Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước

I. Tìm hiểu chung về ca dao hài hước:

• Là những bài ca thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

• Tiếng cười trong ca dao hài hước nhằm mục đích:

 + phê phán chế giễu những thói tật xấu trong xã hội - tiếng cười chế giễu.

 + đùa vui để xua tan ưu phiền, mệt nhọc của cuộc đời - tiếng cười tự trào.

à Đó là tiếng cười đa thanh, đa sắc chứa chan tình yêu cuộc sống và triết lí nhân sinh.

 

ppt 27 trang ngocvu90 8750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29Ca dao hài hướcI. Tìm hiểu chung về ca dao hài hước: Là những bài ca thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Tiếng cười trong ca dao hài hước nhằm mục đích:	+ phê phán chế giễu những thói tật xấu trong xã hội - tiếng cười chế giễu.	+ đùa vui để xua tan ưu phiền, mệt nhọc của cuộc đời - tiếng cười tự trào. Đó là tiếng cười đa thanh, đa sắc chứa chan tình yêu cuộc sống và triết lí nhân sinh.Em hiểu thế nào về ca dao hài hước?I. Tìm hiểu chung về ca dao hài hước:Nghệ thuật trào lộng trong ca dao hài hước rất phong phú: 	+ Cách nói ngược nghĩa	+ Thủ pháp tương phản , đối lập .	+ Nghệ thuật thậmxưng: ngoa dụ, phóng đại 	+ Chơi chữ Thể hiện sự thông minh, hóm hỉnh của người bình dân Việt NamII. Đọc - hiểu văn bản:Đọc văn bản:	Phân loại: + Bài 1: Tiếng cười tự trào.+ Bài 2: Tiếng cười chế giễuEm hãy phân loạinội dungbài ca dao số 1 và 2trong sgk?Tiếng cười giải trí, tự trào trong bài 1: * Bài ca dao là lời “dẫn cưới” và “thách cưới”của chàng trai và cô gái thôn quê. * Đây là một cuộc đối đáp đùa vui trong chặng “hát cưới” của dân ca. có thể diễn ra trong những hoàn cảnh: + lúc nghỉ ngơi sau buổi lao động + lúc giao lưu hát đối ở sân đình 	 trong ngày hội làng II. Đọc - hiểu văn bản:Từ bài ca dao, em có thể dự đoán cuộc đối đáp diễn ra trong hoàn cảnh nào?ToanDẫn voiDẫn trâuDẫn bò=> Lễ vật sang trọng, hứa hẹn một đám cưới linh đìnhSợQuốc cấmHọ máu hànCo gân=> Lý do chính đáng, có lí, có tình- Dự định dẫn cưới-Chàng dẫn cưới(Việc làm): con chuột béo: + Thú 4 chân + mời dân mời làng.->Lễ vật đặc biệt, khác thường.-Lời nói của chàng trai đặc biệt ở chỗ: +phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu +Lối nói giảm dần: Voi-Trâu-Bò- Chuột +Đối lập: ý định> Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo, Tiếng cười làm vơi nhẹ nỗi vất vả trong cuộc sống thường nhật-Chàng trai có tình cảm chân thành, tâm hồn vui vẻ, phóng khoáng.-Chàng trai không mặc cảm trước cảnh nghèo khó mà vẫn lạc quan vui vẻ.THÁCH THẾ MỚI THOẢ Em là con gái nhà giàuMẹ cha thách cưới ra màu xinh sao Cưới em trăm tấm lụa đào ,Một trăm hòn ngọc, hai tám ngôi sao trên trời . Tháp tròn dẫn đủ trăm đôi,Ống thuốc bằng bạc , ống vôi bằng vàng. Sắm xe tứ mã cho sang Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu Ba trăm nón Nghệ đội đầu,Mỗi người một cái quạt Tàu thật xinh. Anh về sắm nhiễu Nghi Đình,May chăn cho rộng ,ta mình đắp chung. Cưới em chín chĩnh mật ong,Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò Cưới em tám vạn trâu bò,Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm. Lá đa mặt nguyệt đêm rằmRăng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi. Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi,Xin chàng chín chục con dơi goá chồng. Thách thế mới thoả tấm lòng,Chàng mà lo được, thiếp cùng theo chân.Người ta thách cưới : Thách lợnThách gà Vật chất tầm thường Cô gái thách cưới : Một nhà khoai lang:- Củ to - mời làng - Củ Nhỏ - họ hàng ăn- Củ mẻ - trẻ con ăn- Củ hà, củ rím – Lợn, gà ănLối nói giảm dần giọng điệu hài hước , dí dỏm đáng yêu- Thông cảm cái nghèo của chàng trai- Đảm đang, nồng hậu, chu tất- Coi trọng tình nghĩa hơn của cải=>lời thách cưới khác thường , vô tư, hồn nhiên => tâm hồn cao đẹp , giàu tình nghĩa =>Qua lời đối đáp( hát cưới), chàng trai và cô gái tự cười giễu cái nghèo của mình. => Thể hiện triết lí sống: an phận với cái nghèo, tìm niềm vui trong cảnh nghèo khó. Cưới em có cánh con gà,Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi.Cưới em còn nữa anh ơi,Có một đĩa đậu, hai môi rau cần.Có xa dịch lại cho gần,Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi.Hay là nặng lắm anh ơi!Để em bớt lại một môi rau cần.Một số bài ca dao hài hước về thách cưới:Trèo lên cây gạo con conMuốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheoNặng là bao nhiêu?Ba mươi quan quý.Mẹ anh có ý mới lấy được nàngMai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cướiBạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chumLụa thì chín tấm cho dàyTrâu bò chín chục đuổi ngay vào làng.Anh sắm được anh mới hỏi nàngNếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi!2. Bài 2: Tiếng cười phê phán, chế giễuThảo luận ● Cười đối tượng nào? ● Cười cái gì? ● Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? ●Cười để làm gì? ●Tiếng cười có ý nghĩa gì?-Đối tượng chế giễu: người đàn ông-Nghệ thuật: đối lập, phóng đại: Làm trai, sức trai> Chế giễu, chê cười người đàn ông yếu đuối, ươn hèn, thiếu bản lĩnh.->Người đàn ông hiện lên vừa hài hước, vừa thảm hại, không có chí, ăn bám vợ con.=>Bài ca dao phê phán nhẹ nhàng, chân thành, nhắc nhở người đàn ông phải mạnh mẽ, siêng năng, có ý chí để sống xứng đáng với gia đình, xã hội.2.Tiếng cười phê phán: a. Bài 2: Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng. Một số bài ca dao : châm biếm, chế giễu về loại đàn ông lười biếng: - Chồng người bể Sở sông NgôChồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. - Làm trai cho đáng nên traiĂn cơm với vợ lại nài vét niêu. - Làm trai cho đáng nên traiVót đũa cho dài ăn vụng cơm con. - Ăn no rồi lại nằm khoèoNghe giục trống chèo bế bụng đi xem.C. Tổng kết Ghi nhớ (SGK trang 92) Nội dung Tiếng cười thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh sâu sắc, tính giáo dục cao.Tiếng cười dân gian phong phú: Giải trí, tự trào, phê phán. Nghệ thuật Nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, đặc sắc : kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật (Thậm xưng, đối lập, nói ngược ). - Nghiện ngập rượu chè: Rượu chè, cờ bạc lu bù Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.- Tệ nạn tảo hôn: + Bồng bồng cõng chồng đi chơiĐi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chú lái ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.- Phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy phù thủy : + Bói cho một quẻ trong nhàCon heo bốn cẳng, con gà hai chân+ Bà già ra chợ cầu ĐôngXem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.III. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ1. Bài tập 1: Nêu cảm nhận về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó em thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? - Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ: Người lao động xưa dù có cuộc sống nghèo nàn nhưng không đòi hỏi gì trong việc cưới hỏi. Điều đó chứng tỏ tình duyên của người bình dân không chỉ dựa trên sự giàu có mà ở lòng chung thuỷ, sự thông cảm với cảnh sống nghèo của nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_tiet_29_ca_dao_hai_huoc.ppt