Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 19: Phú sông Bạch Đằng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 19: Phú sông Bạch Đằng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

+ Cuộc đời

- Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ

- Người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, nay thuộc Ninh Bình

- Là môn khách của Trần Hưng Đạo. Được phong chức Hàn Lâm Học Sĩ.

- Khi mất được phong chức : Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu.

+ Con người

- Là người cương trực học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng

+ Sự nghiệp: tác phẩm của ông để lại không nhiều, hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn

pdf 12 trang yunqn234 8060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 19: Phú sông Bạch Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ 
VÀ CÁC BẠN HỌC SINH
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ)
- TRƯƠNG HÁN SIÊU -
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
+ Cuộc đời
- Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ
- Người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, nay thuộc Ninh Bình
- Là môn khách của Trần Hưng Đạo. Được phong chức Hàn Lâm Học Sĩ.
- Khi mất được phong chức : Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu.
+ Con người
- Là người cương trực học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng
+ Sự nghiệp: tác phẩm của ông để lại không nhiều, hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn
Đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non Nước, Ninh Bình Tượng đài Trương Hán Siêu
2. Tác phẩm.
a. Thể loại : Thể phú . Thuộc loại phú cổ thể
b. Xuất xứ :
Chưa rõ. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
I. Tìm hiểu chung
c. Bố cục:
4 PHẦN
Phần mở: cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên 
sông Bạch Đằng 
Phần giải thích: các bô lão hồi tưởng về chiến tích trên sông 
Bạch Đằng
Phần bình luận: Suy ngẫm về nguyên nhân chiến thắng của 
bô lão
Phần kết: lời khẳng định đề cao vai trò của con người và 
cảnh vật của nhân dân ta
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảm xúc của nhân vật Khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng
- Nhân vật khách là sự phân thân của tác giả -> tạo tính khách quan, chân thực cho 
những điều sắp nói ra.
- Địa danh: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng
- Địa danh: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.
=> BP: Liệt kê
-> địa danh Trung Quốc.
-> địa danh Đại Việt
 Khách là một người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du sơn thủy, muốn đến nhiều nơi đi 
nhiều chỗ không chỉ để ngao du mà còn tìm hiểu về lịch sử. Là người có kiến thức rộng lớn, 
uyên thâm.
 Khách còn là người có hoài bão lớn, chí khí bốn phương.
II. Đọc – hiểu văn bản
- “ Bát ngát ...... Một màu” -> Hùng vĩ, hoành tráng, bao la -> không gian rộng lớn
- “Nước trời .... Ba thu” -> Trong sáng, đẹp, nên thơ
- “ Sông chìm... Gò đầy xương khô” -> Ảm đạm, hoang vu, hắt hui 
=> Cảm xúc:
- Cảm xúc vui sướng tự hào: cảnh vật vừa hoành tráng, vĩ đại, thơ mộng nên thơ.
- Tự hào trước những chiến tích quá khứ vẻ vang.
- Buồn thương nhớ tiếc, hoài niệm về quá khứ vẻ vang vì chiến trường xưa oanh liệt nay 
trơ trọi hoang vu, thời gian đã xóa nhòa đi oanh liệt một thời.
1. Cảm xúc của nhân vật Khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Sự hồi tưởng của các bô lão về chiến tích trên sông Bạch Đằng
- Sự xuất hiện của nhân vật bô lão có thể là nhân vật có thật: những người dân địa phương sống ở ven sông
- Hoặc là nhân vật hư cấu: là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình. 
Các bô lão đã tái hiện các cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng như thế nào?
- Quang cảnh chiến đấu: - thuyền bè muôn đội
- tinh kì phất phới
- sáu quân hùng hổ
- giáo gươm sáng chói
binh lực hùng hậu, không khí hào hùng
- Tính chất của cuộc chiến đấu : 
+ “Ánh nhật nguyệt phải mờ”
+ “ Trời đất phải đổi” Hình ảnh phóng đại
+ Tất liệt thế cường, Lưu cung hết dối <> Hung đồ hết lối Hình ảnh đối lập
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Sự hồi tưởng của các bô lão trên sông Bạch Đằng
 Tính chất của cuộc chiến đấu rất gay go quyết liệt
Em thấy giọng điệu ngôn ngữ lời kể của các bô
lão có gì đặc biệt?
- Thái độ, giọng điệu: nhiệt huyết, đầy tự hào,hào hùng mang cảm hứng của người
trong cuộc
- Ngôn ngữ súc tích, cô đọng, vừa khái quát vừa gợi lại được diễn biến, không khí của các
trận đánh rất sinh động
3. Suy ngẫm của bô lão về nguyên nhân thắng lợi
- Thời thế thuận lợi “ trời cũng chiều lòng người”
- Địa thế núi sông “ trời đất cho nơi hiểm trở”
- Con người – nhân tài “ nhân tài giữ cuộc điện an”
Nhân tài là nguyên nhân quan trọng nhất quyết
định đến mọi thắng lợi của mọi trận đấu Mang cảm hứng nhân văn
II. Đọc – hiểu văn bản
4. Lời ca khẳng định vai trò của con người và cảnh vật
Lời ca của các bô lão nói lên điều gì?
- những người bất nhân bất nghĩa sẽ lưu vong. Những người anh hùng nhân nghĩa thì mãi
lưu danh thiên cổ
 Đó là chân lý vĩnh hằng như sông Bạch Đằng ngày đêm đổ về biển đông. Muôn đời theo
quy luật
* Lời ca của các bô lão
* Lời ca của nhân vật khách
- Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân: Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông
- Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng
 Khẳng định chân lý : vai trò và vị trí quyết định của con người
 Niềm từ hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp
III. Tổng kết
2. Nghệ thuật
1. Nội dung
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 
CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_19_phu_song_bach_dang.pdf