Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, 43) Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, 43) Nguyễn Trãi

I. TÌM HIỂU CHUNG

•Đối với một văn bản văn học, các yếu tố ban đầu như: nhan đề, thời điểm sáng tác, tác giả, hình thức, là những thông tin đầu tiên giúp chúng ta hoạt hóa tri thức có trước, tạo tâm thế tiếp nhận, đưa ra những dự đoán ban đầu để dẫn dắt quá trình đọc hiểu văn bản.

•Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè”, chúng ta cũng sẽ chuẩn bị trước một số kiến thức cơ bản để tạo tiền đề cho việc tiếp nhận văn bản tốt hơn. Hãy điền vào phiếu học tập sau:

 

pptx 34 trang ngocvu90 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, 43) Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH NGÀY HÈ(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI, 43)Nguyễn TrãiI. TÌM HIỂU CHUNGĐối với một văn bản văn học, các yếu tố ban đầu như: nhan đề, thời điểm sáng tác, tác giả, hình thức, là những thông tin đầu tiên giúp chúng ta hoạt hóa tri thức có trước, tạo tâm thế tiếp nhận, đưa ra những dự đoán ban đầu để dẫn dắt quá trình đọc hiểu văn bản. Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè”, chúng ta cũng sẽ chuẩn bị trước một số kiến thức cơ bản để tạo tiền đề cho việc tiếp nhận văn bản tốt hơn. Hãy điền vào phiếu học tập sau:PHIẾU HỌC TẬP NHỮNG ĐIỀU TÔI BIẾT SƠ BỘ VỀ VĂN BẢNNỘI DUNG1. NHAN ĐỀ2. NGUYỄN TRÃI3. QUỐC ÂM THI TẬP4. THỂ THƠNHAN ĐỀBẢO KÍNH CẢNH GIỚI: Nghĩa là “Gương báu răn mình”. “Gương báu răn mình” là một chùm gồm 61 tác phẩm trong “Quốc âm thi tập”; nhiều bài thơ không hề răn dạy ai mà chỉ là khúc tâm tình, tâm sự của nhà thơ về con người, cuộc sống, bản thân. Bài số 43 là một bài thơ như thế.CẢNH NGÀY HÈ: Nhan đề này do người đời sau đặt.Bảo kính cảnh giới bài 21Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,Xấu tốt đều thì rắp khuôn.Lân cận nhà giàu no bữa cám,Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,Kết mấy người khôn học nết khôn.Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,Đen gần mực, đỏ gần son.Bảo kính cảnh giới bài 26Trong tạo hoá có cơ mầu,Hay đỗ hay dừng mới kẻo âu.Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.Chén châm rượu đục ngày ngày cạn,Túi quẩy thơ nhàn chốn chốn thâu.Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến,Đồng giang được nấn một đài câu.Bảo kính cảnh giới bài 31Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.Ơn tư là ấy yêu dường chúa,Lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh.Bui có một niềm trung hiếu cũ,Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.NGUYỄN TRÃINGUYỄN TRÃIAnh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại.Ông để lại một số lượng sáng tác lớn.Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. QUỐC ÂM THI TẬPTập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, được đánh giá là bông hoa đầu mùa của thi ca tiếng Việt, gồm 254 bài.Nội dung: thể hiện vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương dân, yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống Nghệ thuật: thể thơ Nôm Đường luật; thơ thất ngôn xen lục ngôn; mở đường cho sự phát triển thơ ca tiếng Việt.QUỐC ÂM THI TẬPTập thơ được chia thành các mục: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật). Trong “Vô đề” lại được chia thành: Ngôn chí (Nói lên chí hướng), Mạn thuật (Kể ra một cách tản mạn), Tự thán (Tự than), Tự thuật (Tự nói về mình), Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình).“Bảo kính cảnh giới” chiếm số lượng khá lớn (61/254 bài).THỂ THƠThơ Đường luật, 8 câu, mỗi câu 7 chữ, riêng câu đầu và câu cuối có 6 chữ (thất ngôn xen lục ngôn) phá cách.Ngắt nhịp: thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3. Trong “Bảo kính cảnh giới – 43” có một vài câu ngắt nhịp 3/4.NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨMI. TÌM HIỂU CHUNGTác giả:Nguyễn Trãi (1380-1442): Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại.Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:a. Quốc âm thi tập: Tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, được đánh giá là bông hoa đầu mùa của thi ca tiếng Việt, gồm 254 bài.Bảo kính cảnh giới: Gương báu răn mình, gồm 61 tác phẩm trong “Quốc âm thi tập”I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:b. Cảnh ngày hè: Là bài “Bảo kính cảnh giới số 43”Thể thơ: Đường luật thất ngôn xen lục ngônII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNRồi, hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ, khắp đòi phươngRồi hóng mát thuở ngày trường+ Nhận xét về số chữ+ Nhận xét về cách ngắt nhịp+ Nhận xét về từ ngữ Gợi ra tâm thế của con người như thế nào?Cảm nhận câu thơ đầuCảm nhận câu thơ đầuRồi hóng mát thuở ngày trường+ Nhận xét về số chữ: 6 chữ (khác thường so với chỉnh thể bài thất ngôn)+ Nhận xét về cách ngắt nhịp (1/5)+ Nhận xét về từ ngữ (rồi: rỗi rãi; ngày trường: ngày dài)Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận từ tâm thế của một người an nhàn, rảnh rỗi, có cả một “ngày trường” – ngày dài để vui vầy cùng thiên nhiên, tạo vật.Câu thơ 6 chữ trong chỉnh thể bài thất ngôn gợi ra ở người đọc ấn tượng có lẽ đây là khoảng thời gian hiếm hoi, ít ỏi trong cuộc đời Ức Trai, một con người tâm không nhàn mà thân cũng chẳng nhàn.Bức tranh ngày hè hiện lên với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh gì?Nhà thơ đã cảm nhận mùa hè bằng những giác quan nào?Hình ảnh, màu sắc, âm thanhHình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài hòa, rực rỡ.Âm thanh:	+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè.	+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNHòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngNhững từ “giương, đùn đùn, phun, tiễn” thuộc từ loại gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng?Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của câu 3-4? Tác dụng của cách ngắt nhịp này?Nghệ thuậtSử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.Ngắt nhịp 3/4 (thay vì 4/3): gây sự chú ý cho người đọc, làm nổi bật cảnh vật mùa hè. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngChỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ. Nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.Nghệ thuậtĐảo ngữ, từ láy: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve gây ấn tượng mạnh, nhấn mạnh âm thanh cuộc sống, hướng đến con người.Em thấy bức tranh ngày hè hiện lên như thế nào?Qua đó, em cảm nhận được gì về tâm hồn Nguyễn Trãi? => Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm.=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.1. Bức tranh “cảnh ngày hè”a. Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên:	+ Mọi hình ảnh đều sống động, dâng tràn sức sống từ bên trong: hòe lục đùn đùn như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.	+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng.1. Bức tranh “cảnh ngày hè”Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: Nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nậpChốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn. Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phươngTác giả dùng điển tích gì trong hai câu thơ? Ý nghĩa của việc dùng điển tích?Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ cuối thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?2. Niềm khát khao cao đẹpƯớc có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ: điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân. Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.III. TỔNG KẾT1. Nghệ thuật	- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.	- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...III. TỔNG KẾT2. Nội dung ý nghĩa:	Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_canh_ngay_he_bao_kinh_canh_gioi_43.pptx