Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 26: Hồi trống cổ thành (La Quán Trung)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 26: Hồi trống cổ thành (La Quán Trung)

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên La Bản, tự là Quán Trung, hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Quê: Người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.

- Tính tình lẻ loi cô độc thích một mình ngao du đây đó.

b. Sự nghiệp

- Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh- Thanh ở Trung Quốc.

- Các tác phẩm chính: Tam quốc diễn nghĩa; Tùy Đường lưỡng triều chí truyện; Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa,.

 

pptx 38 trang ngocvu90 9010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 26: Hồi trống cổ thành (La Quán Trung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH- La Quán Trung- Trò chơi: vòng quay may mắn.Chia lớp thành 2 đội, các đội lần lượt trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn các đáp án A, B, C, D. Hoạt động 1: Khởi độngVÒNG QUAY MAY MẮNCâu 3Câu 4Câu 2Câu 1Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8QUAY12345678Câu 1: Em hãy cho biết năm sinh năm mất của tác giả La Quán Trung?A. 1330-1400B. 1330-1401C. 1300-1400D. 1331-1401QUAY VỀCâu 2: Tên, Tự, Hiệu của La Quán Trung là ?A. Quán Trung, La Bản, Hồ Hải Tản NhânB. La Bản, Quán Trung, Hồ Hải Tản NhânC. La Ban, Quán Trung, Hồ Hải D. Hồ Hải Tản Nhân, Quán Trung, La BảnQUAY VỀCâu 3: Quê quán La Quán Trung ở đâu?A. Thái Nguyên, Sơn Tây cũ, Trung QuốcB. Thái Bình, Sơn Tây cũ, Trung QuốcC. Thái Nguyên,Tây Sơn cũ, Trung QuốcD. Thái Bình, Tây Sơn cũ, Trung QuốcQUAY VỀCâu 4: La Quán Trung lớn lên vào thời nào?A. Thời MinhB. Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh C. Thời NguyênD. Đáp án khácQUAY VỀCâu 5: Tam quốc diễn nghĩa thuộc thể loại nào?A. Tiểu thuyết chí quáiB. Tiểu thuyết chương hồiC. Tiểu thuyết chí nhânD. Đáp án khácQUAY VỀCâu 6: Tam quốc diễn nghĩa ra đời trong thời gian nào?A. 1368- 1634B. 1386- 1644C. 1368- 1644D. 1368- 1634QUAY VỀCâu 7: Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung bao gồm bao nhiêu hồi?A. 115B. 120C. 125D. 130QUAY VỀCâu 8: Hồi trống Cổ Thành trích ở hồi nào trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung?A. 26B. 27C. 28D. 29QUAY VỀa. Cuộc đời - Tên La Bản, tự là Quán Trung, hiệu là Hồ Hải tản nhân.- Quê: Người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. - Tính tình lẻ loi cô độc thích một mình ngao du đây đó.I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả b. Sự nghiệp- Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh- Thanh ở Trung Quốc.- Các tác phẩm chính: Tam quốc diễn nghĩa; Tùy Đường lưỡng triều chí truyện; Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa,...1330- 1400?Em hãy cho thầy biết qúa trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa?2. Tác phẩm “ Tam quốc diễn nghĩa”Quá trình hình thành và phát triển:- Thời gian ra đời: 1368- 1644- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi- Dung lượng: 120 hồiEm hãy nêu nội dung chính của tiểu thuyếtNội dung: Kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngô – Thục – Ngụy từ năm 184 cho đến năm 280. Qua đó phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa, mà đường nét nổi bật là “cát cứ phân tranh” liên miên nhân dân đói khổ. Tác phẩm này thể hiện khát vọng hòa bình thống nhất của người nhân dân.Tóm tắt “ Tam quốc diễn nghĩa"Đổng Trác Hà Tiến Lưu Biểu , Viên Thuật , Viên Thiệu , Tào TháoLưu Bị Hán Linh Đế 184Tôn Sách , Tôn QuyềnCuộc kn nông dân khăn vàng3. Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành"Vị trí: Đoạn trích thuộc hồi 28Tiêu đề: Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.Tóm tắt đoạn trích ?Quan Công đến Cổ Thành Trương Phi kết tội Quan CôngSái Dương xuất hiện Em đánh trống, anh chém đầu tướng giặcAnh em đoàn tụ - Tóm tắt một số ý chính:ĐOẠN 1Từ đầu-> Trương Phi ra đón: Hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật.Đoạn 2Tiếp theo-> cờ Táo: Mâu thuẫn anh em Trương Phi – Quan Công.Đoạn 3Đoạn còn lại: Quan Công chém Sái Dương giải mối hiềm nghi, anh em đoàn tụBố cục :Tìm bố cục của đoạn trích?Tào Tháo Quan Công Lưu Bị(Viên Thiệu) Trương Phi( Cổ Thành)Tào TháoQuan CôngTiệc Địa vịMỹ nữTiền bạcHoàn cảnh gặp gỡ II. Đọc- hiểu văn bản1. Đọc2. Nội dung9 nhân vật:Trương PhiQuan CôngNgười dẫn truyệnTôn Càn Người địa phươngCam phu nhânMi phu nhânSái DươngLính II. Đọc- hiểu văn bảna. Hình tượng nhân vật Trương PhiChia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu trong thời gian 2 phút:Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3Nhóm 4Tìm hiểu những chi tiết trong văn bản Trương Phi chiếm Cổ Thành?Chỉ ra phản ứng và hành động của Trương Phi khi nghe Tôn Càn báo tin?Chỉ ra những lời lẽ Trương Phi buộc tội Quan Công?Khi Sái Dương xuất hiện nêu vai trò của sự việc?* Trương Phi chiếm Cổ Thành- Vào huyện vay lương thực Quan huyện không cho nổi giận đuổi quan chiếm thành. Là người nóng nảy, dứt khoát, quyết liệt.Khi nghe Tôn Càn nói việc Quan Công dẫn hai chị đến thành của mình, Trương Phi có những phản ứng, hành động như thế nào?Phản ứng và hành động của Trương Phi khi nghe Tôn Càn báo tin:Chẳng nói, chẳng rằng.Mặc áo giáp, vác xà mâu, dẫn 1000 quân, đi đường tắt.Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu đâm Quan Công. -> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, sử dụng nhiều động từ mạnh. -> 11 động từ miêu tả những động tác hết sức khẩn trương, dứt khoát, quyết liệt đó biểu thị thái độ rõ ràng, kiên quyết, tính cách cương trực đến nóng nảy.Vì sao Trương Phi lại có những cử chỉ và hành động như vậy?Nó cho thấy tính cách gì của Trương Phi? + Do tin tức không thông, Trương Phi chưa biết rõ sự thật + Nghi ngờ Quan Công đã bội nghĩa.+ Do tính cách bộc trực, ngay thẳng và quan điểm riêng ( trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục, đại trượng phu không thờ hai chủ ).Nguyên nhân :Lời lẽ xưng hô của Trương Phi như thế nào? Em có nhận xét gì?Lời lẽ- Xưng hô: + Tao (3 lần) + Mày (5 lần)+ Nó (3 lần)+ Thằng (1 lần)=> Xưng hô không tuân thủ thứ bậc, trước sau, lời lẽ bực tức, phẫn nộ.Qua hành động và lời nói của mình Trương Phi đã kết tội Quan Công như thế nào?+ Mày đã bội nghĩa...=> Kẻ bất nghĩa.+ Trung thần lại thờ hai chủ => Kẻ bất trung phản bội lại vua không còn là bề tôi.+ Nó lại đây là để bắt ta đó => Kẻ bất nghĩa xem em như kẻ thù - Kết tội Quan Công: Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy Trương Phi có nghe lời thanh minh của Quan Công, hai chị dâu, Tôn Càn hay không?Gạt phắt lời thanh minh của Quan Công và hai chị dâu, Tôn Càn => Không tin vào lời nói của bất kì ai.* Khi Sái Dương xuất hiện:Khi Sái Dương xuất hiện có vai trò gì?Vai trò của sự việc: + Làm cho nghi ngờ của Trương Phi lên đỉnh điểm.+ Trương Phi đưa thử thách với Quan Công.+ Cơ hội để Quan Công chứng minh sự trong sạch.Khi đầu Sái Dương rơi xuống đất thái độ của Trương Phi thay đổi như thế nào?Khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, tên lính cầm cờ hiệu kể rõ sự tình. => Mọi mâu thuẫn, nghi ngờ được làm sáng tỏ. Trương Phi khóc, thụp lệ Vân Trường . Biết lỗi, nhận ra lỗi lầm và sai trái của mình.Qua phân tích hình tượng Trương Phi đọng lại trong em ấn tượng như thế nào?Với nghệ thuật khắc hoạn tính cách nhân vật sinh động, chân thực, điển hình tác giả đã làm nổi bật tính cách hình tượng Trương Phi hiện lên với tính cách cương trực, nóng nảy, thẳng thắn. Nhưng sự nóng nảy của Trương Phi là do nóng nảy trừng trị kẻ phản bội, không chấp nhận sự dối trá. => Đề cao lòng trung nghĩa. Do đó rất đáng quý đáng trọng.b. Nhân vật Quan Công- Được tin của Lưu Bị, Quan Công từ biệt Tào Tháo đi tìm anh em về tới Cổ Thành.+ Biết Trương Phi ở đó: Quan Công mừng rỡ, sai Tôn Càn vào thành báo tin.+ Gặp Trương Phi: Quan Công mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa ra đón * Thái độ của Quan CôngKhi hay tin huynh đệ của mình đang ở thành, Quan Công đã có thái độ như thế nào? Em hãy chỉ ra những chi tiết thể hiện thái độ đó?=> Thái độ vui mừng khôn xiết khi gặp lại anh em. Tìm những chi tiết thể hiện hành động, lời nói của Quan Công?- Quan Công “ giật mình, tránh mũi mâu, vừa đỡ vừa can ” => ngạc nhiên, né tránh, không phản kích.- Nhắc lại nghĩa vườn đào: nhắc lại lời thề tình nghĩa anh em.- Thanh minh cho mình: + Thế nào là bội nghĩa: Hỏi lại để khẳng định mình không bội nghĩa. + “ Hiền đệ nói vậy oan uổng quá! ”.+ “ Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ! ”.* Trước thái độ và hành động của Trương PhiHành động: + Xưng hô: gọi Trương Phi là anh em, hiền đệ.=> Thân mật, tình cảm. + Giải thích từ tốn, rõ ràng sự việc. + Thái độ : Bình tĩnh, độ lượng, từ tốn, lời lẽ xưng hô nhẹ nhàng, thân mật. Nhún nhường trước thằng em ngỗ ngược. + Cầu cứu hai chị dâu và Tôn Càn làm nhân chứng để thanh minh cho mình.=> Cư xử rất đúng mực của người anh: điềm đạm, khéo léo, bình tĩnh, hiểu biết, nhã nhặn, nhún nhường khẳng định lòng trung nghĩa của mình.Lời nói: Khi mà Trương Phi đưa ra thử thách thái độ và hành động của Quan Công hiện lên qua những chi tiết nào?Khi quân Sái Dương đến: Mâu thuẫn bị đẩy đến cao trào => buộc phải giải quyết.Nói với Trương Phi: xem ta chém đầu tên tướng ấy để tỏ lòng thực. Hành động: chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, chưa dứt hồi trống, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.Hành động dứt khoát: bản lĩnh, lòng dũng cảm và khí phách oai phong lẫm liệt.Con người hiểu rõ thời thế: lúc này lời minh oan tốt nhất là hành động để chứng tỏ lòng của mình với huynh đệ. Bằng nghệ thuật đặt nhân vật vào những hoàn cảnh tình huống có tác dụng gì?- Đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách, tác giả đã làm nổi bật tính cách nhân vật Quan Công.+ Một con người sống tình nghĩa (Một lòng bảo vệ hai chị dâu và vui mừng khi gặp lại em). + Khiêm nhường, độ lượng ( hai lần Trương Phi phóng xà mâu đâm Quan Công không hề tức giận mà chỉ né tránh và giải thích sự tình).+ Trung nghĩa tài đức vẹn toàn ( dùng hành động để minh oan, để chứng minh lòng trung nghĩa ).=> Con người từ tốn, độ lượng.Sái Dương xuất hiện- Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công- Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện- Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm- Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.Khi Quan Công chém đầu Sái Dương- Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô →vẫn chưa tỏ rõ thái độ.- Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường.→ Cho thấy Trương Phi là người có bản lĩnh, dám nhận lỗi lầm của mình và xin được tha thứ.=> Qua những chi tiết trên ta học được rằng trong cuộc sống khi ta mắc phải những sai lầm thì nên bản lĩnh dám nhận lỗi và xin tha thứ.c. Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành - Hồi trống Cổ Thành là một biểu tượng nghệ thuật được xây dựng bằng cảm hứng anh hùng, đẫm màu sắc sử thi, mang ý vị chiến trận. - Thể hiện nội dung, tư tưởng của đoạn trích: + Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. + Hồi trống biểu dương tính cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công. Ca ngợi tình nghĩa anh em, bạn bè trong sáng của 3 anh em.=> Linh hồn của đoạn trích thâu tóm trong ‘‘ hồi trống’’.Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng.III. Tổng kết 1. Nghệ thuật- Xây dựng nhân vật điển hình, nhất quán.- Xung đột giàu kịch tính, lối kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn.2. Nội dung- Đề cao lòng trung nghĩa của các anh hùng.- Ca ngợi phong cách cao đẹp của con người anh hùng thời loạn.* Ghi nhớ : SGK/ 79.Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài giảng của mình !!!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tuan_26_hoi_trong_co_thanh_la_quan_trun.pptx