lưu) 
- Frong là mặt hai khối khí khác biệt nhau về . (nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió ).
- Mỗi bán cầu có hai frông căn bản: và .
- Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo không hình thành frông điển hình. 
- Khối khí xích đạo bắc và nam bán cầu tiếp xúc hình thành (CIT hoặc ITCZ).
- Các frong không đứng yên mà luôn di chuyển, những nơi frông đi qua sẽ làm cho thời tiết thay đổi. 
II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí 
- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là .. 
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí tầng đối lưu là nhiệt của ..(sau khi được Mặt Trời đốt nóng). 
2. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất (xét tầng đối lưu)
a. Phân bố theo vĩ độ địa lí
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ trung bình năm , biên độ nhiệt năm 
b. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở . 
- Đại dương có biên độ nhiệt độ .., lục địa có biên độ nhiệt độ ..
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa (do tác động của ). 
c. Phân bố theo địa hình 
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao (càng lên cao nhiệt độ càng .).
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo và của sườn núi. 
--------------------HẾT -------------------
2. Tệp “Cungcobai hoc”
HỆ THỐNG CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1: Khẳng định “Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, không có khí quyển sẽ không có sự sống như hiện nay” là đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 2: Khẳng định “Tầng ô-dôn có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, không có tầng ô-dôn sẽ không có sự sống như hiện nay” là đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 3: Tầng dưới cùng của khí quyển là 
A. tầng đối lưu.	B. tầng bình lưu.	C. tầng nhiệt.	D. tầng ion.
Câu 4: Ghép tên các kiểu khối khí với tính chất của chúng sao cho phù hợp.
Các kiểu khối khí 	Tính chất 
Khối khí cực lục địa (Ac)	rất nóng ẩm.
Khối khí cực hải dương (Am)	nóng ẩm.
Khối khi ôn đới lục địa (Pc)	lạnh khô.
Khối khí ôn đới hải dương (Pm)	rất nóng khô.
Khối khí chí tuyến lục địa (Tc)	lạnh ẩm.
Khối khí chí tuyến hải dương (Tm)	rất lạnh khô.
Khối khí xích đạo (Em)	rất lạnh ẩm.
Câu 5: Những nội dung nào đúng với frông?
A. Là mặt ngăn cách giữa các khối không khí khác nhau về tính chất vật lí.
B. Là mặt ngăn các giữa các khối không khí.
C. Nơi frông đi qua, thời tiết nhiễu động và gây mưa.
D. Nơi frông đi qua, thời tiết hanh khô. 
Câu 6: Khối khí xích đạo của hai bán cầu tiếp xúc 
A. tạo thành dải hội tụ nhiệt đới.	B. tạo thành frông địa cực (FA).
C. tạo thành frông ôn đới (FP).	D. không tạo thành frông điển hình.
Câu 7: Những nhận xét nào không đúng về sự phân bố của nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu?
A. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
B. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. 
C. Biên độ nhiệt độ ở đại dương thấp hơn ở lục địa.
D. Nơi có dòng biển nóng đi qua nhiệt độ không khí tăng.
E. Nhiệt độ không khí không thay đổi theo hướng phơi và độ dốc. 
F. Nhiệt độ không khí thay đổi theo hướng phơi và độ dốc.
H. Từ cực về xích đạo nhiệt độ trung bình năm giảm.
G. Từ xích đạo về cực biên độ nhiệt năm tăng. 
Câu 8: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì 
A. càng lên cao không khí càng loãng.	
B. càng lên cao càng có nhiều mây.
C. càng lên cao gió càng thổi mạnh.	
Câu 9: Cho núi cao 3000m, nhiệt độ ở chân núi là 320C, và trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Nhiệt độ ở đỉnh núi là:
A. 140C	B. 70C	C. 210C. 	D. 30C.
Câu 10: Cho nhiệt độ ở đỉnh núi là -100C, nhiệt độ ở chân núi là 320C, và trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Độ cao của núi là:
A. 7000m	B. 8000m	C. 4000m. 	D. 3000m.
------------------HẾT -------------------------
3. Tệp “Thongtinphanhoi”
THÔNG TIN PHẢN HỒI – BÀI 11 – ĐỊA LÍ 10 – BAN CƠ BẢN
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
(Những nội dung được tô màu đỏ là những nội dung học sinh cần điền).
I. KHÍ QUYỂN
1. Khái niệm và vai trò đối với sự sống trên Trái Đất
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. 
2. Cấu trúc khí quyển 
Khí quyển có 5 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt (ion) và tầng ngoài. 
3. Các khối khí (ở tầng đối lưu)	
- Theo vĩ độ mỗi bán đều có bốn khối khí chính, đó là: khối khí cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến, khối khí xích đạo.
- Tùy theo bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà các khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương và kiểu lục địa.
Bảng thống kê các khối khí và kiểu khối khí chính trên Trái Đất
Khối khí (kí hiệu)
Kiểu khối khí (kí hiệu)
Tính chất 
Cực (A)
Cực hải dương (Am)
Rất lạnh, ẩm
Cực lục địa (Ac)
Rất lạnh, khô
Ôn đới (P)
Ôn đới hải dương (Pm)
Lạnh, ẩm
Ôn đới lục địa (Pc)
Lạnh, khô
Chí tuyến (T)
Chí tuyến hải dương (Tm) 
Nóng, ẩm
Chí tuyến lục địa (Tc)
Nóng, khô
Xích đạo (E)
Xích đạo hải dương (Em)
Nóng, rất ẩm

- Các khối khí không đứng yên mà luôn di chuyển.
3. Frông (ở tầng đối lưu) 
- Frong là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió ).
- Mỗi bán cầu có hai frông căn bản: Frông địa cực (FA) và Frong ôn đới (FP)
- Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo không hình thành frông điển hình. 
- Khối khí xích đạo bắc và nam bán cầu tiếp xúc hình thành dải hội tụ nhiệt đới (CIT hoặc ITCZ).
- Các frong không đứng yên mà luôn di chuyển, những nơi frông đi qua sẽ làm cho thời tiết thay đổi. 
II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí 
- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời. 
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất (sau khi được Mặt Trời đốt nóng). 
2. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất (xét tầng đối lưu)
a. Phân bố theo vĩ độ địa lí
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ trung bình năm giảm dần, biên độ nhiệt năm tăng dần.
b. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. 
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa (do tác động của dòng biển). 
c. Phân bố theo địa hình 
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm).
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. 
--------------------HẾT -------------------
4. Tệp “Baitapbotro”
BÀI TẬP BỔ TRỢ 
BÀI 11 – ĐỊA LÍ 10 – BAN CƠ BẢN
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ
KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.
1. Nêu khái niệm khí quyển và vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Khái quát về cấu trúc đứng của khí quyển. Nêu một số thông tin về tầng đối lưu.
3. Vị trí của tầng ô-dôn và vai trò của tầng ô-dôn với sự sống trên Trái Đất. 
4. Trình bày về các khối khí, các kiểu khối khí trong tầng đối lưu (tên, kí hiệu, tính chất, sự di chuyển). 
5. Frông là gì? Kể tên các frông cơ bản trên Trái Đất. Nêu ảnh hưởng của frông đến thời tiết. 
6. Nguồn nhiệt cung cấp cho tầng đối lưu là nguồn nhiệt nào?
7. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo chiều vĩ độ. 
8. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo chiều lục địa và đại dương.
9. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình.
10. Trong các dài frông cơ bản trên Trái Đất thì lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng rõ nét của frông nào?
------------------------HẾT-------------------------
PHỤ LỤC 4 – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hình ảnh về dài hội tụ
2. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm trên thế giới 
3. Bản đồ nhiệt độ trung bình mùa đông trên thế giới 
4. Bản đồ nhiệt độ trung bình mùa hè trên thế giới 
5. Clip về vai trò của khí quyển
------------------------HẾT-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_dia_li_lop_10_bai_11_khi_quyen_su_phan_bo_n.docx
  • pdfToàn văn thuyết minh - Khí quyển - Sự phân bố nhiệt độ không khí.pdf
  • docThongtinphan hoi - Tap ghi.doc
  • docTapghi - phieu ghi toan bai.doc
  • docCauhoicungcobaihoc.doc
  • docBìa thuyết minh lấy - khí quyển.doc
  • docBaitapbotro.doc