Bài tập Hóa học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài tập Hóa học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

A. Kiến thức cần nắm:

I. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử :

Các electron chuyển động :

 _ vận tốc cực kỳ lớn

 _ không theo quỹ đạo nào

II. Lớp electron và phân lớp electron :

1. Lớp electron:

Gồm những e có mức năng lượng gần bằng nhau.

 n = 1 2 3 4 5 6 7

Tên lớp K L M N O P Q

2.Phân lớp electron:

Mỗi lởp e lại chia thành các phân lớp. Các elctron trên mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f.

Phân lớp s chứa tối đa 2 electron

Phân lớp p chứa tối đa 6 electron

Phân lớp d chứa tối đa 10 electron

Phân lớp f chứa tối đa 14 electron

Lớp thứ n có n phân lớp ( với n 4).

Electron càng gần hạt nhân thì liên kết chặt chẻ vơi hạt nhân

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 7080
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: (Tiết 6) CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
A. Kiến thức cần nắm:
I. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử :
Các electron chuyển động : 
 _ vận tốc cực kỳ lớn 
 _ không theo quỹ đạo nào 
II. Lớp electron và phân lớp electron : 
1. Lớp electron: 	
Gồm những e có mức năng lượng gần bằng nhau.
 n = 1 2 3 4 	5	6	7
Tên lớp K L M N 	O	P	Q
2.Phân lớp electron:
Mỗi lởp e lại chia thành các phân lớp. Các elctron trên mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f.
Phân lớp s chứa tối đa 2 electron 
Phân lớp p chứa tối đa 6 electron 
Phân lớp d chứa tối đa 10 electron 
Phân lớp f chứa tối đa 14 electron 
Lớp thứ n có n phân lớp ( với n 4).
Electron càng gần hạt nhân thì liên kết chặt chẻ vơi hạt nhân 
II. Số electron tối đa trên mỗi lớp , mỗi phân lớp.
 Lớp
1 (K)
2(L)
3(M)
4 (N) 
Số phân lớp
s
s , p
s , p, d
s , p , d , f
Số e tối đa trên mỗi phân lớp và trên 1 lớp
1s2
2s2 2p6
3s23p63d10
4s24p64d104f14
2
8
18
32
Phân lớp có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa 
Ví dụ : 
Nguyên tử Natri có 11 e trong nguyên tử 
Thì số electron này sẽ xếp vào lớp 1 : 2e 
	 lớp 2 : 8e 
Còn 1 electron xếp vào lớp thứ 3 
Có thể hình dung như sau 11Na ; 2 – 8 – 1 
B. Cũng cố kiến thức:
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Trong nguyên tử, electron chuyển động ...(1)............................. xung quanh hạt nhân không theo những ...(2).................................... tạo nên vỏ nguyên tử.
- Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ ...(3)................................ và sắp xếp thành từng lớp. Các electron ở gần hạt nhân liên kết ...(4)................... hơn với hạt nhân. Các electron trên cùng một lớp có...(5)................................ gần bằng nhau.
- Mỗi lớp electron lai được chia thành các phân lớp. Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cai thường s, p, d, f. Các electron trên cùng một phân lớp có...(6)................................ bằng nhau.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
LỚP ELETRON
PHÂN LỚP
SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRÊN PHÂN LỚP
SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRÊN LỚP
K (n=1)
1s
2
2
L (n=2)
M (n=3)
N (n=4)
* Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?
	A. Lớp N.	B. Lớp L.	C. Lớp M.	D. Lớp K.
Câu 2: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
	A. lớp K.	B. lớp L.	C. lớp M.	D. lớp N.
Câu 3: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?
	A. Lớp K.	B. Lớp L.	C. Lớp M.	D. Lớp N.
Câu 4: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là
	A. 5	B. 10	C. 6	D. 14
Câu 5: Phân lớp 4f có số electron tối đa là
	A. 6.	B. 18.	C. 10.	D. 14.
Câu 6: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
	A. 2, 6, 8, 18.	B. 2, 8, 18, 32.
	C. 2, 4, 6, 8.	D. 2, 6, 10, 14.
Câu 7: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
	A. 4s2.	B. 4p6.	C. 4d5.	D. 4f4.
Câu 8: Lớp electron thứ 3 (lớp M) có bao nhiêu phân lớp?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 9: Lớp electron thứ 4 (lớp N) có bao nhiêu phân lớp?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 10: Lớp electron nào có số electron tối đa là 18?
	A. K.	B. N.	C. M.	D. L.
BÀI 5: (Tiết 7,8) CẤU HÌNH ELECTRON
A. Kiến thức cần nắm:
I.THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ.
-Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao
 (E4s < E3d )
*Thứ tự sắp xếp: 
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 
II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
1.Cấu hình electron của nguyên tử: Biểu diễn sự phân bố e trên các lớp, phân lớp trong nguyên tử 
Ví dụ:
8O ; 1s2 2s22p4
 Mg (Z=12): 1s22s22p63s2
16S : 1s2 2s22p6 3s2 3p4
*Chú ý : Viết cấu hình electron nguyên tử phải viết theo mức năng lượng sau đó chuyển về lớp.
	_ 20 nguyên tố đầu thì không vấn đề gì vì mức năng lượng và lớp đều giống nhau. 
	_ Từ nguyên tố 21 trở lên ; 
	26Fe :1s2 2s22p6 3s23p6 3d8 ® cách viết sai 
 	26Fe :1s2 2s22p6 3s23p6 4s2 3d6 ® cách viết sai vì đây là viết theo mức năng lượng 
	26Fe :1s2 2s22p6 3s23p6 3d6 4s2 ® cách viết đúng 
Trường hợp đặc biệt : 
24Cr : thay vì : 1s2 2s22p6 3s23p6 3d4 4s2 
	Phải là : 1s2 2s22p6 3s23p6 3d5 4s1 
29Cu : thay vì : 1s2 2s22p6 3s23p6 3d9 4s2 
	Phải là : 1s2 2s22p6 3s23p6 3d10 4s1 
2.Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu.
Nguyên tố 
Cấu hình e 
Nguyên tố 
Cấu hình e 
Hidro
1H
1s1
Natri
11Na
1s2 2s22p6 3s1
Heli
2He
1s2
Magie
12Mg
1s2 2s22p6 3s2
Liti 
3Li
1s22s1
Nhôm 
13Al
1s2 2s22p6 3s2 3p1
Beri
4Be
1s22s2
Silic 
14Si
1s2 2s22p6 3s2 3p2
Bo
5B
1s2 2s22p1
Photpho
15P
1s2 2s22p6 3s2 3p3
Cacbon 
6C
1s2 2s22p2
Lưu huỳnh
16S
1s2 2s22p6 3s2 3p4
Nito
7N
1s2 2s22p3
Clo
17Cl
1s2 2s22p6 3s2 3p5
Oxi
8O
1s2 2s22p4
Argon
18Ar
1s2 2s22p6 3s2 3p6
Flo
9F
1s2 2s22p5
Kali
19K
1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s1
Neon
10Ne 
1s2 2s22p6
Canxi 
20Ca
1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2
3.Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
Lớp ngoài cùng : 
-8 e (trừ He)là khí hiếm 	Þ Không tham gia vào phản ứng hoá học.
-1,2,3 e thường là kim loại ( trừ Bo) Þ Có khả năng nhường e.
-5,6,7 e thường là là phi kim	Þ Có khả năng nhận e.
- 4e có thể là kim loại hoặc phi kim
 Electron lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hóa học của nguyên tố.
E lớp ngoài cùng có thể coi là electron hóa trị 
B. Cũng cố kiến thức:
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều ...(1)................................... tăng dần: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...
- Cách viết cấu hình electron nguyên tử gồm các bước sau:
+ Bước 1: Xác định số ...(2)................................... của nguyên tử.
+ Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các ...(3)................................... theo chiều tăng của năng lượng nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...) và tuân theo quy tắc: phân lớp s, p, d, f chứa số electron tối đa lần lượt là ...(4)..................................., ...(5)..................................., ...(6)..................................., ...(7)....................................
+ Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các ...(8)................................... từ gần đến xa hạt nhân ((1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4f 5s...).
- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào...(9)................
- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào...(10).............
- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào...(11).............
- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào...(12)..............
- Các nguyên tử có...(13)................................... ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ H, He, B).
- Các nguyên tử có...(14)................................... ở lớp người cùng dễ nhận electron thường là các nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử có...(15)................................... ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
SỐ HIỆU NGUYÊN TỬ
KÍ HIỆU
CẤU HÌNH ELECTRON
SỐ ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG
 LÀ KL/PK/KH
LÀ NGUYÊN TỐ s/p/d/f
2
He
2
KH
S
Be
C
O
Ne
11
13
15
17
19
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là
	A. 20.	B. 19.	C. 39.	D. 18.
Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là
	A. Ca.	B. Ba.	C. Sr.	D. Mg.
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử canxi (Z = 20) là
	A. 1s22s22p63s23p64s14p1.	B. 1s22s22p63s23p64s2.
	C. 1s22s22p63s23p63d2.	D. 1s22s22p63s23p63d14s1.
Câu 4: Nguyên tử M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p5. Nguyên tử M là
	A. 11Na.	B. 18Ar.	C. 17Cl.	D. 19K.
Câu 5: Cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p4 là
	A. 1s22s22p63s23p4.	B. 1s22s23s23p4.
	C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p53s23p4.
Câu 6: Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số electron lớp ngoài cùng là 5?
	A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 3 và 4	.	D. 1 và 4.
Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây thuộc về nguyên tố kim loại?
	A. 1s22s22p63s23p6.	B. 1s22s22p63s23p5.
	C. 1s22s22p63s23p3.	D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 8: Cấu hình electron nào sau đây thuộc về nguyên tố khí hiếm?
	A. 1s22s22p63s23p1.	B. 1s22s22p63s23p3.
	C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây thuộc về nguyên tố phi kim?
	A. 1s22s22p63s2.	B. 1s22s22p63s23p1.
	C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 10: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố như sau:
	(1) 1s22s22p63s2; (2) 1s22s22p63s23p5; (3) 1s22s22p63s23p63d6 4s2; (4) 1s22s22p6
 Các nguyên tố kim loại là:
	A. (1), (3).	B. (1), (2), (4).
	C. (2), (4).	D. (2), (3), (4).
Câu 11: Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là
	X: 1s22s22p63s23p4	 Y: 1s22s22p63s23p6	Z: 1s22s22p63s23p64s2
Trong các nguyên tố X, Y, Z nguyên tố kim loại là
	A. X.	B. Z.	C. Y.	D. X và Y.
Câu 12: Cho biết cấu hình electron của X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s23p3; 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là đúng?
	A. X và Y đều là các kim loại.
	B. X và Y đều là các phi kim.
	C. X và Y đều là các khí hiếm.
	D. X là một phi kim còn Y là một kim loại.
Câu 13: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Fe?
	A. [Ar]3d64s2.	B. [Ar]4s23d6.	C. [Ar]3d8.	D. [Ar]3d74s1.
Câu 14: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là
	A. 5.	B. 5.	C. 9.	D. 11.
Câu 15: Photpho có Z=15 tổng số electron của lớp ngoài cùng là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 16: Nguyên tử nào sau đây có 3 electron ở lớp ngoài cùng?
	A. N (Z=7).	B. Na (Z=11).	C. Al (Z=13).	D. C (Z=6).
Câu 17: Các electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử của nguyên tố X là
	A. 6.	B. 8.	C. 14.	D. 16.
Câu 18: Nguyên tử Y có 3 electron ở phân lớp 3p, Y có số hiệu nguyên tử Z là
	A. 17.	B. 13.	C. 15.	D. 16.
Câu 19: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. X thuộc loại nguyên tố nào?
	A. s.	B. p.	C. d.	D. f.
Câu 20: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố
	A. 13Al và 35Br.	B. 13Al và 17Cl.
	C. 17Cl và 12Mg.	D. 14Si và 35Br.
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là
	A. Fe và Cl.	B. Na và Cl.	C. Al và Cl.	D. Al và P.
Câu 22: Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt pronton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
	A. s.	B. p.	C. 	D. D. f.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hoa_hoc_lop_10_tiet_6_bai_4_cau_tao_vo_nguyen_tu.docx